Ceo khác chairman như thế nào

Thường ngày chúng ta hay gặp một số thuật ngữ phổ biến của một số chức danh trong các công ty hiện đại ngày nay đặc biệt là các công ty nước ngoài với các chức danh như CEO, CMO, CFO, CPO, CCO, COO, CHRO… vậy chúng có ý nghĩa ra sao ? Xin mời bạn cùng tìm hiểu một số thông tin cho các thuật ngữ vị trí này.

Ceo khác chairman như thế nào

  • BOD (BOARD OF DIRECTORS) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ;
  • CHAIRMAN LÀ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ;
  • PRESIDENT LÀ CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN;
  • CEO (CHIEF EXECUTIVE OFFICER) GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH;
  • COO (CHIEF OPERATING OFFICER) GIÁM ĐỐC TÁC NGHIỆP;
  • CMO (CHIEF MARKETING OFFICER) GIÁM ĐỐC MARKETING;
  • CPO (CHIEF PRODUCTION OFFICER) GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT;
  • CFO (CHIEF FINANCIAL OFFICER) GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH;
  • CIO (CHIEF INFORMATION OFFICER) GIÁM ĐỐC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN;
  • CCO (CHIEF CUSTOMER OFFICER) GIÁM ĐỐC KINH DOANH;
  • CHRO (CHIEF HUMAN RESOURCES OFFICER) GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ;

Một số khái lược:

Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới. Các thuật ngữ mới được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái sinh cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt.

CEO là gì? CEO (Chief Executive Officer) tạm dịch là giám đốc điều hành. Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và một số nước khác), vị trí cao nhất (top position) là Chairman hay President, dưới đó là các Vice president, officer (hoặc director) – người điều hành, quyết định những việc quan trọng, rồi đến general manager, manager – người phụ trách công việc cụ thể. Các chức vụ có thể được "kiêm", thường thấy là President and CEO. Có công ty không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay bằng COO (Chief Operating Officer). Chief financial officer là giám đốc tài chính – người quản "túi tiền".

Trong các công ty của Anh, cao nhất là Chairman, rồi đến Chief Executive Director hoặc Managing Director (hai chức này tương đương nhau nhưng Managing Director được dùng nhiều hơn). Sau đó đến các giám đốc, gọi là chief officer/director, thấp hơn là manager. Board là từ chỉ toàn thể các director và họ họp ở phòng gọi là boardroom. Đứng đầu bộ phận hay phòng, ban là director, ví dụ research deparment có research director. Người đứng đầu một department, division, organization… được gọi theo cách "dân dã", "thân mật", không chính thức (informal) là boss (sếp). Managing Director hay được dùng ở Úc, Singapore… ngang với CEO, tương đương tổng giám đốc (director general hay general director) ở ta. Tuy nhiên, ở Philippines, Managing Director được gọi là President.

Chức vụ trong các công ty lớn của Nhật hơi "rườm rà". Chẳng hạn, Mitsui O.S.K. Lines – doanh nghiệp vận tải hàng hải lớn nhất thế giới, điều hành (operate) đội tàu trọng tải khoảng 45,5 triệu DWT – có cả Chairman và President. Chairman "to" hơn President (tuy cùng dịch là "chủ tịch"). President Executive Director là chủ tịch công ty, Senior Managing Executive Officer là giám đốc điều hành cấp cao (có 3 vị cùng chức này), rồi đến 9 giám đốc điều hành (Managing Executive Officer); ngay sau đó là 8 giám đốc (Executive Officer). Mỗi vị nói trên phụ trách một phần việc với mức độ quan trọng khác nhau.

Cũng trong các tập đoàn lớn ngoài CEO ra sẽ còn có President và Chairman. President là chủ tịch tập đoàn còn Chairman là chủ tịch hội đồng quản trị. Vì đứng đầu hội đồng quản trị (board of directors - BOD) nên Chairman là người đại diện cho cổ đông (những người đầu tư tiền vô công ty đó bằng hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu). Trong khi đó, thông thường CEO sẽ là người được BOD thuê về để điều hành công ty (Yahoo! là một ví dụ). Chính điều này sẽ có thể khiến cách làm việc của 2 người khác nhau, CEO thì tập trung cho hiệu quả của công ty còn Chairman sẽ ưu tiên về lợi nhuận để có lợi cho cổ đông hơn.

VD: Hội đồng quản trị của Apple có 8 thành viên, trong đó Tim Cook là CEO còn Arthur D. Levinson là Chairman.

Ở những công ty lớn mà người sáng lập còn trực tiếp điều hành thì CEO sẽ kiêm luôn vị trí Chairman, ví dụ Mark Zuckerberg là CEO kiêm Chairman của Facebook, Larry Page là CEO kiêm Chairman của Alphabet, Elon Musk là CEO kiêm Chairman của Tesla.

Hai từ trong tiếng Anh: president và chairman khi dịch sang tiếng Việt đều là chủ tịch. Tuy nhiên thông thường chairman là "chủ tịch" của một hội đồng (committee, board) mà mọi thành viên ngang hàng nhau, còn president là người đứng đầu một tổ chức có tính phân cấp (company, university, government).

Với các trường đại học Mỹ president phải hiểu là hiệu trưởng, là người chịu trách nhiệm điều hành/quản lý trường hàng ngày còn chairman (of the board) là chủ tịch của một hội đồng có trách nhiệm giám sát hoạt động của trường tuân thủ theo "điều lệ/hiến pháp". President, giống như CEO của công ty, có lương (rất cao), còn chairman (và các board member khác) thường không có lương mà chỉ được trả các chi phí liên quan đến việc tham gia vào board. Bởi vậy các bạn nên cẩn thận khi dịch chữ president/chairman trong bối cảnh trường đại học và khi bàn về lương của "chủ tịch" trường đại học. [Ở Úc hiệu trưởng trường đại học là Vice Chancellor, còn Chancellor là một vị trí hình thức có thể dịch là "chủ tịch"].

Trong công ty (theo hệ thống Anh/Mỹ) president không phải là người có quyền lực (điều hành) cao nhất, người đó là CEO (mặc dù có CEO kiêm luôn president). Chữ president trong bối cảnh này có nhiều nghĩa tuỷ thuộc từng công ty. Có khi president là người đứng đầu một bộ phận trong công ty, vd president of sales, president of marketing..., nhưng cũng có khi president là một chức vụ phó cho CEO (vì ít ai dùng chữ vice-CEO). President (và vice-president) còn có một nghĩa nữa là cấp bậc (khác với chức vụ) chỉ mức độ quan trọng của người giữ tên gọi đó (để dễ hiểu bạn liên hệ với cấp bậc đại tá trong quân đội, còn chức vụ có thể là sư đoàn trưởng). Trong trường hợp này bạn có thể thấy title đại loại như "President - Head of Sales" hay "VP - Customer Service". Lưu ý vì VP (vice president) ở đây là cấp bậc nên trong một bộ phận có thể có vài VP nhưng không có president. Ngược lại một công ty có thể có vài president mà không có VP.

Một chữ nữa khá oái oăm khi phải dịch sang tiếng Việt là director. Nếu là công ty theo hệ thống Anh/Mỹ dịch thành "giám đốc" là sai. Thông thường director là thành viên hội đồng quản trị (Board of Directors). Tuy nhiên cũng có công ty sử dụng chữ director với nghĩa cấp bậc như president/VP bên trên. Bởi vậy nếu thấy một người có title "Director of Marketing" thì cần hiểu đó là một nhân vật có vai vế trong marketing department của công ty, thường là head của department đó (nhưng không nhất thiết). Vậy nên đừng thắc mắc nếu bạn thấy title "Director - Head of Marketing" hay "VP - Head of Sales". Nhưng nếu bạn thấy title "Managing director" thì đó chắc chắn là sếp lớn trong công ty. Nói chung bất kỳ khi nào có chữ "managing" thì title đó quan trọng, vd managing director, managing president, managing partner..., còn nếu chỉ là president/VP hay director thì còn tuỳ.

CEO và COO, Vice và Deputy, Corp và Inc. Khác nhau như thế nào?

CEO và COO đều có thể dịch ra tiếng Việt là "giám đốc điều hành", ở VN thì CEO quen thuộc hơn với từ "tổng giám đốc". Trong những công ty qui mô tập đoàn ở phương tây, CEO có vai trò quan trọng nhất của công ty, có nhiệm vụ điều hành cũng như ra quyết định tất cả mọi hoạt động của công ty đó. Như vậy CEO được ví như "thủ lĩnh tối cao" của công ty, hoặc ở VN hay gọi là "thủ trưởng", công ty thành công là nhờ sự lèo lái của CEO, làm ăn thất bại là do CEO dở.

COO dưới vai trò của CEO, tức là chức vụ của COO sẽ nhỏ hơn CEO. COO làm việc với các cán bộ cao cấp khác của công ty vd như CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và có nhiệm vụ báo cáo công việc trực tiếp cho CEO, có thể hiểu nôm na CEO là "tổng giám đốc" thì COO tương đương với "phó tổng", như vậy CEO là "cái đầu" thì COO sẽ là "cánh tay đắc lực" của ông ta. Nếu trong công ty CEO kiêm luôn vai trò chủ tịch (president) thì COO sẽ kiêm nhiệm vai phó chủ tịch (vice president). Không phải công ty nào cũng có chức danh COO, tùy do tổ chức đó có qui định hay không mà thôi, thường thì các công ty qui mô vừa và nhỏ không cần COO, những công ty cực lớn mới cần COO để san sẻ bớt công việc cho CEO.

Vice và Deputy
Cả 2 từ này đều là danh từ để chỉ phó, ví dụ phó giám đốc, phó chủ tịch, nhưng khi sử dụng tùy theo trường hợp mà khác nhau. Deputy dùng chỉ người "phó" nắm những chức vụ nhỏ trong tổ chức, ví dụ phó phòng, phó ban (deputy manager). Trong khi đó, Vice dùng chỉ người giữ chức vụ "phó" ở những vị trí lớn hơn, ví dụ phó giám đốc, phó chủ tịch (vice director, vice president).

Khi đọc danh thiếp, chúng ta không chỉ xem "chức gì" mà nên xem thêm chi tiết khác để biết chức ấy "to" đến đâu, có giống với cách hiểu của ta về "chủ tịch", "giám đốc" hay "trưởng phòng", "cán bộ"… không. Ví dụ: Trên danh thiếp ghi APL (một hãng vận tải biển lớn của Mỹ), sau đó APL Vietnam Limited, North Vietnam Branch Manager. Như vậy manager này thuộc chi nhánh miền Bắc Việt Nam của công ty ở Việt Nam, không phải của APL "xuyên quốc gia" hay của cả nước mà chỉ là "miền Bắc". Chúng ta nên quan tâm đến hệ thống chức vụ của mỗi nước (hay mỗi tổ chức) có liên quan, chẳng hạn Secretary là thư ký (ở ta chức vụ này thường thuộc về phái nữ với đặc điểm trẻ trung, xinh đẹp), nhưng Secretary of State ở Mỹ là Bộ truởng Bộ Ngoại giao, UN Secretary General – Tổng thư ký Liên hợp quốc – chức danh lớn nhất hành tinh… Có nước quy định Permanent secretary ngang thứ trưởng, Senior Minister là bộ trưởng cao cấp… Thuật ngữ của Việt Nam, chúng ta hiểu Party General Secretary là Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam, Chairman of Hanoi People's Committee không giống Mayor (thị trưởng)…

Khi dịch sang tiếng Anh, chúng ta cần xem "nội hàm" (thực chất) chức đó là gì. Cùng là "người đứng đầu", "trưởng" nhưng dịch rất khác nhau. Với Cục Hàng hải Việt Nam dùng Chairman nhưng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại là General Director… Manager thường là trưởng phòng; head, chief, director cũng là "trưởng"… Có khi "ban" lại lớn hơn cục, vụ (ví dụ: Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) và trưởng ban có thể dịch là Director. Trợ lý Tổng giám đốc là Assistant (to) General Director, nhưng không nên viết tắt là Ass General Director mà không có dấu "." (chấm) sau chữ "s" vì Ass là con lừa. Nên viết tắt là Asst). State Bank Governor là Thống đốc Ngân hàng nhà nước (trước đây dịch là State Bank General Director). Thủ tướng Đức là Chancellor, không dùng Prime Minister…

Corp và Inc.
Corp viết tắt của từ Corporation còn Inc. là viết tắt của Incorporated. Đây đều là hậu tố để chỉ các công ty đa quốc gia có quy mô tập đoàn. Về cơ bản, Corp và Inc. giống nhau về hình thức, tính pháp lý, nghĩa vụ thuế, tư cách pháp nhân v.v..., nếu có khác nhau thì chỉ khác cái từ này khi công ty được thành lập, và nếu đã chọn tên công ty là A Corp thì không được ghi trên giấy tờ là A Inc. và ngược lại. Những công ty là Corp và Inc. đều có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn, nếu lỡ xui bị phá sản thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm trả nợ trong vốn điều lệ chứ các cổ đông không bị truy thu tài sản cá nhân để trả nợ.

Corp được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, ví dụ Sony Corporation, Samsung Corp, riêng ở Mỹ vừa sử dụng Inc. vừa có Corp, ví dụ tên đầy đủ của Apple là Apple Inc.

PS: Ở VN đa số tập đoàn thích gọi là Group hơn là Corp.

Các nền tảng công nghệ hỗ trợ cho KHỞI NGHIỆP và CHUYỂN ĐỔI SỐ tiết kiệm, hiệu quả,...

Những trang gọi vốn cộng đồng ( crowdfunding ) không phải ai cũng biết

Mobility nền tảng điện toán di động, Công nghệ cho tương lai

Các giai đoạn ứng dụng nền tảng điện toán di động (mobility) trong doanh nghiệp

Template website miễn phí lĩnh vực giao thông, giao nhận, logistics

Mẫu văn bản cho công ty gia công phần mềm, phát triển mobile apps

DVMS chuyên:
- Tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ Blockchain, mạng xã hội,...
- Tư vấn ứng dụng cho smartphone và máy tính bảng, tư vấn ứng dụng vận tải thông minh, thực tế ảo, game mobile,...
- Tư vấn các hệ thống theo mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab, ứng dụng giúp việc,...
- Xây dựng các giải pháp quản lý vận tải, quản lý xe công vụ, quản lý xe doanh nghiệp, phần mềm và ứng dụng logistics, kho vận, vé xe điện tử,...
- Tư vấn và xây dựng mạng xã hội, tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp, startup,...

Vì sao chọn DVMS?
- DVMS nắm vững nhiều công nghệ phần mềm, mạng và viễn thông. Như Payment gateway, SMS gateway, GIS, VOIP, iOS, Android, Blackberry, Windows Phone, cloud computing,…
- DVMS có kinh nghiệm triển khai các hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng như Google, Amazon, Microsoft,…
- DVMS có kinh nghiệm thực tế tư vấn, xây dựng, triển khai, chuyển giao, gia công các giải pháp phần mềm cho khách hàng Việt Nam, USA, Singapore, Germany, France, các tập đoàn của nước ngoài tại Việt Nam,…

Quý khách xem Hồ sơ năng lực của DVMS tại đây >>

Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo giá tại đây >>