Chế 2023

Lượt xem: 36

22/11/2022 10:28:00

Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ. Ngày 22/11/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 277/KH-UBND. 

Mục đích Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra tại Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026.Tiếp tục triển khai rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan, đơn vị, giảm đầu mối tổ chức trung gian, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; tiếp tục nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; phấn đấu giai đoạn 2022-2026, giảm ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; phấn đấu năm 2023 giảm được 1,2% biên chế cán bộ, công chức; 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2022; việc tinh giản biên chế phải được thực hiện công khai, dân chủ, đúng đối tượng, không làm ảnh hưởng, xáo trộn lớn đến tư tưởng, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc, trình tự và chính sách tinh giản biên chế theo đúng quy định của pháp luật.

Trình tự thực hiện tinh giản biên chế: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế theo các văn bản của Trung ương, của tỉnh; xây dựng và triển khai Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2023 trên cơ sở  Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt tại Quyết định số 548/QĐ-UBND ngày 02/4/2022 của UBND tỉnh; thực hiện rà soát danh sách các đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế theo 07 nhóm đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều 1, Nghị định số  113/2018/NĐ-CP; khoản 1, Điều 1, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP; sau khi xác định đối tượng tinh giản biên chế, các cơ quan, đơn vị lập và gửi hồ sơ đối tượng tinh giản biên chế [Đợt 1: Các cơ quan, đơn vị lập danh sách đối tượng có thời điểm tinh giản biên chế từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 30/6/2023;Đợt 2: Các cơ quan, đơn vị lập danh sách đối tượng có thời điểm tinh giản biên chế từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023].

Chính sách tinh giản biên chế: Chính sách về hưu trước tuổi: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP và Công văn số 4126/BNV-TCBC ngày 24/8/2021 xác định tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Nghị định số 143/2020/NĐ-CP; chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 9, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP   và khoản 3, Điều 1, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP; chính sách thôi việc ngay: Thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP; chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào các chức vụ có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức: Thực hiện theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

Chi tiết văn bản xem tại đây:

Ánh Nguyệt [TH]

  • Giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Đại học

Thứ sáu, 4/11/2022, 21:47 [GMT+7]

Bộ Giáo dục và Đào tạo không ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non mới mà áp dụng quy chế cũ.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] hôm nay cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo sẽ giữ ổn định như quy chế năm 2022. Các cơ sở đào tạo xây dựng quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa những quy định của quy chế này cho các hình thức đào tạo, công khai trên trang thông tin điện tử của trường.

Như vậy, thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Tuy nhiên, từ năm 2023, điểm ưu tiên [cả khu vực và đối tượng] với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30] được xác định theo công thức:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ngoài ra, việc đăng ký xét tuyển thực hiện sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ. Trong mọi trường hợp, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Các đại học không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch chung của Bộ.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp tại trường THPT Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, TP HCM, ngày 7/7. Ảnh: Quỳnh Trần

Hồi tháng 10, sau khi công tác tuyển sinh đại học đợt một kết thúc, nhiều trường đại học cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần công bố sớm quy chế tuyển sinh đại học 2023, vì thay đổi dù chỉ là kỹ thuật cũng sẽ tác động rất lớn với thí sinh và các trường.

Trong 5 gần đây, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều ban hành Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng sư phạm mới.

Bình Minh

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề