Chị hằng nga ở cung nào trên thiên đình năm 2024

Tết Trung thu từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt Nam bởi nó có nguồn gốc từ lâu đời và mang những ý nghĩa rất thú vị. Đó là những sự tích về chị Hằng, chú Cuội, thỏ Ngọc hay tục rước đèn, bái nguyệt. Để tìm hiểu rõ hơn về sự tích chị Hằng và phong tục bái nguyệt này này, mời các bạn cùng xem bài viết sau đây.

Từ lâu, hình ảnh chị Hằng và tục Bái Nguyệt đã gắn liền với tết Trung thu. Tuy nhiên nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa biết đến sự tích này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về sự tích chị Hằng cũng như phong tục Bái Nguyệt trong ngày tết Trung thu nhé.

1Sự tích chị Hằng

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất, khiến cho mặt đất nóng đến bốc khói, mọi sông biển đều khô cạn, con người gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm anh hùng Hậu Nghệ bức xúc. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời và chỉ để lại một ông mặt trời duy nhất. Từ đó về sau, mặt đất không còn khô nóng như trước, người dân cũng đã sống được. Lập nên thần công cái thế, Hậu Nghệ nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị 1 học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ bị bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục "bái nguyệt" vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

2Phong tục Bái Nguyệt

Thần Mặt Trăng trong đời sống tín ngưỡng của người phương Đông có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi người dân ở đây sống chủ yếu nhờ nghề làm nông - một nghề rất phụ thuộc vào thời tiết. Sự thay đổi chuyển dịch của Mặt Trăng dự báo về mưa gió, vì thế mà người phương Đông xem lịch Mặt Trăng [hay còn gọi là lịch âm], khác với lịch dương của người phương Tây. Họ thờ thần Mặt Trăng như là một trong những vị thần bảo trợ nông nghiệp.

Hơn nữa, trong quan niệm dân gian Nguyệt Thần là vị thần chủ quản về gia đình, tình duyên, hạnh phúc, đại diện cho người phụ nữ, người mẹ hiền, cho sự sinh sản và duy trì nòi giống. Phật giáo tôn Nguyệt Quang Bồ Tát là vị từ bi, phổ chiếu ánh sáng hiền hòa khắc chúng sinh để giải trừ ác nghiệp, soi đường tỏ lối, dẫn dắt muôn loài hướng thiện.

Chính vì vậy, ngày rằm tháng 8 hàng năm - ngày mặt trăng sáng nhất và to nhất trong năm được chọn là ngày tết Trung thu để tổ chức lễ hội cũng như cúng bái Nguyệt thần nhằm cầu cho mùa màng bội thu. Lễ hội là dịp để những người làm nông vui chơi, nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả, đồng thời cũng là dịp tế trời cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa, gia trạch bình an.

Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về sự tích Hằng Nga cũng như phong tục bái nguyệt vào rằm tháng tâm. Chúc các bạn sẽ có một ngày tết Trung thu đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình, bạn bè.

Không chỉ các nhà nhơ, thi sĩ mới say mê vẻ đẹp của Mặt trăng mà có lẽ ngay những vị thần cũng "vướng phải lưới tình" như vậy. Trong thần thoại Trung Quốc, Thiên Bồng Nguyên Soái là một người giữ chức vụ lớn ở Thiên cung khi cai quản trong tay tới tám vạn binh lính. Tuy vậy, vị Tổng tư lệnh quyền lực này cũng không thể vượt qua được ải mỹ nhân. Bởi trên Thiên cung có rất nhiều nữ thần tài sắc vẹn toàn nhưng Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ chú ý duy nhất đến Hằng Nga. Trong một bữa tiệc lớn, bị vẻ đẹp của nàng làm mê mệt, ông đã "mượn rượu" tỏ tình và bị từ chối thẳng thừng. Thậm chí, trong một số bản, tình tiết này còn liên quan tới hành động sàm sỡ, chọc ghẹo. Vì việc này, Thiên Bồng Nguyên Soái bị đày xuống hạ giới và sau này, trở thành đồ đệ thứ hai của Đường Tam Tạng là Trư Bát Giới [1].

Điều này cũng khiến ông nổi tiếng là người có cuộc sống phong lưu và được xem như là "vị thần duy nhất mà 'phố đèn đỏ' tôn thờ" [2].

Một cảnh có Hằng Nga và Thiên Bồng Nguyên Soái trong phim Tây Du Ký

Và chị Hằng cũng... mê mệt người khác

"Kẻ đi gieo tương tư giờ thành kẻ đi ôm tương tư...", đó là câu chuyện của Selene, nữ thần Mặt trăng trong thần thoại Hy Lạp. Hằng đêm, Selene cùng cỗ xe Mặt trăng của mình đi ngang bầu trời và một ngày nọ, nàng bắt gặp một anh chàng đẹp trai tên là Endymion. Say đắm Endymion nhưng nàng rất buồn vì lại vướng vào vấn đề cấm đoán sự kết hợp thần-người muôn thuở, khi một bên bất tử còn một bên thì không. Cuối cùng, cả hai đều đồng ý giải pháp đến từ Zeus là để Endymion ngủ giấc ngàn thu đúng nghĩa đen [đi ngủ và không bao giờ tỉnh lại]. Điều này giúp anh không bị già đi và Selene hằng ngày có thể đến thăm anh trong... cõi mộng [3].

Mặc dù câu chuyện này còn nhiều dị bản, nhưng từ lâu nó đã là một nguồn cảm hứng cho thơ ca khi nói về những trắc trở, oan trái và cả sự hy sinh trong tình yêu

Selene và Endymion - Tranh của Filippo Lauri

Cũng không nhất thiết phải gọi chị Hằng là... chị

Nhắc đến Mặt trăng thì nền văn hóa Á Đông sẽ nghĩ ngay tới chị Hằng, biểu tượng của vẻ đẹp và sự lãng mạn, trừ... Nhật Bản. Bởi ở quốc gia này, thần Mặt trăng tên là Tsukuyomi no Mikoto - một vị nam thần kiêu hãnh, liên quan tới trật tự và sắc đẹp. Là chồng của nữ thần Mặt trời Amaterasu, nhưng do xung đột, Tsukuyomi đã dành cả cuộc đời để... truy đuổi cô trên bầu trời.

Điều này bắt nguồn từ một bữa tiệc, khi Tsukuyomi thấy kinh hoàng trước phương pháp chế biến thực phẩm của nữ thần ẩm thực Uke Mochi nên đã... hạ sát cô. Quá khiếp sợ, Amaterasu đã trục xuất chồng mình ra khỏi thiên cung và từ đó, hai người không còn gặp lại nhau [4].

Thế nhưng, điều này không ngăn cản được tình yêu của nam thần Mặt trăng dành cho vợ mình. Mãi mãi, Tsukuyomi sẽ tiếp tục theo đuổi Amaterasu trên bầu trời đêm mà không bao giờ chạm tới được cô ấy.

Tết Trung Thu ở Nhật Bản có tên là Tsukimi hoặc Otsukimi [nghĩa là lễ hội ngắm trăng]. Vào ngày này hằng năm, mọi người trong gia đình sẽ lại quây quần, sum họp, và cùng trò chuyện thân mật như một cách để củng cố mối quan hệ trong gia đình [5].

Tsukuyomi no Mikoto - Nguồn: canadianstudies.isp.msu.edu

Chị Hằng dạy chúng ta về bí quyết hạnh phúc trong hôn nhân

Khác hẳn với sự chung thủy của nam thần Mặt trăng Nhật Bản, nam thần Mặt trăng Chandra của Ấn Độ thì theo quan điểm đa thê với... 27 người vợ. Trong truyền thuyết của Ấn Độ giáo, bầu trời được chia thành 28 phần. Hai mươi bảy trong số này bị chiếm giữ bởi các nữ thần được gọi là Nakshatra và tất cả đều được gả cho Chandra.

Tuy nhiên, Chandra chỉ thích một vị Nakshatra tên là Rohini. Họ dành nhiều thời gian bên nhau đến nỗi Chandra bỏ rơi những người vợ khác. Điều này khiến cho anh bị nguyền rủa là phải chịu cảnh gầy mòn dần đi. Để giải lời nguyền bắt buộc anh mỗi ngày phải đến nhà của một người vợ. Kết quả là, Chandra bắt đầu trở nên sáng đẹp hơn khi anh đến gần nhà Rohini và mờ dần đi khi anh rời xa cô [6].

Vậy nên, để có một cuộc sống viên mãn, chế độ một vợ một chồng và sự công bằng đã được xây dựng dựa trên nền móng tình yêu vững chắc. Đó là điều mà người xưa muốn truyền lại cho chúng ta.

Chandra - nam thần Mặt trăng [Nguồn: blog.sagarworld.com]

Ngắm trăng tròn có thể khiến chúng ta tỉnh táo hơn... một chút

Trong một nghiên cứu của Đại học Basel ở Thụy Sĩ, những đối tượng được theo dõi gần ngày trăng tròn nhất có giấc ngủ nông hơn, sản xuất ít melatonin hơn và mất nhiều thời gian hơn 5 phút để chìm vào giấc ngủ so với những người được theo dõi vào thời điểm khác trong tháng [7]. Nhà nghiên cứu về giấc ngủ Marie Dumont, cho rằng trăng tròn có thể gián tiếp ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bằng cách tăng khả năng tiếp xúc với ánh sáng của các tình nguyện viên vào buổi tối.

Vậy nên, thật tuyệt vời nếu Trung thu này chúng ta cùng ngắm trăng và chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện tình lãng mạn của chị Hằng đúng không nào

Chủ Đề