Cây nào vừa làm cảnh vừa làm thuốc

 

Cây nào vừa làm cảnh vừa làm thuốc
Ngày nay, cây sung còn được trồng trong bồn, chậu non bộ làm cảnh rất được ưa chuộng. Người ta nhân giống bằng hạt (nhân hữu tính) hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành (nhân vô tính). Thường nhân bằng hạt được thực hiện nhiều hơn vì tạo ra cây con khỏe hơn.

Muốn có hạt để gieo, cần chọn các quả đã chín mềm bổ lấy hạt rồi chà xát để lớp vỏ hạt sạch nhớt, sau đó đem gieo ngay hoặc ủ hạt nơi ẩm để hạt dễ mọc. Ðất gieo cần nhỏ, mịn, sạch cỏ rác. Sau khi gieo, tủ rơm rác mục, tưới nhẹ và ít tưới dần. Khi cây đạt chiều cao 15-20cm có thể bứng đi trồng.

Cây Sung là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt hoặc cường độ ánh sáng tán xạ làm lá bị mỏng, ít phân cành và các cành nhánh vươn dài. Cây không có yêu cầu khắt khe về đất đai; thích hợp trên nhiều loại đất, miễn sao đừng bị khô hạn là được.

Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11.

Ðặc biệt, người dân Nam Bộ còn dùng quả sung chưng trên mâm quả ngày Tết cùng với các loại quả khác như mãng cầu, đu đủ… với ước mong được sung mãn, đầy đủ suốt năm.

 1. Thành phần hóa học từ quả và lá sung

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: Protéin 1g, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, vitamin B1 0,04mg, B2 0,03mg, PP 0,3mg và C 1mg.

Trong 100g lá sung tươi có các thành phần sau: nước 75,0g, protein 3,4g, lipid 1,4g, cellulose 4,8g, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g.

Quả sung thường dùng muối ăn như cà muối, luộc ăn với nước chấm hoặc kho. Lá sung non có thể ăn sống như rau, lộc sung dùng gói nem.

2.Vị thuốc chữa bệnh từ cây sung

Theo Ðông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả còn xanh dùng cầm tiêu chảy. Quả sung và lá non ăn giúp lợi sữa cho sản phụ.

Nhựa mủ dùng bôi ngoài chữa các chứng sang độc, chốc lở, đinh nhọt, bỏng, các loại ghẻ. Cành lá và vỏ cây sung dùng chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ ít sữa. Liều dùng 10-20g, sắc uống.

Trong sách Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng nhựa sung chữa các loại đinh nhọt và dùng lá sung non chữa trẻ em bị lở ghẻ. Trong sách Bách gia trân tàng, Hải Thượng Lãn Ông dùng lá sung tật nấu nước cho uống và xông rửa mặt chữa trên mặt bị nổi từng cục u nhỏ sưng đỏ.

Ở Ấn Ðộ, rễ cây sung dược dùng chữa lỵ, nhựa rễ cây dùng chữa tiêu khát (đái tháo đường); lá sung sấy khô, tán bột, trộn với mật ong chữa bệnh túi mật; quả dùng chữa rong kinh, khạc ra máu; nhựa sung dùng chữa bệnh trĩ và tiêu chảy

Quả sung ngọt có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, làm mạnh dạ dày, trừ ho, cầm máu, trừ lỵ, tiêu thủng và nhuận phế. Nạc quả khi chín ngọt, phơi khô có vị ngọt như chà là. Người Ấn Ðộ dùng quả sung ngọt để giải khát, làm dịu và bổ dưỡng. Người Trung Quốc dùng làm thuốc chữa táo bón, viêm ruột, hầu họng sưng đau, bổ dạ dày, giải độc. Sung ngọt còn dùng chế biến thành mứt ăn bổ huyết. Ngoài ra, còn có cây vả tức cây ngõa (Ficus auriculata lour) có quả phức to, xếp dày đặc trên thân cây, hình cầu dẹp, có nhiều lông thưa; khi non có màu xanh lục, khi chín có màu đỏ thẫm. Mùa hoa quả tháng 12 đến tháng 3. Vả cũng được gọi là vô hoa quả.

Quả vả có vị ngọt, tính bình, tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận trường, điều hòa hoạt động ruột, lợi tiểu. Thường dùng làm rau ăn, ăn sống hoặc luộc chín đều được. Quả chín ăn ngọt, ngon, thơm, được dùng để làm mứt khô hoặc chế thành rượu. Người ta dùng quả vả để chữa kiết lỵ, lòi dom, táo bón, trừ giun.

Rễ và lá vả có tác dụng giải độc, tiêu thủng. Nhựa dùng bôi chữa mụn đỏ mọc trên mũi nam giới.

 Theo LY Đinh Công Bảy

Cây bồ công anh là loài cây thân thảo, mọc đứng, có lá mọc so le dạng răng cưa. Hoa mọc thành cụm trồng để làm cây cảnh trang trí cho sân vườn, khu vui chơi trẻ em hoặc công viên giúp hài hòa với thiên nhiên, môi trường và không gian sống. Lá, hoa, rễ, thân cây của Bồ công anh được sử dụng làm dược liệu trong Đông y: chống loãng xương, đau bụng, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, chống viêm, lở loét, mụn nhọt,… Ngoài ra, có thể dùng chế biến thành các món ăn bổ dưỡng hoặc phơi khô làm trà giúp lợi tiểu, tiêu hóa kém, rối loạn gan, cao huyết áp,…

Cây nào vừa làm cảnh vừa làm thuốc

3. Cây Nguyệt Quế

Cây nguyệt quế thích hợp trồng ở môi trường có khí hậu nhiệt đới. Hiện nay, cây Nguyệt Quế vì có mùi thơm dịu nhẹ, lại có ý nghĩa đem lại may mắn nên dùng làm tiểu cảnh bonsai trưng bày ở trong sân vườn, trong nhà. Ngoài công dụng trang trí tạo cảnh cây còn mang lại nhiều tác dụng như giảm viêm, giảm tích tụ dịch trong xoang khi hít dầu chiết xuất từ lá, ngăn ngừa bệnh tim, điều trị viêm khớp,… Lá Nguyệt quế cung cấp gia vị trong ẩm thực, tạo hương vị cho món hầm, súp và nước sốt, lá khi đốt lên tạo nên một mùi hương rất dễ chịu giảm được áp lực, căng thẳng và làm cho tinh thần luôn minh mẫn, tỉnh táo.

Cây nào vừa làm cảnh vừa làm thuốc

4. Cây dương xỉ

Cây dương xỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống luôn tươi mới phát triển, gia đình sum họp thuận hòa nên thường dùng để trang trí tại phòng khách, bàn làm việc, cạnh cửa sổ, ban công, trước cửa và sân nhà mang lại không gian xanh tươi, mát mẻ giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Có tác dụng làm đẹp, thanh lọc và làm sạch không khí toluene, xylen, Aldehyde formic giảm các bệnh về đường hô hấp. Trong đông y, dương xỉ được chế biến làm thảo dược trị bệnh như chữa lang ben, mỏi gối, đau lưng, tiêu chảy, cầm máu, chữa phong hàn, bong gân,…Ngoài ra, lá Dương xỉ được dùng để trang trí trong nghệ thuật cắm hoa, và còn là nguyên liệu trong một số món ăn quen thuộc.

Cây nào vừa làm cảnh vừa làm thuốc

5. Cây đinh lăng

Cây lẻ bạn, lộc vừng, xương khỉ hay đinh lăng là cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh thường gặp như ho, bong gân, đau nhức, lợi tiểu. Những loại cây này dễ sống nên có thể trồng rộng rãi trong vườn nhà.

Cây lẻ bạn 

Loại cây có tên khoa học Tradescantia discolor L’Her  thuộc họ Thài lài. Ảnh: Flick.

Là loại cây không phân nhánh, cao khoảng 30-40 cm, lá có hai màu, mặt trên màu lục, mặt dưới có màu tía, hoa có lá đài, có 3 cánh.

Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, ủy viên Ban chấp hành Hội dược liệu TP HCM, hoa lẻ bạn có vị ngọt, nhạt, tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho. Cả hoa và lá đều làm vị thuốc ho cho người lớn và đặc biệt là  trẻ con. Lấy ba lá hoặc 10 búp bông. Bỏ thêm trái tắc nhỏ, chưng với chút đường phèn hoặc hấp cách thủy khoảng 10-15 phút cho có vị ngọt dịu chữa ho và viêm phế quản cấp hiệu quả. Nấu xong, để nguội, uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi dứt ho hẳn. Trên thực tế, có nhiều dược liệu có thể chữa ho nhưng nhược điểm là đắng nên trẻ không chịu uống hoặc bị sặc, ói. Ưu điểm của cây lẻ bạn là dễ tìm, dễ trồng, lá không có vị đắng, dễ sử dụng.

Lá lẻ bạn được sử dụng như thực phẩm, có thể rửa sạch, xào với thịt bò. Bông cây lẻ bạn có thể bóp gỏi và là một món ăn khá ngon miệng.

Cây được làm cảnh ở nhiều nơi, trong nhà, trong công viên, đường phố.            

Cây xương khỉ

Cây nào vừa làm cảnh vừa làm thuốc

Cây xương khỉ có tên khoa học Clinacanthus nutans B thuộc họ Ô rô. Ảnh: Flick.

Cây xương khỉ, vùng Đông Nam Bộ gọi là cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3 m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, hoa màu đỏ hồng đẹp mắt. Cây bìm bịp làm cảnh, hoa màu đỏ hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.

Chữa lở miệng do nhiệt: Lá mảnh cộng tươi, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày. Lá cây bìm bịp là vị thuốc khi giã nát xào giấm hoặc rượu  với một ít muối tinh giúp bó bị trật khớp, bong gân hết đau nhức hiệu quả. Lương y Nghĩa cho biết, liều dùng trong cơ thể : 4 – 12 gram / ngày, dùng bó ngoài thì tùy vị trí mà sử dụng liều lượng cho phù hợp.

Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Ngoài ra, lá bóp gỏi, nấu canh với cá hoặc thịt đều được.

Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng ở vườn nhà làm kiểng vì hoa đẹp.

Cây lộc vừng

Cây nào vừa làm cảnh vừa làm thuốc

Lộc vừng có tên khoa học Barringtonia actuangula L, thuộc họ Lộc vừng. Ảnh: Flick

Hoa và vỏ cây nấu lên uống có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả. Lá lộc vừng thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều chất tannin. Liều dùng 4-12 gram mỗi ngày.

Lá non có thể bóp gỏi hoặc cuốn với bánh tráng phơi sương.

Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng, có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh.

Cây đinh lăng

Loại cây với tên khoa học Polyscias fruticosa L, thuộc họ Nhân sâm. Ảnh: Flick.

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc. 

Theo lương y Nghĩa, toàn bộ lá nấu với nước, uống chữa nám, mụn, uống một thời gian da dẻ sẽ láng mịn. Với những người suy nhược, kiệt sức thì loại cây này có thể giúp tái tạo hồng cầu, chống lão hóa. Đinh lăng là vị thuốc rất lành tính, có thể dùng quanh năm mà không thấy tác dụng phụ. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Nhiều người sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu thuốc uống với liều lượng phù hợp để chữa nhức mỏi, đau lưng. Liều lượng dùng là lá tươi 100 gram/ngày , lá khô 10–20 gram/ngày  và rễ 12–50 gram/ngày là hợp lý.

Là thực phẩm, lá đinh lăng có thể làm gỏi với xoài hay ăn với tré, nem mùi vị ấn tượng.

Cây đinh lăng được một số gia đình trồng trong chậu và vườn nhà để làm cảnh.

Khánh Ly