Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

Để lựa chọn kem chống nắng tốt nhất với từng loại da, bạn cần hiểu rõ làn da mình thuộc loại nào: da dầu (da nhờn), da khô, da thường hay da hỗn hợp và phải hiểu rõ tính chất cũng như các chỉ số của kem chống nắng: SPF, PA.

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

Nội dung chính:

  • 1. Các chỉ số trên kem chống nắng
    • 1.1. Chỉ số SPF của kem chống nắng
    • 1.2. Chỉ số PA trên kem chống nắng
  • 2. Tính chất của kem chống nắng
    • 2.1. Kem chống nắng vật lý
    • 2.2. Kem chống nắng hóa học
    • 2.3. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
  • 3. Cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da
    • 3.1. Chọn kem chống nắng cho da dầu và da dầu mụn
    • 3.2. Cách chọn kem chống nắng cho da khô
    • 3.3. Chọn kem chống nắng cho da hỗn hợp
    • 3.4. Chọn kem chống nắng khi đi bơi
    • 3.5. Chọn kem chống nắng khi trang điểm
  • 4. Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng đúng cách

1. Các chỉ số trên kem chống nắng

1.1. Chỉ số SPF của kem chống nắng

Chỉ số SPF(Sun Protection Factor) trong kem chống nắng theo FDA là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Chỉ số này được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm chống tia UV khi sử dụng kem chống nắng trên da.

Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức Quốc tế thì 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Cụ thể là:

  • Kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 150 phút.
  • Kem chống nắng có chỉ số SPF là 50 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 500 phút.

Ý nghĩa chỉ số SPF trên kem chống nắng

Có 2 cách hiểu phổ biến

  • Hiểu theo thời gian chống tia UV: Nghĩa là lấy chỉ số SPF nhân 10 để tính được thời gian bảo vệ da chống tác hại của tia UVB tính bằng phút. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 thì thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB là 300 phút.
  • Theo phần trăm chống lại tia UV: Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UVB, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng mang tính chất tương đối trong một thời gian nhất định.

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

Kem chống nắng chỉ số SPF bao nhiêu là tốt?

Theo các chuyên gia về da liễu thì chúng ta nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến SPF 60.

Những loại kem chống nắng có chỉ số SPF nhỏ hơn 30, không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên nếu tình trạng da của bạn đang bị mụn gây viêm và sưng thì bạn chỉ nên dùng loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15-30 để tránh gây kích ứng da.

Với các chỉ số SPF rất cao từ 60-100, thì chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt cần tránh nắng như da đang điều trị nám hay bị dị ứng với ánh nắng.

Việc lựa chọn kem chống nắng như thế nào là tốt nhất với làn da của mình phụ thuộc vào chỉ số SPF. Không phải cứ chỉ số SPF càng cao thì càng tốt, vì có thể gây ảnh hưởng tới da và hiệu quả chống nắng cũng không hơn các loại chỉ số SPF thấp hơn.

Có nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao?

Hầu hết mọi người cho rằng chỉ số SPF càng cao thì càng tốt vì khả năng bảo vệ da chống lại tia UV càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này không hoàn toàn đúng.

Vì sao nên cân nhắc khi sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao:

  • Việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao chưa chắc đã phù hợp với làn da của người sử dụng.
  • Các loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao thường tập chung vào việc chống tia UVB hơn là tia UVA.
  • Thời gian chống nắng của kem chống nắng có chỉ số SPF trên 60 cũng không hơn loại SPF 50 mấy, nhưng khi sử dụng loại có chỉ số SPF cao lại lưu trên da lâu hơn, dễ gây bít lỗ chân lông và làm da bị tổn thương, từ đó nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da.

1.2. Chỉ số PA trên kem chống nắng

Chỉ số PA (Protection Grade of UVA) trên kem chống nắng là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố.

Cách đọc chỉ số PA trên kem chống nắng: Thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu +, được hiểu như sau:

  • PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%.
  • PA++ có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70% và thời gian lọc tia khoảng từ 4-6 giờ.
  • PA+++: có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%, thời gian lọc tia khoảng 8-12h
  • PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%, thời gian lọc tia lên đến 16h.

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

Tuy nhiên đối với một số loại kem chống nắng, có thể không thấy ký hiệu chỉ số PA mà thay vào đó là ký hiệu viết tắt như UVA-UVB, UVA/UVB hay UVA1, UVA2. Hoặc là những ký hiệu riêng của một số thương hiệu, quốc gia.. Ví dụ như SPF 60-12 nghĩa là SPF 60 và PA+++.

Ngoài ra, nếu hay sử dụng các sản phẩm chống nắng từ các quốc gia như Anh, My hay một số quốc gia Châu Âu. Chúng ta sẽ thường không thấy các nhãn hàng cung cấp chỉ số PA. Thay vào đó chúng ta thấy dòng chữ Broad Spectrum hoặc Full Spectrum có nghĩa là các sản phẩm chống nắng này đã được công nhận có tác dụng hạn chế tác hại của cả hai loại tia UVA và UVB.

Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số PA như thế nào là tốt?

PA là chỉ số chống lại tia UVA, vì vậy với những sản phẩm có chứa những bậc cộng cao hơn thì khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tác hại của tia UVA tốt hơn.

Do đó, khi đi ngoài trời nên lựa chọn những loại kem chống nắng có PA+++ hoặc PA++ để mang lại hiệu quả bảo vệ tốt hơn và thời gian bảo vệ dài hơn.

2. Tính chất của kem chống nắng

2.1. Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính, tạo nên một lớp kem màu trắng trên da. Lớp kem này có khả năng phản xạ lại các tia UV, ngăn cản không cho tia UV xuyên đến da làm đen da, sạm da.

Cơ chế của kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da. Kem nằm trên da như một lớp áo bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

Ưu , nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Ưu điểm

  • Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học.
  • Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB.
  • Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với các bạn có làn da nhạy cảm hay da dễ bị kích ứng (nóng, đỏ, rát) khi tiếp xúc với ánh nắng do khả năng làm dịu da tốt.
  • Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài.

Nhược điểm

  • Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.
  • Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước thì chọn kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.
  • Kem chống nắng vật lý thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da. Do đó đây sẽ là nhược điểm đối với các bạn có làn da ngăm.
  • Kem chống nắng vật lý cũng khó tiệp màu với lớp nền trang điểm.

Các lưu ý giúp sử dụng kem chống nắng vật lý hiệu quả

  • Dùng kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi làm việc trong văn phòng, khi trời râm mát, trời mưa vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên qua mây, cửa kính, vải quần áo.
  • Thoa kem chống nắng ở cổ vì vùng này da mỏng, rất dễ bị tổn thương dưới tác động của tia UV.
  • Dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện môi trường.
  • Kem chống nắng là bước cuối trong quy trình skin care, sau lớp dưỡng ẩm và trước lớp trang điểm. Sau khi thoa xong lớp dưỡng ẩm, nên đợi khoảng 10-15 phút rồi mới thoa lớp kem chống trắng tránh các thành phần khác ảnh hưởng tới tác dụng của kem chống nắng.
  • Nếu phải hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, da đổ nhiều mồ hôi hoặc có tiếp xúc với nước có thể lựa chọn kem chống nắng hóa học có khả năng kháng nước và nên thoa lại kem chống nắng sau khoảng 3 tiếng.
  • Ngay sau khi thoa kem chống nắng vật lý, bạn có thể ra ngoài ngay, không cần phải đợi như kem chống nắng hóa học.

2.2. Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ với thành phần chính như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,Kem chống nắng có khả năng hấp thụ, thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành tia có năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, và không gây tổn hại đến da.

Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.

Cơ chế của kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học gồm nhiều thành phần khác nhau như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone, mỗi thành phần sẽ có khả năng ngăn được một loại tia UVA hoặc tia UVB. Các thành phần hóa học trong kem sẽ kết hợp với nhau tạo thành một phức hợp ngăn được cả tia UVA và UVB.

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

Ưu , nhược điểm của kem chống nắng hóa học

Ưu điểm:

  • Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít do vậy sẽ dễ thoa đều trên da và cung ít gây bít tắc lỗ chân lông., thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
  • Không để lại vệt trắng bệch trên da, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu.
  • Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
  • Kem chống nắng hóa học dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
  • Kem chống nắng hóa học có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng
  • Công thức dễ bổ sung thêm các thành phần điều trị như peptide và enzyme và các thành phần dưỡng da khác

Nhược điểm:

  • Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt các bạn có làn da nhạy cảm. Độ SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
  • Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
  • Có thể gây khó chịu cho mắt, gây chảy nước mắt
  • Các bạn da dầu nếu chọn kem chống nắng hóa học sẽ dễ bị nổi mụn.
  • Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng.
  • Có thể gây ra sự gia tăng các đốm màu có sẵn và làm đổi màu da, khiến da sẫm màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da)

Các lưu ý giúp sử dụng kem chống nắng hóa học hiệu quả

  • Lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện môi trường
  • Kem chống nắng là bước cuối trong quy trình skin care, sau lớp dưỡng ẩm và trước lớp trang điểm. Sau khi thoa xong lớp dưỡng ẩm, nên đợi khoảng 10-15 phút rồi mới thoa lớp kem chống trắng tránh các thành phần khác ảnh hưởng tới tác dụng của kem chống nắng
  • Dùng kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi làm việc trong văn phòng, khi trời râm mát, trời mưa vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên qua mây, cửa kính, vải quần áo.
  • Thoa kem chống nắng ở cả vì cổ vì vùng này da mỏng, rất dễ bị tổn thương dưới tác động của tia UV. Sau khi thoa kem chống nắng, đợi khoảng 20 phút để kem có tác dụng rồi mới ra ngoài.
  • Cần chọn kem chống nắng riêng cho mặt và body, không nên dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì rất dễ gây kích ứng, dị ứng và cảm giác bết rít, nổi mụn.

2.3. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho các đối tượng khác nhau. Vậy để chọn được loại kem chống nắng phù hợp, trước hết bạn phải hiểu về làn da và nhu cầu của chính mình.

Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng hay đang mắc hội chứng Rosacea (hội chứng đỏ mặt), kem chống nắng vật lý với các thành phần lành tính sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với các nàng có làn da khô, da thường.

Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và dễ tiệp màu da là lựa chọn phù hợp với các bạn có làn da dầu hoặc bạn muốn lớp kem chống nắng đồng thời trở thành một lớp nền trang điểm nhẹ nhàng.

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện loại kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học. Trong thành phần của loại kem này gồm cả các chất hóa học và các chất có khả năng phản xạ tia UV như titanium dioxide. Nhờ kết hợp giữa các thành phần trên, loại kem này đã khắc phục được nhược điểm của các loại kem chống nắng vật lý hay hóa học trước kia nhưng vẫn bảo vệ làn da một cách toàn diện.

3. Cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da

Trước hết bạn cần hiểu rõ da của bạn thuộc loại nào: Da thường, da dầu (da nhờn), da khô hay da hỗn hợp (da nhạy cảm) và đặc điểm của loại da đó. Glutathione Việt Nam đã chia sẻ rất chi tiết về vấn đề này trong bài viết: Các loại da và cách chăm sóc phù hợp. Bạn có thể tham khảo nhé.

3.1. Chọn kem chống nắng cho da dầu và da dầu mụn

Với da dầu: Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ No Sebum (không gây nhờn) hoặc Oil Free (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

Gợi ý 1 số loại kem chống nắng cho da dầu:

  • Innisfree Tone Up No Sebum Sunblock SPF50+. (Bạn có thể mua hàng chính hãng trên tiki TẠI ĐÂY)
  • La Roche Posay Anthelios XL Anti-Shine Dry Touch Gel Cream SPF50. (Bạn có thể mua hàng chính hãng trên SHOPEE hoặc TIKI)
  • Bioré UV Aqua Rich Watery Essence SPF50. (Bạn có thể mua hàng chính hãng trên SHOPEE hoặc TIKI)

Với da dầu mụn: Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là Non-Comedogenic (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu.

Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

Một số gợi ý chọn kem chống nắng cho da mụn:

  • Avene High Protection Cleanance Sunscreen SPF30. (Bạn có thể mua hàng chính hãng trên Tiki TẠI ĐÂY)
  • La Roche-Posay Anthelios Anti Shine Matte Fluid SPF 30.
  • Dermalogica dòng MediBac Clearing Oil Free Matte SPF30. (Bạn có thể mua hàng chính hãng trên Shopee TẠI ĐÂY)
  • Dermalogica Super Sensitive Shield SPF30.
  • Eucerin Sun Fluid Mattifying SPF 50+. (Bạn có thể mua hàng chính hãng trên SHOPEE hoặc TIKI)
  • EltaMD UV Clear Broad-Spectrum SPF 46. (Bạn có thể mua hàng chính hãng trên Shopee TẠI ĐÂY)

3.2. Cách chọn kem chống nắng cho da khô

Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

3.3. Chọn kem chống nắng cho da hỗn hợp

Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

3.4. Chọn kem chống nắng khi đi bơi

Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề Water Resistant hoặc Water Proof trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40 đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

3.5. Chọn kem chống nắng khi trang điểm

Nếu hay trang điểm thì bạn nên chọn kem chống nắng vật lý hoặc vật lý lai hoá học để khỏi phải bôi lại sau 2h, bôi lại kem chống nắng lên trên lớp trang điểm thì trông rất kỳ cục, mà bạn cũng không thể cứ 2h lại tẩy trang để bôi KCN rồi lại makeup được. Nếu da bạn đổ dầu và bạn lo lắng giảm tác dụng của kem chống nắng thì dùng giấy thấm dầu rồi phủ lại phấn có SPF15-20 là đủ.

Hiện giờ đa số các loại phấn phủ đều có SPF nằm trong khoảng đấy. Còn nếu da bạn ko đổ dầu và không có quá nhiều mồ hôi thì cứ để yên vậy thôi.

Nếu bạn không hoặc ít trang điểm, da có dầu và ghét cảm giác nhờn bí thì có thể chọn kem chống nắng hóa học. Nhưng bạn phải luôn nhớ bôi lại kem sau 2-3h nếu ở ngoài nắng lâu. Còn nếu bạn ngồi phòng mát điều hòa, không đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước thì OK, có thể bôi lại sau 4h. Trước khi bôi lại thì rửa sơ qua mặt, thấm khô bớt rồi mới bôi nhé.

Mùa hè thường da bạn sẽ bí bách do đó bạn có thể sử dụng kem chống nắng hóa học, còn mùa đông dùng kem chống nắng vật lý, tuy nhiên phải thừa nhận một điều là dùng kem chống nắng vật lý thì an toàn và bền vững hơn hẳn.

  • Vào mùa hè bạn có thể dùng Omi Sun Bears Strong Cool Plus (Mua hàng chính hãng tại SHOPEE hoặc TIKI) và La Roche- Posay Anthelios XL Anti-Shine Dry Touch Gel Cream (Mua hàng hãng tại SHOPEE hoặc TIKI) vì chúng đều cho lớp finish rất khô thoáng, không gây dầu nhờn.
  • Với những hôm đi chơi ngoài trời lâu hoặc đi biển thì bạn có thể dùng kem chống nắng vật lý. 2 loại chống thấm nước và lâu trôi bạn có thể dùng là Apieu Pure Block Natural Sun Cream Waterproof (Mua hàng chính hãng trên SHOPEE hoặc TIKI) và Innisfree Waterproof Perfect Sunblock.
  • Còn vào mùa đông bạn có thể dùng Innisfree Eco Safety Daily SPF35 (Mua hàng chính hãng trên SHOPEE) , Skin&Lab Dr.Vita Clinic Fre-C Sun ProtectorEltaMD UV Pure Broad-Spectrum SPF 47 bởi chúng có 1 độ ẩm nhất định, giữ cho da không bị khô nẻ.

4. Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng đúng cách

Sau khi đã lựa chọn được loại kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB, các bạn cũng cần biết cách sử dụng chúng sao cho đúng. Bởi nếu không sử dụng đúng sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ da khỏi tia cực tím. Các bạn cần lưu ý các điều sau đây:

Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng

  • Để việc chống nắng đạt hiệu quả tối đa, bạn cần bôi kem chống nắng lên da 20 30 phút trước khi đi ra ngoài nắng.
  • Sau 2 3 giờ, bạn cần bôi lại kem chống nắng, để đảm bảo lớp kem đủ khả năng chống lại các tia tử ngoại. Mỗi loại kem lại có thời gian tác dụng khác nhau, cho nên bạn cần đọc kỹ thông tin của sản phẩm bạn đang sử dụng.
  • Có không ít người nghĩ là chỉ cần bôi kem chống nắng trong những ngày nắng nóng mà không cần sử dụng khi trời mát mẻ, nắng dịu hoặc có nhiều mây. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Bởi trên thực tế, chỉ cần có ánh mặt trời là có tia UVA và UVB có thể làm hại da. Do đó, cần bảo vệ da bất cứ khi nào ra ngoài trời có nắng.
  • Tuy kem chống nắng tốt như vậy, nhưng với phụ nữ có thai và đang cho con bú cần phải thận trọng khi sử dụng, nên đọc kỹ các khuyến cáo của từng loại kem.

Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, khi ra ngoài vào giờ nắng nóng cao điểm, các bạn nên kết hợp sử dụng thêm các biện pháp chống nắng khác như:

  • Đội mũ rộng vành có thể che phủ được khuôn mặt.
  • Hoặc sử dụng ô khi đi bộ.
  • Đeo khẩu trang.
  • Mặc áo dài tay.
  • Đeo kính râm để bảo vệ mắt
  • Bổ sung những loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như Viên ngậm dưới lưỡi Glutathione giúp tăng cường sức khỏe làn da, bảo vệ da từ bên trong.

Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết này của chúng tôi, các bạn đã biết cách lựa chọn kem chống nắng chống tia UVA và UVB phù hợp cho mình. Bên cạnh đó các bạn cũng cần chú ý cách sử dụng kem sao cho đúng để đạt được hiệu quả bảo vệ da tốt nhất, tránh khỏi các loại tia cực tím. Đồng thời nên kết hợp với các biện pháp chống nắng khác để nâng cao hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia cực tím dưới những ngày nắng nóng cao điểm như hiện nay.