Chấp hành án phạt tù là gì

Tạm đình chỉ hình phạt tù là việc người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong một số trường hợp nhất định. Pháp luật quy định như thế nào về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù? Các trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù? Thời gian tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là bao nhiêu?

1. Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù, nhưng vì một trong những lý do trên mà người phạm tội được xin tạm ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định. Như vậy, tạm đình chấp hành hình phạt tù được là một chế định thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội, thể hiện sự khoan hồng, dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người. Để tránh hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau như tòa án, chính quyền, cơ quan thi hành án hình sự.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực hình sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Câu hỏi: Gia đình tôi có người con đang thi hành án ở trại giam Hải Phòng. Nay cháu mắc bệnh hiểm nghèo đang được bệnh viện chữa trị. Nay xin luật sư cho biết muốn cho cháu được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để chữa trị bệnh thì pháp luật quy định cụ thể các thủ tục như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

ĐIều 68 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù như sau:

“1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.”

Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a] Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b] Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c] Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d] Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

…”

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật hình sự thì người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 BLHS thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Điều 44 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án như sau:

“1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

đ] Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù;

e] Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; 

…”

Như vậy, chỉ có Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người đang chấp hành án mới có quyền cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp người bị kết án bệnh nặng.

Miễn chấp hành hình phạt là trường hợp người bị kết án được Toà án quyết định cho họ không phải chấp hành một phần hoặc toàn bộ hình phạt của bản án đã tuyên khi họ có đủ các điều kiện do Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nội dung về miễn chấp hành hình phạt tại Điều 62 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 62. Miễn chấp hành hình phạt

1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Sau khi bị kết án đã lập công;

b] Mắc bệnh hiểm nghèo;

c] Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

Hướng dẫn miễn chấp hành hình phạt tù

Các trường hợp có thể được miễn chấp hành hình phạt theo Bộ luật hình sự 2015 bao gồm:

1/ Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá;

2/ Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt và thuộc một trong các trường hợp:

+ Sau khi bị kết án đã lập công;

+ Mắc bệnh hiểm nghèo;

+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

3/ Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, đối tượng này phải được xem xét là không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

4/ Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

5/ Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn;

6/ Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt.

Tòa án là chủ thể sẽ ra quyết định miễn chấp hành một phần hoặc toàn bộ hình phạt tùy từng trường hợp dựa trên đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người người bị kết án chấp hành hình phạt.

Thủ tục miễn chấp hành hình phạt, cụ thể là miễn chấp hành án phạt tù được quy định tại Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:

Điều 39. Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù

1. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù. Hồ sơ bao gồm:

a] Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

b] Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền;

c] Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án;

d] Đối với người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn thì phải có bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên; đối với người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành án phạt tù. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát đề nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được miễn chấp hành án cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được miễn chấp hành án là người nước ngoài.

4. Ngay sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải làm thủ tục trả tự do cho người được miễn chấp hành án và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp trên.

Pháp luật hiện hành mới chỉ có quy định về điều kiện miễn chấp hành hình phạt ứng với các trường hợp cụ thể, thủ tục để cơ quan chức năng thực hiện miễn chấp hành hình phạt, chưa có hướng dẫn với người bị kết án phải thực hiện thủ tục như thế nào để được miễn chấp hành hình phạt tù, điều này gây ra không ít những khó khăn, lúng túng với những người đủ điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt.

Tuy nhiên, căn cứ vào quy định trích dẫn trên đây, Quý vị có thể chuẩn bị các tài liệu sau gửi tới chủ thể có thẩm quyền để được xem xét đề nghị miễn chấp hành hình phạt:

+ Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù;

+ Bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn;

+ Kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo;

+ Xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đối với người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Mẫu đơn xin miễn chấp hành hình phạt tù

Đơn xin miễn chấp hành hình phạt tù của người bị kết án là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ để được xem xét miễn chấp hành hình phạt tù. Quý vị có thể tham khảo mẫu sau đây khi thực hiện:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______***_______

……………., ngày ….. tháng …… năm 20….

ĐƠN XIN MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

Kính gửi: – Ông ………………, Chánh án Tòa án nhân dân ………

                           – Ông …   …………, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân…….

Tôi tên: … …………………….., Sinh năm ..,,,,

CMND số: ……………………cấp ngày:……/…./….. tại:…

Ngày sinh: …………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ………………………………….………………

Là: ………………………..[ví dụ: người đang chấp hành hình phạt tù theo bản án số…… ngày …./…./…… của Tòa án nhân dân huyện…………]

Tôi xin trình bày một việc như sau:

………….………………………………………………………………………………

Theo bản án số………. ngày…./…/…… của Tòa án nhân dân huyện/ tỉnh…………. có hiệu lực pháp luật vào ngày…/…./…… thì tôi sẽ phải chịu mức án phạt tù là …., tính từ ngày…/…/….. đến hết ngày…./…/…… Hiện nay tôi đang chấp hành hình phạt tù tại……………

Tính từ ngày đầu tiên chấp hành hình phạt tù tới nay đã……….. Trong quá trình này tôi được cán bộ nhận xét là có nhiều tiến bộ, chấp hành tốt các quy định pháp luật.

Gia đình tôi………………………………………………………… [trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn]

Do đó, tôi làm đơn này để xin Chánh án Tòa án nhân dân ……………………….. xem xét để đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân…………….. miễn chấp hành hình phạt cho tôi theo quy định của pháp luật để tôi điều kiện tự sửa đổi, xây dựng cuộc sống mới sau khi chấp hành xong hình phạt và khắc phục những khó khăn của gia đình.

Tôi xin cam kết mọi điều tôi viết ở trên hoàn toàn đúng sự thật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

[Ký và ghi rõ họ tên]

…………………………

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề