Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của đảng xác định mục tiêu của cách mạng là:

LT 3.5.1[5điểm]: Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/11/1945. Anh [chị] hãy:

b. Phân tích nội dung cơ bản của Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”.

c. Trình bày quá trình thực hiện chỉ thị.

Trả lời:

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, nước VN Dân chủ Cộng hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.

Ngày 25/11/1945, BCH TW Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến, kiến quốc. Chỉ thị vạch rõ con đường đi lên cho cách mạng VN trong giai đoạn mới.

* Nội dung cơ bản của chỉ thị “ Kháng chiến, kiến quốc” :

-  Chỉ đạo chiến lược: Đảng ta xác định mục tiêu hàng đầu của VN lúc này vẫn là giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu lúc này là “ Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững và phát triển nền độc lập.

- Chỉ thị xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược. chủ trương thành lập “ mặt trận Dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”; mở rộng mặt trận Việt minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất mặt trận Việt –Miên –Lào,…

- Nhiệm vụ : có 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phảnvà  cải thiện đời sống cho nhân dân. Trong đó, xây dựng và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất.

- Chỉ thị chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “ Hoa- Việt than thiện” đvs quân đội Trung Hoa Dân quốc và “ Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đvs Pháp.

=> Chỉ thị kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược và chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ 2 nhiệm vụ chiến lược mới của CMVN sau Cách mạng tháng Tám là XD đất nước đi đôi vs bảo vệ đất nước. Đồng thời, chỉ thị này cũng đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội và đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài bảo vệ chính quyền CM.

Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, sáng tạo, linh hoạt, trước hết là trong giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1946.

* Quá trình thực hiện chỉ thị:

- Chính trị: 

       + Tiến hành vẹn toàn hệ thống chính trị.

       + Bầu cử quốc hội vào ngày 6/1/1946.  Bầu được 333 đại biểu quốc hội. Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ tịch với 98% số phiếu bầu.

        + 2/3/1946 quốc hội khóa 1 họp phiên đầu tiên.

- Kinh tế:

        + phát động các phong trào tăng gia sản xuất với khẩu hiệu: tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa, tấc đất tấc vàng.

       + Phát động phong trào hũ gạo cứu đói, hũ gạo tiết kiệm.

       + Phát động tuần lễ vàng, xây dựng Quỹ độc lập [quyên góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng tiền quỹ độc lập].

       + 11/1946 tiền Việt Nam có in hình chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu hành trên toàn quốc.

- Văn hóa: thành lập nhà bình dân học vụ

- Ngoại giao: Thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo, nhân nhượng có nguyên tắc.

            + Đối với Tưởng thì Hoa- Việt thân thiện.

            + Đối với Pháp thì nhân nhượng về mặt kinh tế-độc lập về chính trị.

            + 9/1945-2/1946 thực hiện hòa Tưởng đánh Pháp

            + 3/1946-12/1946 hòa Pháp đuổi Tưởng về nước.

Ý nghĩa: 

Giữ vững và phát triển chính quyền CM.

Giúp ta bảo vệ được nền độc lập nước nhà.

Xây dựng được nền móng đầu tiên và cơ bản cho 1 chế độ mới, chế độ VN Dân chủ Cộng hòa.

Chuẩn bị điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.

Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc

[ĐCSVN] - Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc.

Trung ương Đảng phân tích sâu sắc toàn diện những thay đổi cơ bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh. Trung ương Đảng nhận định lực lượng hoà bình mạnh hơn lực lượng chiến tranh; bốn mâu thuẫn lớn trên thế giới vẫn tồn tại và gay go hơn hết là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam châu Á.

Về tình hình Đông Dương, Chỉ thị vạch rõ những khó khăn trong việc giữ chính quyền. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập đã phải đối phó ngay với ngoại xâm, nội phản và nạn đói đang đe doạ.

Dựa trên những nhận định về tình hình khách quan và chủ quan về tình hình ta, địch, Chỉ thị chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập".

Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Chỉ thị xác định, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là "thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng", đề ra nhiệm vụ cần kíp của nhân dân Đông Dương đối với cách mạng thế giới. Đối với cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ riêng, cần kíp là củng cố chính quyền; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống nhân dân”.

Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cho từng mặt công tác như sau:

Về nội chính,xúc tiến việc thành lập Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức.

Về quân sự,động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích với phương pháp bất hợp tác triệt để.

Về ngoại giao,nắm vững nguyên tắc thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực; kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc "bình đẳng, tương trợ"; đối với Tưởng Giới Thạch vẫn chủ trương "Hoa - Việt thân thiện", đối với Pháp, thực hành độc lập về chính trị, nhân nhượng kinh tế.

Về tuyên truyền,kêu gọi đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược phản đối chia rẽ, nhưng chống sự thống nhất vô nguyên tắc với bọn phản quốc chống âm mưu phá hoại và chia rẽ của bọn phản động, Việt gian, chống thực dân Pháp xâm lược [không nói đánh cả Ấn, Anh]. Không công kích nhân dân Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp xâm lược.

Về kinh tế tài chính,khôi phục sản xuất công nghiệp, cho tư nhân góp vốn kinh doanh các nhà máy, khai mỏ, khuyến khích giới công thương, mở hợp tác xã, mở hội cổ phần; hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp, sửa chữa đê điều, lập quốc gia ngân hàng, lập ngân quỹ toàn quốc và ngân quỹ xứ, tỉnh, phát hành giấy bạc, định lại các ngạch thuế.

Về cứu tế,kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, lập quỹ cứu tế, lập kho thóc cứu tế, đẩy mạnh khai hoang tăng gia sản xuất, quyên góp tiếp tế cho dân nghèo...

Về văn hoá,chống nạn mù chữ, cải cách giáo dục theo tinh thần mới, mở đại học và trung học, xây dựng nền văn hoá mới theo ba nguyên tắc: khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá.

Chỉ thị nhấn mạnh: muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên "Đảng và Mặt trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển. Đảng phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật và nửa công khai của Đảng, tuyển thêm đảng viên; giữ vững sinh hoạt của Đảng; thành lập Đảng đoàn trong các cơ quan hành chính và các đoàn thể quần chúng; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội;

Về Mặt trận Việt Minh thống nhất các tổ chức quần chúng trên toàn quốc; phân biệt ranh giới giữa các Uỷ ban nhân dân và Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo về Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược.

Chỉ thị còn đề ra các biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về chính quyền, kháng chiến ở Nam Bộ, về chống và đề phòng nạn đói, về tổng tuyển cử...

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc là Cương lĩnh hành động trước mắt của Đảng và nhân dân ta.

--------------

Xem thêm tài liệu tham khảoTẠI ĐÂY

Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 3, tr.44-47, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2008.

  •  Thành viên
  •  RSS

 

 

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH PHƯỚCĐịa chỉ: Đường Trường Chinh, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Email: Khóa công khai [GPG PublicKey Tải về]

Điện thoại: 02713.879.251 - 02713.883.238Trưởng ban Biên tập website: ThS. Nguyễn Thanh Thuyên, Hiệu trưởng© 2018 - Bản quyền thuộc về trường Chính trị tỉnh Bình Phước.Ghi rõ nguồn "Trường Chính trị tỉnh Bình Phước" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này.

Điều khoản sử dụng | Chính sách bảo mật [Quyền riêng tư] Design by tichtac.net

Video liên quan

Chủ Đề