Chia lãi cho công ty mẹ hạch toán thế nào năm 2024

Khi góp vốn đầu tư vào một công ty, một trong những điều nhà đầu tư quan tâm nhất là lợi nhuận thu được. Khi công ty hoạt động có lãi, vấn đề chia lợi nhuận vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm giữa các thành viên. Vậy pháp luật doanh nghiệp đã quy định như thế nào về việc chia lợi nhuận đối với công ty TNHH?

1. Điều kiện chia lợi nhuận

Căn cứ theo Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận”.

Như vậy, Công ty không thể tự chia lợi nhuận cho các thành viên mà buộc phỉa thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Sau đó, dựa vào các điều kiện cơ bản để chia lợi nhuận, cụ thể:

Kinh doanh có lãi, theo đó lãi là phần giá trị lớn hơn, thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ so với giá thành và chỉ phí tiêu thụ sản phẩm. Đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật. Bởi lẽ khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước cần được ưu tiên. Bảo đảm sau khi chia lợi nhuận vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau. Vì lợi ích của chủ nợ đối với khoản vay thực chất được bảo đảm bằng giá trị sinh lời của tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Do kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt mục đích, vốn chỉ được thu hồi sau một thời hạn nhất định. Bởi vậy, khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh có lãi, việc thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả cần được đảm bảo thanh toán.

2. Cách thức chia lợi nhuận

Có 02 cách để chia lợi nhuận đối với công ty TNHH:

- Thứ nhất, chia theo thỏa thuận giữa các thành viên:

Điều lệ Công ty sẽ bao gồm các thỏa thuận giữa các thành viên. Theo đó, điều lệ công ty là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Việc phân chia lợi nhuận cũng là một điều khoản được ghi nhận tại Điều lệ công ty, căn cứ vào khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“Điều 24. Điều lệ công ty

2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  1. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  1. Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  1. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.”

- Thứ hai, chia theo phần vốn góp tương ứng của thành viên:

Cách thức phân chia này được căn cứ theo quy định về quyền của Hội đồng thành viên tại khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên

1. Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:

  1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
  1. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
  1. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật…”

Như vậy, nếu giữa cách thành viên không thỏa thuận được thì lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ được phân chia tương ứng với phần vốn góp của thành viên đó vào công ty, nếu góp vốn càng cao thì lợi nhuận thu về càng cao.

3. Thu hồi lợi nhuận đã chia

Điều 70 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 69 của Luật này thì các thành viên công ty phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.”

Khi không đáp ứng được các điều kiện về việc chia lợi nhuận như quy định pháp luật mà công ty vẫn tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên thì các thành viên đó phải hoàn trả lại công ty số tiền, tài sản đã nhận được, đồng thời phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.

Công ty bạn sau một năm tài chính kinh doanh có lãi và các thành viên thống nhất với nhau sẽ chia phần lợi nhuận cho các thành viên công ty, Vậy quy định về chia lợi nhuận cho các thành viên như thế nào? Cách hạch toán kế toán khi chia lợi nhuận cho các thành viên như thế nào? ….. Hãy cùng TRUNG NAM LỘC tìm hiểu về chủ đề này nhé.

Hạch toán chia lợi nhuận cho các thành viên

Nội dung chính

Điều 69. Điều kiện để chia lợi nhuận

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Điều 132. Trả cổ tức

Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
  1. Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
  1. Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

\>>> Xem thêm: //caf-global.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tai-long-an/

Chú ý khi chia lợi nhuận sau thuế cho các thành viên công ty

Bù lỗ của các năm trước khi số lỗ đó đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế. [nếu còn đủ điều kiện bù]

Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng [nếu có];

Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, tối đa số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ;

Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập;

Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm nêu ra trong đây được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.

+ Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty;

+ Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng [đối với công ty có Hội đồng quản trị], 200 triệu đồng [đối với công ty không có Hội đồng quản trị] với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch;

+ Còn lại phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty.

Cách hạch toán các bút toán chia lợi nhuận sau thuế cho các thành viên công ty

Phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3388].

Khi trả tiền cổ tức cổ phiếu ưu đãi cho các cổ đông, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3388]

Có các TK 111, 112. . . [Số tiền thực trả].

Điều kiện chuyển lợi chuận ra nước ngoài hàng năm

Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài hàng năm là lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài được chia hoặc thu được của năm tài chính từ hoạt động đầu tư trực tiếp căn cứ trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư cộng với [+] các khoản lợi nhuận khác như khoản lợi nhuận chưa chuyển hết từ các năm trước chuyển sang; trừ đi [-] các khoản nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng hoặc cam kết sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam, các khoản lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng để trang trải các khoản chi của nhà đầu tư nước ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cho nhu cầu cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam của năm phát sinh lợi nhuận trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thời điểm chuyển

kết thúc năm tài chính

Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam

Đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Đã thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định.

Điều kiện Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt nam.

Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với điều kiện sau:

Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;

Đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Đã thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định.

Hình thức chuyển lợi nhuận từ Việt Nam ra nước ngoài

Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp do giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp hoặc do chuyển nhượng dự án đầu tư làm thay đổi pháp nhân đăng ký ban đầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư trực tiếp và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài.

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan.

Công ty dịch vụ kế toán kiểm toán uy tín

Kiểm toán, kế toán là một trong những hoạt động rất quan trọng trong doanh nghiệp, chính vì vậy mà phần lớn các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ kiểm toán bên ngoài nhằm đảm bảo độ chính xác tối đa.

Tuy nhiên, để chọn được một công ty kiểm toán tốt, có uy tín không phải là điều dễ dàng.

CAF là đơn vị uy tín nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kế toán; kiểm toán …. Với tiêu chí mang đến dịch vụ uy tín – chất lượng – phí dịch vụ tốt nhất.

Chủ Đề