Chiến lược dạy học của giáo viên cốt cán Trường THCS

Bài Tiểu luận số 2Phân tích vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán ở trường trung họccơ sở. Đề xuất các giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viêncốt cán ở trường trung học cơ sở.1. PHẦN MỞ ĐẦUTrong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục bậc THCS có vị trí quan trọng trongviệc nâng cao dân trí, góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Mục tiêu của giáo dục THCS nhằm hình thành cho học sinh học vấn phổ thông vànhững kiến thức cơ bản của các môn văn hóa, những kỹ năng sống cần thiết,những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, công nghệ và hướng nghiệp để tiếp tục họclên THPT, giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc đi vào cuộc sống; đào tạo nênnhững người lao động có sức khoẻ, có kỹ năng và động lực học tập suốt đời. Thựchiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X, hiện nay giáo dục THCS cũng đangđược đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến kế hoạch vàphương pháp dạy học để tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính hệ thống, đồng bộvới các cấp học khác.Trong mỗi nhà trường đội ngũ giáo viên luôn là một trong những nhân tố quantrọng nhất góp phần quyết định sự phát triển nhà trường, bởi lẽ chính họ là ngườitổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và pháttriển chuyên môn, phát triển nhà trường. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng độingũ giáo viên đã được thể hiện trong các Nghị quyết trung ương Đảng, trong Luậtgiáo dục, trong điều lệ trường phổ thông, trong Chỉ thị của Bộ trường Bộ giáo dụcvà đào tạo về nhiệm vụ năm học cũng như các văn bản thực hiện nhiệm vụ nămhọc.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”;… “Côngviệc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nghị quyết Hội nghị Banchấp hành Trung ương lần thứ 4 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyếtđịnh chất lượng giáo dục”. Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thưTW Đảng đã nêu rõ: “… xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcđược chuẩn hóa, bảo đảm về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặcbiệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghềcủa nhà giáo”.Trong đội ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên cốt cán, đầu đàn về chuyên môn lạicàng có vai trò quan trọng hơn. Đây là những nhân tố tích cực, là tấm gương trongviệc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo; họ là những giáo viên có chuẩn năng lựcnghề nghiệp đạt mức độ cao, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vữngvàng, là lực lượng đầu tàu, nòng cốt cho việc giảng dạy bộ môn, có khả năng tổchức các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học ở các mức độ khác nhau,đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục của mộtnhà trường. Trong một chừng mực nào đó, họ có hiểu biết rộng hơn, am hiểu sâuhơn về một lĩnh vực chuyên môn, về chính trị - xã hội; biết dấn thân trong côngtác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hành động; vận dụng tốt khoahọc giáo dục hiện đại; nắm bắt và xử lý nhanh thông tin; nhạy cảm với cái mới; cónăng lực cao trong tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học; cótối thiểu những kỹ năng lãnh đạo - quản lý nhóm; kỹ năng giao tiếp chinh phục, thuphục, thuyết phục, tập hợp, cuốn hút và khả năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng củacác giáo viên khác…B. NỘI DUNG1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán ở trường THCSTrong bất cứ một tổ chức nào cũng cần những con người nòng cốt, biết thắp lửa,biết dấn thân, biết canh tân các hoạt động của tổ chức. Ở nhà trường lớp người nàygọi là giáo viên cốt cán. Đối với các trường, việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốtcán sẽ giúp trường nâng cao chất lượng giáo dục.Giáo viên cốt cán ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc xác định nhucầu giáo dục và cải thiện chất lượng giáo dục của trường THCS. Giáo viên cốt cánlà những giáo viên biết rõ những gì đang xảy ra trong trường học của họ. Họ ở mộtvị trí đủ tốt và khách quan bởi lẽ họ không chỉ làm việc với đồng nghiệp, với họcsinh, mà họ còn tiếp xúc nhiều với phụ huynh, cộng đồng và những cơ quan, tổchức có liên quan trong công tác giáo dục học sinh. Giáo viên cốt cán ở trườngTHCS là đội ngũ mà Hiệu trưởng và các cấp quản lí kì vọng họ sẽ tạo ra những độtphá và mang lại bầu không khí thân thiện, nhân văn, vì sự phát triển chuyên mônnghề nghiệp và vì sự tiến bộ của học sinh. Chính vì vậy, mỗi giáo viên cốt cántrong trường cần có ý thức và định hướng rõ ràng cho sự phát triển của cá nhânmình, của cá nhân trong bối cảnh phát triển chung của trường và định hướng pháttriển nhà trường. Giáo viên cốt cán là cầu nối, là người kết nối sức mạnh của cácgiáo viên và nhân viên khác trong trường để lập kế hoạch giáo dục, thảo luận vềmục tiêu phát triển nhà trường, kế hoạch hành động cụ thể cho các mục tiêu đó.Giáo viên cốt cán trong trường đồng thời cũng là những người gắn kết và thực hiệnsứ mệnh của nhà trường từ ý tưởng của lãnh đạo nhà trường dựa trên quy hoạchphát triển chung của trường nơi giáo viên đó làm việc, đồng thời là người chia sẻnhững bài học kinh nghiệm của những bạn bè đồng nghiệp tại các cơ sở giáo dụckhác.Giáo viên cốt cán còn là người truyền cảm hứng cho đồng nghiệp của mình trướcnhững thay đổi hoặc những đổi mới giáo dục nhất là trong bối cảnh xã hội hội nhậpvà phát triển như hiện nay.Giáo viên cốt cán là những người góp phần to lớn trong việc cải tiến trường học,thay đổi chính sách trong trường học. Hơn ai hết, đội ngũ giáo viên cốt cán làngười hiểu không chỉ về chương trình giáo dục, những quy định mang tính chấtràng buộc luật pháp của nghề nghiệp, mà họ còn là những người hiểu sâu sắc vàthấu đáo những lợi ích mang lại từ những các tiếp cận mới trong giáo dục, họ lànhững người đại diện cho những giáo viên nhiệt huyết, chính vì vậy những đềnghị, ý kiến cũng như mong muốn chính đáng của họ góp phần cải thiện chấtlượng giáo dục học đường, góp phần thay đổi chính sách đối với giáo viên, họcsinh và những người làm công tác giáo dục trong cả cộng đồng.Đội ngũ giáo viên cốt cán trong các trường THCS cả nước nói chung hiện nayđang còn bất cập về số lượng, cơ cấu, năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn,chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nhà trường trong giai đoạn mới. Cụ thể:- Số lượng giáo viên cốt cán chưa đầy đủ theo yêu cầu giáo dục và dạy học của nhàtrường. Hiện nay đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, cơ cấu không đồng bộ, chấtlượng thấp. Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn yếu, phẩm chất nhân cáchchưa tốt. Đa số giáo viên chưa thực sự đổi mới trong phương pháp, còn nặng vềtruyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn luyện tư duy độc lập, khả năng tích cực họctập chủ động trong học sinh . Đội ngũ giáo viên hiện nay hầu hết được đào tạochính quy song chất lượng không đồng đều, một số giáo viên mới ra trường nănglực chuyên môn và năng lực sư phạm còn non, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều,phương pháp chưa phù hợp nên dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao. Một sốgiáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo, mới ở trình độ trung cấp, cao đẳng như môn: thểdục, kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ. Một số môn giáo viên còn thiếu trình độ: tinhọc, công nghệ, ngoại ngữ…- Lực lượng đội ngũ giáo viên cốt cán của các trường THCS còn quá mỏng mà hầuhết lại bị chi phối bởi công việc giảng dạy đang ở mức quá tải. Do đó việc tổ chứcsinh hoạt chuyên môn ở tổ, dự giờ, thao giảng chưa được thường xuyên và chưa cóhiệu quả. Đặc biệt, công tác NCKH giáo dục, sáng kiến cải tiến phục vụ cho giảngdạy, giáo dục trong nhiều trường học chưa được đẩy mạnh; giáo viên cốt cán chưathể hiện vài trò đầu tàu trong hoạt động này, nên hạn chế nhiều tới việc nâng caotiềm lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường.- Năng lực tổ chức quản lý, tập hợp đội ngũ của người giáo viên cốt cán còn nhiềuhạn chế, chỉ nặng về hành chính; chưa thực sự có sức mạnh tinh thần, tư tưởng vàtâm lý để cuốn hút, khơi dậy động cơ nội tại của đội ngũ giáo viên trong các hoạtđộng chuyên môn.Những mặt hạn chế nêu trên, có thể do những nguyên nhân chủ yếu:+ Nhận thức về vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong việc nâng cao chấtlượng dạy học và giáo dục của nhà trường chưa đúng mức.+ Ở nhiều trường THCS chưa có qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán.Đội ngũ giáo viên “gọi là cốt cán” hiện nay hình thành một cách tự phát, chưa hềđược cấp quản lý nào đánh giá, công nhận.+ Các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường chưa đặt ra một cách cụ thể những tiêuchí đối với đội ngũ giáo viên cốt cán cho các môn học ở các trường THCS.+ Việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán chưa đượcthực hiện. Hầu hết giáo viên cốt cán chưa được quan tâm bồi dưỡng về trình độquản lý giáo dục. Việc sử dụng, đánh giá đối với giáo viên cốt cán vẫn còn nhiềubất cập.Với những yêu cầu và thực trạng nêu trên, việc phát triển đội ngũ giáo viên cốt cáncác trường THCS không thể hình thành một cách tự phát; mà phải là một quá trìnhphát triển gồm nhiều công việc; bằng nhiều giải pháp, từ việc tạo nguồn, quyhoạch... đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ… Vì vậy, việc hình thành vàphát triển mạng lưới đội ngũ giáo viên cốt cán các môn chuyên trong các trườngTHCS là một vấn đề rất quan trọng cần được nghiên cứu một cách khoa học, cónhững giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong trường THCS đáp ứngyêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngĐể đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay, để thực hiện mục tiêu giáo dụcnói chung của bậc THCS nói riêng thì việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên, nhất là giáo viên cốt cán đã trở thành một nhu cầu bức thiết đòi hỏingười cán bộ quản lý giáo dục phải hết sức quan tâm đặt nó vào vị trí trung tâmtrong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường.Từ nhận thức: “Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mụctiêu, kế hoạch đào tạo”, từ thực trạng cũng như nguyên nhân về đội ngũ giáo viênvà để tạo được bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếpcận với trình độ tiên tiến, phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm nhanh chóng nângcao chất lượng giáo dục hiện nay, tôi xin mạnh dạn nêu lên một số giải pháp pháttriển đội ngũ giáo viên cốt cán trong trường THCS như sau:2.1. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán ởtrường THCS.Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán là việc làm hết sức quan trọng, là động lựcphát triển nhà trường nói chung và phát triển năng lực nghề nghiệp mỗi giáo viênTHCS nói riêng. Nhiệm vụ này không chỉ của riêng cán bộ quản lý nhà trường màlà của mọi giáo viên và nhân viên trong nhà trường.Việc phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán phải dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, mụctiêu, chiến lược, giá trị và thực trạng của nhà trường. Kế hoạch phát triển đội ngũgiáo viên cốt cán có thể thực hiện theo các bước sau đây:- Phân tích thực trạng nhà trường về đội ngũ giáo viên và dự báo nhu cầu phát triểnđội ngũ của nhà trường;- Xác định các mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán trong trường, sắp thứtự ưu tiên các mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên đó để có lựa chọn khi cần thiết;- Xác định các nhiệm vụ cụ thể, các công việc và hoạt động cần thực hiện, tươngứng với mục tiêu, thời gian, thời điểm, nguồn lực và biện pháp thực hiện cho mỗinhiệm vụ, hay hoạt động cụ thể đó. Chú ý tới các yếu tố sau:+ Quy hoạch đội ngũ chung trong bối cảnh nhà trường và phẩm chất, năng lực cầncó đặc thù của giáo viên cốt cán.+ Hệ thống chính sách, mô tả nhiệm vụ cùng các điều kiện khác trong tiến trìnhxây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán.2.2 Tổ chức dạy học, giáo dục của giáo viên cốt cánViệc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên cốt cán không chỉ tácđộng đến học sinh trong lớp của mình, vì sự tiến bộ của học sinh; mà còn là mộtkênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm.Chính vì vậy, khi đội ngũ giáo viên cốt cán tổ chức dạy học cũng như tổ chức cáchoạt động giáo dục, cần tạo cơ hội để có sự tham gia của bạn bè đồng nghiệp vàcộng đồng. Đối với đồng nghiệp, đó là việc chia sẻ những bài học thành công vànhững bài học cần rút kinh nghiệm; đối với cộng đồng, đó là sự phối hợp để hiểunhững nội dung mà học sinh được học, để từ đó có những phối hợp tốt nhất từ phíagia đình và cộng đồng vào việc giáo dục học sinh.2.3 Hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cánVới những năng lực nghề nghiệp của giáo viên cốt cán trong nhà trường, việc hỗtrợ đồng nghiệp của đội ngũ giáo viên cốt cán giúp không chỉ phát triển nghềnghiệp cho giáo viên được giúp đỡ, mà còn phát triển chuyên môn nghiệp vụ chochính những giáo viên cốt cán đó. Việc hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán cóthể được thực hiện trong các hoạt động sau:- Tổ chức chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn theonhu cầu giáo dục của tổ/khối/trường/cụm trường;- Thăm lớp, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề giáo dục, dạy học họcsinh có năng khiếu nổi bật, học sinh có hành vi không mong đợi, học sinh cần tưvấn và hỗ trợ đặc biệt;- Xây dựng kho tư liệu, tài nguyên dạy học, nguồn học liệu của tổ/ khối/ trường/cụm trường hoặc địa phương để có những hỗ trợ về mặt lí luận và thực tiễn giảngdạy;- Thành lập câu lạc bộ, diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn trongcông tác chuyên môn, nghiệp vụ;- Cùng tham gia thiết kế và trao đổi thiết bị, đồ dùng dạy học.2.4 Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đềnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán.Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ. Trước hết người quảnlý và giáo viên phải nhận thức được rằng việc nâng cao năng lực chuyên mônnghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức vừa là yêu cầu thực tế của việc giảng dạytrong giai đoạn hiện nay đồng thời vừa uy tín vừa là trách nhiệm của mỗi nhà giáo.Giáo viên phải hiểu được mình vừa là đối tượng vừa là chủ thể của việc bồi dưỡngnâng cao năng lực phẩm chất. Mỗi giáo viên phải tự giác tích cực chủ động trongviệc thực hiện chương trình bồi dưỡng của cấp trên đồng thời nêu cao tinh thần tựhọc, tự bồi dưỡng. Nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập các đề án của Bộ, củaSở giáo dục về công tác bồi dưỡng đội ngũ. Quán triệt đầy đủ các chủ trương chínhsách của Đảng và nhà nước, các văn bản pháp quy, các quy chế của ngành , nội quyvà kế hoạch của trường, thường xuyên cập nhật thông tin về giáo dục.Tăng cường hoạt động nhận thức cho giáo viên thông qua hội nghị đầu năm học,thông qua các cuộc họp của cơ quan. Mặt khác tổ chức dưới hình thức câu lạc bộhoặc thảo luận tổ hoặc giáo viên tự nghiên cứu các văn bản.2.5 Xây dựng đội ngũ giáo viên một cách khoa học, tổ chức chỉ đạo kiểm tramột cách thường xuyên.Trước hết ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổng thể bao gồm cáckế hoạch chiến lược (dài hạn) và kế hoạch bồi dưỡng đầu năm học (ngắn hạn).- Về kế hoạch dài hạn: Hiệu trưởng căn cứ vào nguyện vọng, năng lực của giáoviên và yêu cầu thực tế của trường để có kế hoạch đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.- Về kế hoạch ngắn hạn: Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo từngnăm học, trên cơ sở bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng tại trường, tự bồidưỡng . . .kế hoạch tổng thể được xây dựng ngay từ đầu năm học. Nhà trường chỉđạo các tổ chuyên môn thảo luận để mỗi tổ xây dựng cho mình 1 kế hoạch bồidưỡng . Mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, coi đó là mục tiêu phấn đấuvà là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên, và cũng là tiêu chí để đánh giá giáoviên.Hiệu trưởng cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc xây dựng các kế hoạch tácnghiệp của các tổ và cá nhân, đồng thời thành lập ban chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũdo hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chuyên môn , các tổ trưởng và một số giáo viêncốt cán thực hiện để kiểm tra công tác bồi dưỡng. Công tác kiểm tra bồi dưỡngphải được tiến hành hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm và phải có đánh giá xếp loại.2.6 Đa dạng hoá các nội dung và hình thức bồi dưỡng giáo viên.* Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức.- Bồi dưỡng giáo viên nhận thức về các chủ trương chính sách của Đảng và nhànước về vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên, về mục tiêu, nội dung, chương trìnhSGK, đổi mới phương pháp giảng dạy.- Bồi dưỡng tư tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhânsinh quan của người giáo viên, tạo ra sự nhạy bén, mẫn cảm và khả năng thích ứngvề mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những phẩm chất đó tạonên sức mạnh , niềm tin về lý tưởng của từng giáo viên để từ đó thấm vào từng bàigiảng, từng hoạt động giáo dục của họ. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, phẩmchất chính trị của giáo viên là thái độ tích cực với công cuộc đổi mới đất nước, làsự trung thành với lý tưởng Mác –Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng đitheo con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội với mục tiêu: Dân giàu ,nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những conngười vừa hồng, vừa chuyên, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trongtương lai vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đồng thời có tinh thần đấu tranh phêvà tự phê nghiêm khắc , bài trừ những tư tưởng lệch lạc, thái độ bàng quan, chốnglại chính sách của Đảng và nhà nước.- Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho giáo viên. Đây là một nội dung quan trọngtrong công tác bồi dưỡng giáo viên bởi tình thương yêu học sinh là điểm xuất phátcủa mọi sự sáng tạo. Tình thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhânvăn, là đặc trưng cơ bản của giáo dục. Đối với người giáo viên lòng yêu nghề, sựsay mê nghề , sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó khăn trong học tập rènluyện, toàn tâm , toàn ý với sự nghiệp giáo dục là biểu hiện của đạo đức cách mạngvà lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất trên không chỉ hình thành trong quátrình đào tạo ở trường sư phạm mà là kết quả của một quá trình học tập rèn luyệntừ bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong suốt cuộc đời.* Đẩy mạnh việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên:Đây là một trong những nội dung cơ bản trong công tác bồi dưỡng. Năng lực sưphạm của người giáo viên thể hiện ở năng lực tổ chức quá trình dạy học và nănglực tổ chức các quá trình giáo dục. Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy họctrên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh,đồng nghiệp và cộng đồng. Đặc biệt hiện nay, chúng ta đang thực hiện chươngtrình SGK mới, đòi hỏi giáo viên cần có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy họctích cực và sử dụng thành thạo các TBDH theo đặc trưng của môn học. Giáo viênphải có kỹ năng thiết kế giáo án , kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học, kỹ năng rađề kiểm tra, kỹ năng đánh giá học sinh. Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng ứng xửcác tình huống trong giảng dạy và giáo dục. Để có những kỹ năng đó, giáo viêncần có những tri thức khoa học vè tâm lý giáo dục, ngoài ra giáo viên cần nâng caonăng lực hoạt động xã hội, đặc biệt là việc phối hợp với gia đình-xã hội để giáodục rèn luyện nhân cách cho học sinh.* Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn:Năng lực chuyên môn là nền tảng, là đòn bẩy của năng lực sư phạm. Muốn có nănglực sư phạm tốt cần có năng lực chuyên môn vững vàng. Năng lực chuyên mônhay trình độ chuyên môn bao gồm nhiều yếu tố như: kiến thức khoa học về bộ mônvà các kiến thức liên quan, phương pháp giảng dạy bộ môn với từng bài, kiểu bài.Sự sáng tạo, khả năng đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, khả năng tháo gỡ nhữngkhó khăn vướng mắc về chuyên môn cho mình và cho đồng nghiệp, chất lượng bàidạy, giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh. Thường xuyên sưu tầm những tưliệu, tài liệu, các thiết bị cần thiết liên quan đến nội dung kiến thức và phương phápdạy bộ môn. Phát huy sự sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Đặc biệt là đổimới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện để giáo viên đúc rút kinh nghiệm. Bồidưỡng khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu của từng bài dạy, kiểu bài.* Bồi dưỡng năng lực kiến thức bổ trợ:Bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học và sử dụng các TBDH hiện đại.Hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin và xu thế hoá toàn cầu đang được mở rộng,đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, đang mở cửa giao lưu với các nướctrên thế giới nên người giáo viên phải biết sử dụng ngoại ngữ. Nắm vững ngoạingữ giáo viên có đủ điều kiện để đọc tham khảo sách nước ngoài phục vụ cho việcgiảng dạy và còn giúp cho giáo viên có điều kiện để học tốt môn tin học một khi đãnối mạng internet toàn cầu . Đó là một kho tri thức vô tận cho giáo viên để nângcao trình độ của mình. Nhà trường đã có giáo viên dạy tiếng anh và tin học. Đây làmột điều kiện tốt để tiến hành bồi dưỡng tiếng anh và tin học cho đội ngũ giáo viêntrong nhà trường. Việc học thêm ngoại ngữ và tin học được coi là yêu cầu bắt buộcvà đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua của mỗi giáo viên.* Bồi dưỡng năng lực công tác xã hội hoá giáo dục:Đây là một trong 7 nhóm giải pháp để phát triển giáo dục của Đảng và nhà nướctrong thời kỳ CNH-HĐH thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùnglàm” , chính nhờ chủ trương này mà nguồn lực đầu tư cho giáo dục tăng lên và làmcho bộ mặt giáo dục nước nhà khởi sắc, tạo ra một phong trào học tập rầm rộ.Muốn đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hoá giáo dục thì một trong những yêu cầu là phảibồi dưỡng năng lực xã hội hoá giáo dục cho mỗi giáo viên.Cần bồi dưỡng năng lực phối hợp các môi trường giáo dục cho giáo viên mà trướchết là phối hợp với gia đình, với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội để giáo dụchọc sinhĐặc biệt là bồi dưỡng năng lực huy động cộng đồng tham gia vào xây dựng và pháttriển giáo dục: việc tham gia vào xây dựng cơ sở vật chất, trang TBDH, chăm lođời sống cho giáo viên để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường –gia đình và xã hội.2.7 Xây dưng quy chế hoạt động của giáo viên cốt cán với những quy địnhphát huy được sáng tạo của cá nhân và đội ngũ cán giáo viên cốt cán.Trong đó, phải có những chính sách ở cấp trung ương, cấp địa phương, cấp nhàtrường đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ giáo viên cốt cán hoạt động thực hiệnđược các chức năng cơ bản đã nêu ở phần trên.Quy chế hoạt động của đội ngũ giáo viên cốt cán phải bảo đảm đây là một tổ chứchoạt động chuyên môn nghề nghiệp, không bị ràng buộc bởi quá nhiều quy địnhhành chính cứng nhắc, để cho đội ngũ này được sáng tạo, phát triển nghề nghiệpnhằm nâng cao chất lượng giáo dục.2.8 Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động dạy học của giáo viên cốt cán và hoạtđộng học tập của học sinh để vừa có chính sách khích lệ về vật chất, tinh thần,vừa có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao năng lực của họ.Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh là một vấn đềnhận được sự quan tâm đặc biệt của cả những người làm công tác giáo dục lẫn sựquan tâm của cộng đồng. Đánh giá là một thành phần không thể thiếu cho quá trìnhgiảng dạy và học tập. Đối với giáo viên, đánh giá là để giúp giáo viên điều chỉnhviệc giảng dạy của mình, phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân. Còn đốivới học sinh, đánh giá là để điều chỉnh mục tiêu học tập, phương pháp học tậpcũng như điều chỉnh những kĩ năng và năng lực của cá nhân mình. Việc đánh giáhọc sinh tiểu học không chỉ tập trung vào kết quả học tập, mà quan trọng hơn cả làquá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Vì vậy, với học sinh tiểu học, cần đồngthời đánh giá phẩm chất, năng lực của các em, trong đó chú trọng đến đánh giá quátrình và đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.C. KẾT LUẬNTrong nền kinh tế thị trường hiện nay thì “đức và tài” của người thầy càng phải gắnbó chặt chẽ với nhau. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi nhàtrường là rất quan trọng, đội ngũ này sẽ giúp nhà trường phát triển toàn diện vềmọi mặt. Giáo viên không chỉ làm một việc là truyền thụ tri thức đã có sẵn mà phảitrở thành nhà tổ chức hoạt động nhận thức, định hướng nhận thức, gợi mở và xâydựng bản lĩnh chính trị, lập trường bản chất giai cấp công nhân cho người học. Vìvậy, đội ngũ nhà giáo phải thực sự là con người văn hóa cao, tâm, trí rộng, “vừahồng vừa chuyên”. Như vậy, yêu cầu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ nặng nềvà vinh quang của mình, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng “làm mới” chínhmình về tri thức, kĩ năng sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn. Muốn làm được điềuđó, đội ngũ nhà giáo, phải không ngừng tự học tập để mở rộng hiểu biết của mìnhvề cả kiến thức chuyên ngành, liên ngành, khoa học xã hội nhân văn,… những trithức mới về khoa học sư phạm hiện đại, kĩ năng giảng dạy theo phương pháp tíchcực. Thực tế giảng dạy cho thấy rằng, một thầy, cô giáo không thể giảng dạy tốtmôn học của mình đảm nhiệm nếu chỉ nắm vững kiến thức môn đó.Mà đội ngũthầy, cô giáo phải uyên bác, thông tuệ, hiểu sâu, biết rộng, có phương pháp sưphạm tốt, nhiệt tình, trách nhiệm ý thức xã hội cao, yêu thương người học, bao giờcũng có kết quả giảng dạy cao, uy tín rộng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự pháttriển của xã hội để xứng đáng là người “kỹ sư tâm hồn” trong sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.