Chào bán cổ phần riêng lẻ Tiếng Anh là gì

Pháp luật hiện hành chưa đưa ra giải thích rõ ràng về cổ đông hiện hữu, tuy vậy, dựa vào ngữ nghĩa của từ, có thể hiểu cổ đông hiện hữu là cổ đông hiện có.

Cổ đông hiện hữu là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về cổ đông trong công ty cổ phần. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những nội dung chia sẻ giúp Quý độc giả có thêm thông tin hữu ích.

Pháp luật hiện hành chưa đưa ra giải thích rõ ràng về cổ đông hiện hữu, tuy vậy, dựa vào ngữ nghĩa của từ, có thể hiểu cổ đông hiện hữu là cổ đông hiện có. Trong đó, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần theo khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, còn hiện hữu hay hiện có phụ thuộc vào thời điểm xem xét cụ thể. Nói cách khác, cổ đông hiện hữu là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần vào thời điểm xem xét, đề cập.

Cổ đông hiện hữu có thể là:

– Cổ đông sáng lập (cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần).

– Cổ đông phổ thông (người sở hữu cổ phần phổ thông)

– Cổ đông ưu đãi (người sở hữu cổ phần ưu đãi).

Theo đó, cùng là cổ đông hiện hữu như quyền, nghĩa vụ có thể khác nhau phụ thuộc vào loại cổ phần tương ứng mà cổ đông sở hữu. Do việc huy động vốn, chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần khá linh hoạt nên cổ đông hiện hữu ở mỗi thời điểm có thể có sự khác nhau.

Ngoài giải đáp thắc mắc cổ đông hiện hữu là gì? chúng tôi chia sẻ về một số nội dung liên quan đến cổ đông hiện hữu trong phần tiếp theo của bài viết.

Cổ đông hiện hữu tiếng Anh là gì?

Cổ đông hiện hữu được dịch sang tiếng anh là: existing shareholders và được định nghĩa như sau:

Existing shareholders in a joint stock company are individuals or organizations that own at least one share at the time the company is operating.

Quy định pháp luật về cổ đông hiện hữu

Luật Doanh nghiệp hiện hành đề cập đến khái niệm cổ đông hiện hữu trong nội dung về chào bán cổ phần, cụ thể như sau:

Điều 123. Chào bán cổ phần

1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.

2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;

c) Chào bán cổ phần ra công chúng.

3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

Điều 124. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu

1. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.

2. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau:

a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;

b) Thông báo phải gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;

c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.

3. Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.

4. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

5. Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phát hành và giao cổ phiếu cho người mua; trường hợp không giao cổ phiếu, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị đã giải đáp được thắc mắc Cổ đông hiện hữu là gì? Trường hợp còn những băn khoăn, thắc mắc có liên quan, Quý vị có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Hiện nay, công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất. Vậy công ty cổ phần tiếng anh là gì? Cách viết như thế nào? Có lẽ là thắc mắc của nhiều doanh nhân khởi nghiệp. Nội dung GLaw chia sẻ dưới đây sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin và lựa chọn loại hình doanh nghiệp thành lập.

Chào bán cổ phần riêng lẻ Tiếng Anh là gì

1. Công ty cổ phần tiếng anh là gì?

Công ty cổ phần tiếng anh có hai cách viết là Joint Stock Company (viết tắt JSC) hoặc Corporation (viết tắt Corp). Trong đó cách viết Joint Stock Company được sử dụng nhiều hơn.

Dưới đây là một số ví dụ tên công ty cổ phần tiếng anh theo từng cách viết:

* Dùng cách viết Joint Stock Company:

Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần xây Dựng Nhà Hoàng Long.

Tên tiếng anh: Hoang Long Home Construction Joint Stock Company.

Tên viết tắt: Hoang Long Home., JSC.

Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần Cửa Nhựa Việt Châu.

Tên tiếng anh: Viet Chau Plastic Door Joint Stock Company.

Tên viết tắt: Viet Chau Plastic Door., JSC.

* Dùng cách viết Corporation:

Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần Nam Phong Việt.

Tên tiếng anh: Nam Phong Viet Corporation.

Tên viết tắt: Nam Phong Viet Corp.

Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần Điện Tử Viễn Thông Nam Á.

Tên tiếng anh: Nam A Civitel Electronics And Telecommunication Corporation.

Tên viết tắt: Nam A Telecom., Corp.

2. Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần (CTCP) là một những lại hình doanh nghiệp phổ biến. Trong đó:

  • Có cổ phần là vốn điều lệ được chia đều thành nhiều phần bằng nhau.

  • Cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức, số lượng cổ đông ít nhất cần phải có là 03 và không giới hạn số lượng tối đa.

  • Cổ đông chỉ cần phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp trong giới hạn số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

  • Trừ Điều 119 Khoản 3 và Điều 126 Khoản 1 của Luật Doanh Nghiệp thì cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho chủ thể khác.

  • Để huy động vốn CTCP có quyền phát hành cổ phần.

  • Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp CTCP được công nhận tư cách pháp nhân.

3. Công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản gì?

CTCP mang những đặc điểm chung của một doanh nghiệp, dựa vào những đặc điểm cơ bản này có thể phân biệt với các loại hình công ty khác.

  • CTCP là một tổ chức kinh tế.

  • CTCP có tên riêng trụ sở hoạt động ổn định, có tên riêng và có tài sản.

  • Nhằm mục địch thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch công ty cổ phần được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

* Về phương diện pháp lý công ty cổ phần có những đặc trưng cơ bản như sau:

a. Về vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán cho công ty và được ghi trong điều lệ công ty.

Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là vốn cổ phần (Điểm a, Khoản 1, Điều 110 Luật Doanh Nghiệp). Cá nhân tổ chức tham gia vào công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty bằng cách mua cổ phần.

Ví dụ: Vốn điều lệ của CTCP A là 50 tỷ đồng, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng/ cổ phần thì số lượng cổ phần công ty có là 5 triệu.

Các loại cổ phần của CTCP gồm

  • Cổ phần thường (cổ phần phổ thông): bắt buộc phải có

  • Cổ phần ưu đãi (không bắt buộc có) bao gồm: cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần ưu đãi khác tùy thuộc vào quy định công ty.

Những ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định (vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp) như: bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, tín dụng,… thì vốn điều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định. Những CTCP đăng ký kinh doanh những ngành nghề này cần đáp ứng điều kiện về vốn pháp đinh theo quy định pháp luật.

b. Về cổ đông công ty:

Theo Điều 4 Khoản 2 Luật Doanh Nghiệp: Cổ đông công ty là các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.

Theo điểm b Điều 110 Khoản 1 Luật Doanh Nghiệp: Số lượng cổ đông không bị hạn chế và quy định số lượng ít nhất là 03 cổ đông, cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Các cổ đông của CTCP được phân loại dựa trên vai trò của việc thành lập công ty gồm: cổ đông sáng lập, cổ đông góp vốn.

Phân loại cổ đông dựa trên cổ phần sở hữu gổm: cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.

c. Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần:

Theo Khoản 2 Điều 110 Luật Doanh Nghiệp: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân ngay khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Điều 74 Bộ luật dân sự các điều kiện pháp nhân của CTCP bao gồm:

  • Được tiến hành các thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được thành lập hợp pháp.

  • Quy chế làm việc minh bạch, rõ ràng. Bộ máy hoạt động với cơ cấu chặt chẽ.

  • Có sự độc lập về tài sản: Cổ đông chịu trách nhiệm dựa trên tài sản góp vào công ty và công ty chịu trách nhiệm bằng tài sản công ty.

  • Tự mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

d. Về chế độ chịu trách nhiệm:

Đối với cổ đông: Chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ không liên quan đến tài sản riêng trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Đây còn được gọi là chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Đối với CTCP: Chịu trách nhiệm về các khoản nợ hoàn toàn bằng tài sản công ty.

e. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần:

Phát hành chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phẩn riêng lẻ, phát hành trái phiếu và bán cổ phần cho cổ đông trong công ty.

f. Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp:

Theo Điều 126 Luật Doanh Nghiêp quy định người có cổ phiếu có quyền tự do chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng cổ phần trong CTCP tự do hơn so với công ty TNHH chuyển nhượng vốn góp.

4. Ưu – Nhược điểm của công ty cổ phần:

a. Ưu điểm:

Đây là lựa chọn thích hợp cho đa phần các công ty lớn có số lượng cổ đông ít nhất 03 cá nhân, tổ chức trở lên, kinh doanh những ngành nghề yêu cầu vốn lớn, loại hình này giúp doanh nghiệp thuận tiện dễ dàng hơn trong vấn đề huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

  • Nhà đầu tư chỉ phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ góp vốn vào công ty nên mức độ rủi ro của các cổ đông trong công ty không cao.

  • Thông qua hình thức chuyển nhượng và mua bán cổ phần các nhà đầu tư dễ dàng điều chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác hay từ nơi này sang nơi khác. Vì vậy nên đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng.

  • Tính độc lập giữa quản lý và sở hữu cao giúp đạt hiệu quả cao trong việc hoạt động.

  • Huy động vốn cổ phân giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.

b. Nhược điểm:

Do số lượng cổ động có thể rất lớn dễ dẫn đến tình trạng phức tạp trong việc quản lý và điều hành công ty, thậm chí có thể dẫn đến trường hợp phân hóa thành các nhóm cổ đông cạnh tranh nhau về lợi ích.

Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định đặc biệt là về chế độ tài chính, kế toán nên quá trình thành lập CTCP phức tạp hơn nhiều so với các loại hình công ty khác.

Trên đây là thông tin được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Công ty luật Glaw Vietnam. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn “ Công ty Cổ Phần tiếng anh là gì?” và những điều cần biết liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.