Chỉ số creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận

Đánh giá bài viết ngay

Quá trình xác định chỉ số creatinin trong suy thận sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Vậy nồng độ creatinin bao nhiêu là bình thường, chỉ số này có giảm không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu chi tiết về xét nghiệm này nhé!

Nồng độ creatinin là gì?

Nồng độ creatinin được hiểu là hàm lượng sản phẩm chuyển hóa của creatin phân tử giữ chức năng quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn đưa vào cơ thể thành năng lượng. Trong các cơ quan thì thường thận sẽ là bộ phận đào thải creatin. Do đó, nồng độ phân tử này sẽ được dùng để đánh giá chi tiết chức năng hoạt động của thận [chỉ số suy thận].

Nồng độ creatinin là gì?

Nếu kết quả xét nghiệm chỉ số creatinin bình thường có nghĩa là chức năng thận ổn định. Trường hợp nồng độ creatinin càng tăng cao sẽ đồng nghĩa với cảnh báo chức năng thận đang bị rối loạn. Bởi vì khi bộ phận này yếu đi khiến cho quá trình lọc creatinin bị giảm đáng kể. Từ đây nồng độ creatinin trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng.

Nồng độ creatinin bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số creatinin trong máu của một người bình thường sẽ nằm trong khoảng giá trị tương ứng sau đây:

  • Nam giới trưởng thành: 0,6 1,2 mg/dl [xấp xỉ 74 110 µmol/l].
  • Nữ giới trưởng thành: 0,5 1,1 mg/dl [xấp xỉ 58 96 µmol/l].
  • Tuổi vị thành niên: 0,5 1,0 mg/dl [tương đương 44 88,4 µmol/l].
  • Trẻ em: 0,3 0,7 mg/dl [khoảng 26,52 61,99 µmol/l].
  • Với trẻ sơ sinh: 26 106 µmol/l.

Như vậy có thể thấy chỉ số suy thận ở lứa tuổi thiếu niên sẽ có sự biến động ít nhiều so với người cao tuổi. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm nồng độ creatinin cũng thay đổi khi:

  • Hồng cầu trong máu tại thời điểm phân tích bị vỡ.
  • Xét nghiệm sau bữa ăn chứa nhiều thực phẩm giàu protein.
  • Nồng độ creatinin sẽ thấp nhất lúc bình minh và tăng cao nhất vào xế chiều.

Chỉ số creatinin trong suy thận là bao nhiêu?

Chỉ số creatinin tăng vượt mức bình thường sẽ cảnh báo tình trạng suy thận. Theo đó, giá trị xét nghiệm nồng độ creatinin tương ứng với các cấp độ bệnh được chỉ ra rõ ở bên dưới:

  • Suy thận cấp độ I mức độ nhẹ: Mức creatinin máu nhỏ hơn 1,5 mg/dl [ tương ứng là nhỏ hơn 130 µmol/l].
  • Suy thận cấp độ II mức độ vừa: Nồng độ creatinin nằm trong khoảng 1,5 3,4 mg/dl [hoặc 130- 300 µmol/l].
  • Suy thận cấp độ IIIa mức độ nặng: Chỉ số creatinin máu là 3,5 6 mg/dl [ xấp xỉ 300 500 µmol/l].
  • Suy thận cấp độ IIIb mức độ nặng: Mức creatinin máu nhỏ hơn 6 10 mg/dl [tương ứng khoảng 500 900 µmol/l].
  • Suy thận cấp độ IV bệnh ở giai đoạn cuối: Chỉ creatinin vượt 10mg/dl [ tương ứng là lớn hơn 900 µmol/l].

Khi bệnh nhân bị suy thận giai đoạn IIIB sẽ bắt buộc cần thực hiện quá trình chạy thận rất tốn kém. Một số trường hợp phải thích ứng với vấn đề này trong suốt quãng đời còn lại.

Chỉ số creatinin trong suy thận là bao nhiêu?

Bên cạnh việc dựa vào nồng độ creatinin, để chẩn đoán suy thận, người bệnh có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm GFR mức lọc cầu thận.
  • Xét nghiệm lượng protein trong nước tiểu.
  • Albumin huyết thanh.
  • Microalbumin niệu.
  • Xét nghiệm xác định chỉ số ure máu và các xét nghiệm khác.

Khi nồng độ creatinin tăng cao thì có biểu hiện gì?

Đa số bệnh nhân khi xét nghiệm cho ra kết quả nồng độ creatinin tăng cao nhưng không có biểu hiện cụ thể. Thậm chí, một số bệnh nhân suy thận chỉ được phát hiện bệnh một cách bị động. Bởi vì triệu chứng của căn bệnh này có thể dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác.

Trường hợp tốc độ tăng của chỉ số creatinin trong vòng 48 giờ vượt quá 42,5 µmol/l được coi là suy thận cấp. Bệnh sẽ tiến triển xấu đi rất nhanh và nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn cùng tham khảo thêm trong bài viết: Suy thận cấp là gì nhé!

Ngoài ra, có những bệnh nhân cũng xuất hiện những biểu hiện cơ bản của bệnh như: phù nề chân tay, cảm giác yếu ớt, thiếu máu, đi tiểu ít hơn bình thường, huyết áp tăng. Các triệu chứng ít gặp khác cũng được coi là dấu hiệu nhận biết bệnh như buồn nôn, da khô, nôn nhiều.

Tuy nhiên khi suy thận có những dấu hiệu điển hình trông thấy cũng là thời điểm bệnh tiến triển xấu đi. Lúc này việc chữa trị bệnh sẽ rất tốn kém và khó có thể phục hồi được.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nồng độ creatinin trong máu tăng cao

Các nguyên nhân dẫn tới kết quả xét nghiệm nồng độ creatinin trong máu tăng cao phải kể tới:

  • Suy thận do ảnh hưởng của các bệnh hệ tim mạch như bệnh về tim, xuất huyết, bệnh về động mạch.
  • Suy thận do biến chứng của bệnh huyết áp cao và lupus ban đỏ,các bệnh nền về thận khác,.
  • Suy thận do người bệnh có khối u trong tử cung hoặc bàng quang, sỏi thận, ung thư tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân dẫn tới nồng độ creatinin tăng cao

Chỉ số creatinin có giảm không?

Chỉ số creatinin có thể tăng cao hoặc giảm thấp hơn mức độ bình thường. Các trường hợp có kết quả nồng độ creatinin trong máu thấp thường gặp ở những đối tượng như:

  • Người cao tuổi.
  • Trẻ sơ sinh.
  • Người thể trạng gầy, cân nặng tụt nhanh trong thời gian ngắn.
  • Người mắc các bệnh mãn tính trong thời gian dài.

Quá trình xét nghiệm creatinin là rất cần thiết để giúp phát hiện cũng như kiểm soát các bệnh liên quan một nhanh chóng nhất, điển hình là tình trạng suy thận. Tuy nhiên để có được kết quả chính xác nhất, bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh uy tín như bệnh viện, phòng khám chuyên khoa.

Việc thăm khám tại các đơn vị không đạt chuẩn có thể dẫn tới sai lệch về nồng độ creatinin thu được. Từ đây quá trình phát hiện và chữa bệnh sẽ vừa tốn kém, không đem lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.

Trên đây bài viết đã giải thích giúp bạn về chỉ số creatinin trong suy thận là gì rồi nhé. Bạn hãy lưu ngay lại những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết. Đừng quên chia sẻ tài liệu này tới những người xung quanh để phát hiện suy thận kịp thời.

Nguồn: Vietnam Health Organization

17 Tháng Bảy, 2020

Video liên quan

Chủ Đề