Chỉ số SAIDI là gì

Nhằm nâng cao chỉ số tin cậy trong cung ứng điện, trong 2 năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào các giải pháp quản lý. Tuy nhiên, để nâng cao chỉ số tin cậy cung ứng điện thì các biện pháp kỹ thuật cũng cần được quan tâm đúng mức.

Giảm nhưng vẫn còn cao

Từ khi EVN giao các chỉ tiêu độ tin cậy cho các đơn vị thành viên thực hiện năm 2012, đến nay công tác quản lý vận hành hệ thống lưới điện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2013, chỉ số độ tin cậy cung cấp điện trong toàn EVN được cải thiện đáng kể so với năm 2012. Tính chung toàn Tập đoàn, tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân [SAIDI] là 4.067 phút/năm, giảm 49,6%; tần suất mất điện bình quân [SAIFI] là 24,17 lần/khách hàng/năm, giảm 38,4%; tần suất mất điện thoáng qua bình quân [MAIFI] là 3,58 lần/khách hàng/năm, giảm 29% so với năm 2012. Đây là chuyển biến tích cực, nhưng so sánh với các nước trên thế giới và khu vực, chỉ số độ tin cậy cung cấp điện ở nước ta vẫn ở mức cao.

Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là hệ thống lưới điện phân phối ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa có dự phòng, công nghệ còn lạc hậu, mức độ tự động hóa hạn chế. Đơn cử, việc phân đoạn tìm điểm sự cố còn thực hiện thủ công. Khi có sự cố trên đường dây, máy cắt đầu nguồn cắt, nhân viên quản lý vận hành bắt đầu đi cắt các thiết bị phân đoạn từ xa đến gần để xác định và cách ly phân đoạn bị sự cố. Đối với lưới mạch vòng, sau khi cách ly phân đoạn bị sự cố mới tiến hành xem xét đóng các thiết bị phân đoạn để cung cấp điện cho các phân đoạn không bị sự cố.

Thời gian xử lý cách ly sự cố theo quy trình này thường phụ thuộc rất nhiều vào trình độ xử lý sự cố của điều độ viên cũng như thời gian triển khai lực lượng đi thao tác tại các thiết bị phân đoạn, khoảng cách và địa hình giữa điểm trực thao tác và các thiết bị cần phân vùng sự cố.

Bên cạnh đó, việc thực hiện nâng chỉ số tin cậy lưới điện cũng gặp không ít khó khăn do các yếu tố khách quan từ các yếu tố tự nhiên như bão lũ, địa hình hiểm trở,… cho đến nhu cầu tăng trưởng phụ tải quá nhanh, đặc biệt là tại các thành phố lớn, quy hoạch đô thị không đồng bộ với quy hoạch lưới điện…

Hiện đại hóa hệ thống lưới điện là một trong những giải pháp nâng cao đọ tin cậy cung ứng điện - Ảnh: Lam Vũ

Tính riêng năm 2013, lưới điện khu vực miền Bắc bị ảnh hưởng của 11 cơn bão, còn lưới điện miền Trung sau mỗi đợt “càn quét” của siêu bão WUTIP hay NARI, hàng ngàn cột điện bị gãy, đổ, hàng trăm máy biến áp phụ tải bị hư hỏng… Sau khi bão tan, các đơn vị phải tiếp tục cắt điện để thực hiện công tác sửa chữa, củng cố, ổn định lưới điện…

Tại các đô thị lớn, sự phát triển không đồng bộ giữa nguồn điện và các dự án khu đô thị, tòa nhà tập trung, trung tâm thương mại, các dự án sản xuất phát triển bổ sung quy hoạch đã dẫn đến thiếu nguồn và quá tải lưới điện. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống lưới điện là một khó khăn lớn đối với các đơn vị phân phối điện trong EVN do nhiều năm trở lại đây sản xuất kinh doanh không có lãi hoặc chỉ có lãi ở mức rất khiêm tốn.


Cần giải pháp đồng bộ

Trong 2 năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào các giải pháp quản lý. Tuy nhiên, để nâng cao chỉ số tin cậy cung ứng điện thì các biện pháp kỹ thuật cũng cần được quan tâm đúng mức. Các đơn vị cần thống kê, đánh giá chất lượng các thiết bị đang sử dụng trên lưới, theo dõi tình hình sự cố các thiết bị đang sử dụng trên lưới, định hướng sử dụng các thiết bị có chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện vận hành lưới điện, góp phần  giảm các sự cố có tác nhân từ bên ngoài. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, thiết bị vận hành trên lưới, ngăn ngừa sự cố chủ quan.  Đào tạo, nâng cao kiến thức và tay nghề,  tính kỷ luật cho nhân viên vận hành. Tăng cường công tác bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên vận hành về trình độ và kỹ năng xử lý sự cố. Từng bước nâng cao tỉ lệ sửa chữa lưới điện bằng hình thức hot-line [sửa chữa không cần cắt điện].

Trong quy hoạch, thiết kế, cải tạo lưới điện cần theo hướng ưu tiên nâng cao độ tin cậy cung cấp điện như: Tăng số lượng lắp đặt thiết bị phân đoạn nhằm giảm đến mức tối thiểu khu vực mất điện khi sự cố xảy ra; nhanh chóng khoanh vùng sự cố bằng cách áp dụng công nghệ tự động hóa lưới điện phân phối; trang bị các thiết bị chuyên dùng dò điểm sự cố như thiết bị chỉ thị sự cố [Fault indicator]; xây dựng hệ thống mạch kép [2 mạch], mạch vòng… phấn đấu đảm bảo tiêu chí sự cố N-1 trên lưới điện 110 kV;về lâu dài cần thiết phải hướng đến tự động hóa lưới điện phân phối.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá của cả nước và đóng vai trò đầu tàu trong sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với nhận thức “Điện luôn đi trước một bước”, trong những năm qua, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã và đang không ngừng nỗ lực để đảm bảo nguồn điện được cung cấp ổn định, liên tục với chất lượng ngày càng cao, góp phần phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế xã hội, an sinh trên địa bàn Thành phố. Thông qua việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp, độ tin cậy cung cấp điện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng được cải thiện.

Theo kết quả ghi nhận giai đoạn 2016 – 2020, chỉ số SAIFI giảm từ 5,11 lần xuống còn 0,59 lần, bình quân mỗi năm giảm 37,51%; chỉ số SAIDI giảm từ 514 phút xuống còn 44 phút, bình quân mỗi năm giảm 41,56%. Với kết quả đạt được như trên, Tổng công ty đã góp phần giúp Ngành Điện và Quốc gia đạt được 08/08 điểm kỹ thuật do Tổ chức Doing Business chấm điểm về tiếp cận điện năng vào năm 2020.

Nhận xét và đánh giá:

Để đạt được các kết quả nêu trên, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm nhằm giảm sự cố, giảm mất điện, nâng cao độ tin cậy, chất lượng cung cấp điện, cụ thể:

1.1. Triển khai đồng bộ và hiệu quả các nhóm giải pháp tương ứng với từng loại nguyên nhân mất điện:

a. Trường hợp mất điện do sự cố [giảm trung bình 38,10%/năm]: quản lý chặt chẽ chất lượng công trình ĐTXD ở tất cả các khâu mua sắm VTTB, thi công sửa chữa, giám sát và nghiệm thu; ứng dụng thử nghiệm chuẩn đoán [PD, camera nhiệt phòng ngừa sự cố] theo phương pháp CBM; tập trung thực hiện các giải pháp giảm sự cố do các nguyên nhân cố hữu như hư hỏng cáp ngầm và phụ kiện, phóng sứ thiết bị, động vật xâm phạm lưới điện; ứng dụng tự động hóa với công nghệ FDIR [trong năm 2020, tỉ lệ chuyển tải từ xa xử lý sự cố < 5 phút đạt > 90%].

b. Trường hợp mất điện có kế hoạch [giảm trung bình 59,22%/năm]:

- ĐTXD lưới điện theo quy hoạch và theo tiêu chí kiện toàn lưới điện của EVNHCMC:

+ Đối với lưới điện 110 kV: đáp ứng tiêu chí vận hành N–1 [riêng các trạm cấp điện cho khu vực trung tâm đạt tiêu chí N–2]; không để xảy ra đầy/quá tải dài hạn trong chế độ vận hành bình thường.

+ Đối với lưới điện 22 kV: 95% tuyến dây trung thế có chiều dài trục chính đường dây trung thế ≤ 8 km; 87% tuyến dây trung thế có số khách hàng ≤ 6.000 khách hàng; 97% tuyến dây trung thế có tải vận hành ở chế độ bình thường ≤ 50% tải định mức; 97% tuyến dây trung thế là dây bọc 24kV; 100% tuyến dây trung thế đều đóng kết mạch vòng từ 2 MBT 110kV khác nhau.

+ Đối với lưới điện 0,4 kV: 86% trạm phân phối có chiều dài lộ ra ≤ 300 m; 96% trạm có số khách hàng ≤ 300 khách hàng; 88% trạm mang tải trong khoảng 40% - 80% [trung bình 60 – 65%].

- Kiểm soát chặt chẽ công tác cắt điện kế hoạch theo hướng giảm tần suất theo thời gian:

- Ứng dụng công nghệ thi công trên đường dây đang mang điện [Live-Line working]

- Thực hiện đóng kết mạch vòng 100% lưới điện cao thế và trung thế, sử dụng máy phát, máy biến áp lưu động phục vụ công tác có kế hoạch.

- Bố trí lịch cắt điện phù hợp để thực hiện các công bảo trì, sửa chữa, cải tạo lưới điện, lãnh đạo Tổng công ty thực hiện xem xét và duyệt lịch cắt điện tuần [cao/trung/hạ thế].

1.2. Thống kê đầy đủ và phân tích toàn bộ các nguyên nhân mất điện để có giải pháp phù hợp:

Theo số liệu thống kê, tỉ trọng các nguyên nhân mất điện trong năm 2020 [Hình 3], thì các nguyên nhân mất điện do sự cố gây ra bởi các yếu tố bên ngoài và cắt điện phục vụ phòng cháy chữa cháy chiếm tỉ trọng lớn [lần lượt là 36%, 29% đối với SAIFI và 32%, 15% đối với SAIDI]. Theo đó, Tổng công ty cũng đã đưa ra các giải pháp phù hợp để giảm mất điện đối với các nhóm nguyên nhân này:

- Đối với sự cố gây ra bởi các yếu tố bên ngoài vi phạm hành lang an toàn lưới điện [xe cẩu, dây kim tuyến, giàn giáo xây dựng, đơn vị thi công đào chạm cáp ngầm]: chủ động làm việc với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin các công trình sửa chữa, xây dựng gần đường dây điện; tăng cường tần suất kiểm tra [3 lần/tuần] đối với các nhà ở, công trình đang thi công sửa chữa, xây dựng gần hành lang an toàn lưới điện để kịp thời nhắc nhở đơn vị thi công, chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn; tuyên truyền đến các hộ dân, tổ chức/cá nhân không bắn pháo hoa, pháo giấy, pháo có dây kim tuyến, thả diều gần đường dây điện [thực hiện 02 lần/năm]; phối hợp với các đơn vị khác: [đào đường, cấp thoát nước, viễn thông, chiếu sáng] cung cấp họa đồ cáp ngầm hiện hữu, phối hợp khuyến cáo an toàn, gửi bản vẽ GIS và bàn giao vị trí cáp ngầm ngoài hiện trường [dò cáp, xịt sơn đánh dấu] để ngăn ngừa đào xâm phạm cáp.

- Đối với cắt điện phục vụ phòng cháy chữa cháy: phân đoạn nhỏ lưới điện các khu vực hay xảy ra cháy bằng các thiết bị có điều khiển xa, thực hiện cô lập phân đoạn trung thế thay vì cắt máy cắt đầu nguồn, sau đó khẩn trương tiếp cận và chỉ cô lập hạ thế. Đồng thời tăng cường thực hiện tuyên tuyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm cho người dân [đã thực hiện 53 công trình “Cùng bạn sử dụng điện an toàn và tiết kiệm” trên địa bàn Thành phố].

1.3. Thực hiện quản lý độ tin cậy theo chiều sâu:

Từ năm 2020, Tổng công bổ sung các chỉ số về CAIFI, CAIDI trong đánh giá độ tin cậy, giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị thực, chỉ tiêu cụ thể:
- Trường hợp mất điện do sự cố: CAIFI 2 lần và CAIDI 120 phút: theo đó mỗi khách hàng không bị mất điện do sự cố quá 2 lần/năm và mỗi lần không quá 120 phút.
- Trường hợp mất điện có kế hoạch: CAIFI 2 lần và CAIDI 300 phút: theo đó mỗi khách hàng không bị mất điện do cắt điện kế hoạch quá 2 lần/năm [bao gồm 1 lần cắt điện bảo trì lưới điện và 1 lần cắt điện đột xuất nếu có] và mỗi lần không quá 300 phút.

Ngoài ra, thông qua việc thống kê đầy đủ tất cả các trường hợp mất điện trên chương trình OMS, Tổng công ty quản lý được tất cả các trường hợp khách hàng mất điện nhiều lần, mất điện trong thời gian dài.

Chủ Đề