Chiến lược định vị thương hiệu của iPhone

Chiến lược thương hiệu của Apple là câu chuyện đặc biệt của giới công nghệ, họ không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà còn nổi tiếng về mức độ hài lòng sau trải nghiệm và chiều chuộng cảm xúc khách hàng.

Chiến lược thương hiệu của Apple là bài học mà bất cứ thương hiệu nào cũng có thể noi theo. Khách hàng của Apple không chỉ trông đợi vào mối quan hệ của nhà bán lẻ với người tiêu dùng, mà họ còn sẵn sàng cam kết gắn bó với sản phẩm và thương hiệu. Suốt quá trình trở thành công ty đại chúng đầu tiên của Mỹ cán mốc vốn hoá 2 tỷ USD, đâu là những điểm nhấn trong chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple mà chúng ta có thể học hỏi và đúc kết cho mình thêm nhiều kinh nghiệm?

Có hai khái niệm mà nhiều người vẫn thường nhầm lẫn chúng với nhau. Đó chính là chiến lược thương hiệu và chiến thuật thương hiệu. Trong khi chiến thuật thương hiệu gắn liền với quá trình tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, thì chiến lược thương hiệu lại là một phần quan trọng trong định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu.

Doanh nghiệp không thể lên chiến thuật trong khi chưa định hình được chiến lược thương hiệu và ngược lại, chiến lược là gốc rễ và quyết định thành bại của từng chiến thuật thương hiệu khác nhau.

Chiến lược thương hiệu được ra đời với mục tiêu trả lời câu hỏi rằng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền đạt là gì. Sau đó chiến thuật thương hiệu lại đóng vai trò trực tiếp trong việc giải quyết từng vấn đề cụ thể. Thông điệp này gắn bó với sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào? Truyền đạt thông điệp cho ai, lúc nào và ở đâu? Tất nhiên chiến lược thương hiệu của Apple cũng là một điển hình giống như thế.

Apple có xuất phát điểm là một công ty bán sản phẩm máy tính cá nhân. Nhưng tất cả đã thay đổi vào khoảng những năm 80 của thế kỷ trước – ít nhất là trên phương diện chiến lược thương hiệu. Trong một buổi trả lời phỏng vấn, John Sculley – CEO của Táo Khuyết tại thời điểm đó và đồng thời là một chuyên gia marketing đã chia sẻ: “Mọi người thích nói về công nghệ, nhưng Apple lại muốn bàn về marketing nhiều hơn. Rồi đây chúng tôi sẽ trở thành công ty marketing tốt nhất trong cả một thập kỷ.”

>> Xem thêm: //vudigital.co/chien-luoc-marketing-la-gi-huong-dan-xay-dung-tu-co-ban-toi-nang-cao-quy-trinh-xay-dung-5t.html

Ngay trong năm đầu tiên cùng với huyền thoại Steve Jobs lèo lái con tàu Apple, Sculley đã đẩy ngân sách làm marketing từ 15 triệu lên thành hàng trăm triệu USD. Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu đều đồng ý với nhau rằng, chiến lược xây dựng thương hiệu dựa trên mối dây liên kết với cảm xúc người dùng mới chính là lý do giữ cho Apple còn tồn tại và phát triển cho đến hiện tại.

Sau khi Steve Jobs bị đẩy khỏi Apple bởi chính Sculley rồi lại quay về vào cuối những năm 90, chiến lược thương hiệu của Apple vẫn không hề thay đổi. Có chăng là tính sáng tạo trong xây dựng và thiết kế sản phẩm ngày càng được nâng lên theo cấp số nhân mà thôi.

Từ mục đích ban đầu là xây dựng chiến lược cho thương hiệu. Chiến lược thương hiệu của Apple đã phát triển mạnh mẽ để trở thành một nét văn hoá doanh nghiệp.

Đó còn là một tôn chỉ không đổi trong cách tiếp cận khách hàng tiềm năng, định vị thương hiệu, thiết kế sản phẩm hay tạo dựng nên những mối quan hệ có giá trị vượt lên trên quan hệ mua bán đơn thuần với người tiêu dùng. Dưới đây sẽ là 3 điểm nhấn trong chiến lược thương hiệu, mà người ta có thể ngay lập tức hình dung đến hình ảnh logo Táo Khuyết mỗi khi nghe thấy.

Tập trung đến giá trị cộng đồng và tính nhân văn

Apple xứng đáng là thương hiệu dễ làm người ta gợi nhớ đến các giá trị cộng đồng nhất. Từ môi trường, lối sống cho đến những căn bệnh thế kỷ mà nhân loại vẫn đang trên đường tìm ra giải pháp chế ngự. Apple luôn không ngừng lồng ghép những giá trị cộng đồng này vào trong sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Không dừng lại ở đó, Apple có lẽ là thương hiệu duy nhất đủ sức làm cho khách hàng tin rằng, bản thân họ có thể thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn thông qua việc tin tưởng sử dụng sản phẩm và dịch vụ đến từ Apple.

Truyền cảm hứng bằng ngôn từ và thẩm mỹ

Chẳng cần phải chờ đến lúc những sản phẩm của Apple xuất hiện trong các đoạn phim quảng cáo. Thông qua ngôn từ, hình ảnh và cách mà Apple kể chuyện ngay từ những giây phút đầu tiên, ai cũng có thể ngay lập tức khẳng định rằng đây chính là sản phẩm quảng cáo của Apple chứ không thể nhầm lẫn với bất cứ thương hiệu nào khác.

Vốn từ vựng phong phú có lẽ là lợi thế lớn trong chiến lược thương hiệu của Apple, so với chính các đối thủ khác trong thế giới công nghệ nói riêng và trên thị trường nói chung. Họ luôn tìm ra cách độc đáo nhất để gọi tên sản phẩm, thuyết trình về các tính năng mới nhất và thậm chí ở một phương diện nào đó, họ còn có thể bảo vệ chính mình trước những phản ứng trái chiều đến từ dư luân và giới mộ điệu.

Kết nối mọi người bằng cách xây chắc hệ sinh thái

Mỗi thương hiệu khác nhau sẽ có những cách khác nhau để kết nối cộng đồng người dùng sản phẩm của họ. Nhưng Apple có lẽ vẫn đang “đơn thân độc mã” trên con đường kết nối người dùng trung thành bằng cách xây chắc quy mô của hệ sinh thái. Có một lý do vô cùng phổ biến như sau khi mọi người được hỏi vì sao lại chọn mua sản phẩm đến từ Apple, đó là tính kết nối với mọi người xung quanh.

Apple tạo ra một cộng đồng đủ lớn bao gồm những người dùng trung thành của họ. Họ có thể là bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay thậm chí chỉ là những người hoàn toàn xa lạ. Sở hữu và sử dụng thiết bị của Apple cũng giống như việc bạn đang có một người bạn tốt bên cạnh.

Người này sẵn sàng lắng nghe những vấn đề của bạn, đáp ứng những nhu cầu cần thiết từ cơ bản đến nâng cao và quan trọng hơn hết, sẵn sàng trở thành cầu nối giữa bạn với hàng triệu người dùng khác cùng trong hệ sinh thái rộng lớn.

Chiến lược thương hiệu của Apple không chỉ mang lại lợi thế cho họ trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đó còn là một lời tuyên ngôn của nhà Táo Khuyết về chất lượng sản phẩm, triết lý vận hành và định hướng phát triển hơn nữa của thương hiệu trong tương lai. Bạn có muốn tìm hiểu nhiều hơn về kế hoạch xây dựng thương hiệu của Apple cũng như các tên tuổi hàng đầu thế giới khác hay không? Hãy tiếp tục theo dõi trang blog của Vũ hoặc trực tiếp liên hệ thông qua số hotline 0366 366 999.

⇒ Xem thêm: Vũ Digital giúp được gì khi doanh nghiệp lạc lối trên đường xây dựng thương hiệu?

Chiến lược thương hiệu của Apple là câu chuyện đặc biệt của giới công nghệ, họ không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà còn nổi tiếng về mức độ hài lòng sau trải nghiệm và chiều chuộng cảm xúc khách hàng.

Tập trung đến giá trị cộng đồng và tính nhân văn / Truyền cảm hứng bằng ngôn từ và thẩm mỹ / Kết nối mọi người bằng cách xây chắc hệ sinh thái

Vượt lên cả giá trị sản phẩm lẫn chuỗi văn hoá thương hiệu, chiến lược phân phối của Apple đang cho thấy tầm quan trọng của nó, trên hành trình mang biểu tượng Táo Khuyết đến gần hơn với khách hàng trung thành.

Tổng số cửa hàng của Apple trên thế giới là 513 [Mỹ 271/Nước ngoài 242].

Trong những năm qua, Apple đã mở rộng số lượng địa điểm bán lẻ và phạm vi địa lý của họ, với 513 cửa hàng trên 25 quốc gia trên toàn thế giới tính đến năm 2021.

Apple là một trong những thương hiệu đình đám trong ngành công nghệ với số lượng khách hàng trung thành rất lớn. Để đạt được thành công như ngày hôm nay không thể không nhắc tới các chiến lược marketing của Apple. Hãy cùng Ori tìm hiểu chi tiết về chiến lược Marketing của thương hiệu này nhé!

Apple hay còn được biết đến là Apple Inc. là tập đoàn về công nghệ của Mỹ được sáng lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne vào tháng 4 năm 1976. Apple hiện đang là một trong những tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ lớn nhất trên thế giới.

Các dòng sản phẩm được nhiều người biết tới của Apple bao gồm điện thoại iPhone, máy tính xách tay Macbook, máy tính bảng iPad, máy tính cá nhân Mac, tai nghe không dây AirPods, đồng hồ thông minh Apple Watch, máy phát đa phương tiện kỹ thuật số Apple TV, máy nghe nhạc di động iPod, tai nghe AirPods Max và loa thông minh HomePod. 
 


Phần mềm của Apple bao gồm các hệ điều hành cho từng dòng sản phẩm như: iOS, iPadOS, macOS, trình phát đa phương tiện iTunes, watchOS và tvOS, trình duyệt web Safari.

Từ một công ty khởi đầu không mấy tên tuổi, bằng chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như sự phá cách trong thiết kế và sản phẩm chất lượng cao, các sản phẩm của Apple đã vươn lên trở thành một các sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như thương hiệu.

1. Chiến lược khác biệt hóa – tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà Apple định vị sản phẩm một cách độc đáo, có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt đó được khách hàng cảm nhận được khi trải nghiệm và điều đó mang đến lợi ích cho khách hàng. Sự khác biệt có thể được nhãn hàng thể hiện thông qua thiết kế sản phẩm hoặc sử dụng nâng cao danh tiếng sản phẩm, các chính sách hỗ trợ sản phẩm, đặc tính của sản phẩm hay dịch vụ, ….

Đối với các sản phẩm của Apple, từ những máy tính Macbook đến các máy nghe nhạc iPod, hay các thiết bị di động iPhone và iPad, Apple đã tận dụng tối đa lợi thế USP [Unique Selling Proposition – điểm bán hàng độc nhất] của mình là hệ điều hành độc quyền iOS hay Mac để nhắm mục tiêu một phần của thị trường tiêu dùng. Cũng từ đó mà chiến lược Marketing của Apple muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng các sản phẩm của Apple vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Apple đã sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm bằng các cách như sau:

Apple đã thiết kế sản phẩm một cách khác biệt để cạnh tranh với đối thủ. Các sản phẩm công nghệ của hãng như iPod, iPhone, iPad không hề có những tính năng mới và nổi bật trong những ngày đầu mà chủ yếu là đột phá trong thiết kế của sản phẩm.

Ví dụ: Chiếc iPod ban đầu không phải chiếc máy nghe nhạc phát minh ra đầu tiên, sản phẩm này của Apple có thiết kế đẹp như một món trang sức cho người sử dụng, vì thế nên được người tiêu dùng yêu thích. Hay chiếc Ipad với thiết kế vô cùng sang trọng, mỏng, nhẹ là điều đầu tiên khiến khách hàng nhớ đến Apple.

Như các hãng máy tính khác luôn sử dụng hệ điều hành Window, Apple sử dụng hệ điều hành Mac cho các dòng máy tính của mình. Hệ điều hành độc quyền này được nhiều người sử dụng và trở nên yêu thích, trung thành bởi sự tao nhã cùng với tính bảo mật cao, ổn định và rất dễ sử dụng. 
 


Điều này cũng được hãng khai thác ở các sản phẩm của mình như chiếc điện thoại iPhone, iPad bằng hệ điều hành iOS. Hệ điều hành iOS với RAM dung lượng cao giúp những chiếc điện thoại và máy tính bảng của thương hiệu này hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang sử dụng hệ điều hành Android.

Một yếu tố khác trong chiến lược marketing của Apple bắt nguồn từ chiến lược định giá sản phẩm. Người đồng sáng lập của công ty Apple, Steve Jobs đã tìm phương pháp tạo ra một sản phẩm với định mức giá cao để tương xứng với mức chất lượng của sản phẩm trong khi đó vẫn phải tối đa hóa lợi nhuận. 
 


Trên thực tế, dù các sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn lòng chi trả và đầu tư mức giá đó để sở hữu sản phẩm của Apple. Chiến lược giá của Apple ngược lại với các nhà sản xuất thiết bị công nghệ khác trên thị trường khi họ đang thực hiện đưa ra các thiết bị có chi phí thấp hơn.

Chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng cũng là một chiến lược Marketing của Apple.

Hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp trải nghiệm sản phẩm cũng như dịch tích cực đến cho người tiêu dùng, Apple đã thực hiện việc lên kế hoạch cho các chương trình mời người dùng trải nghiệm sản phẩm của họ miễn phí để thu thập các phản hồi, đánh giá khách quan từ khách hàng. Những chương trình như thế đều có sự tham gia và góp ý của đông đảo khách hàng. Nhờ đó, Apple có được rất nhiều ý kiến hữu ích để có thêm định hướng phát triển tốt hơn. 


Apple đã biết tận dụng được sự tinh tế và tối giản khi hãng biết phải tập trung để hướng tới trải nghiệm khách hàng tốt nhất với các sản phẩm đều là kết hợp rất hoàn hảo giữa các hình thức Marketing với những gì khách hàng đang thật sự mong muốn và có nhu cầu. Luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong các chiến lược marketing là cách thương hiệu này đang làm. 

Apple đã thực sự mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời, không chỉ những sản phẩm của họ là tuyệt nhất mà chính những thứ họ làm xung quanh cũng đều hướng tới vấn đề trải nghiệm của khách hàng. Apple đã giúp mọi người hiểu được họ không thích những thứ phức tạp và họ luôn muốn hướng tới sự tối giản. Marketing Apple luôn sử dụng content có từ ngữ gần gũi với khách hàng, hạn chế được tối đa những từ ngữ mang tính chuyên ngành công nghệ cao.

Một điểm nữa khiến những chiến lược Marketing của Apple khác biệt so với các đối thủ và gây được tiếng vang lớn chính là cách truyền tải thông tin, các thông số kỹ thuật và tính năng của sản phẩm. 

Trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng bán lẻ của Apple được đánh giá là “đỉnh của đỉnh”. Hãng không cần các yếu tố để PR rầm rộ, cũng không cần những lời phô trương thái quá mà hãng chỉ luôn tập chung vào các yếu tố thực tế, những gì đối tượng khách hàng của Apple được trải nghiệm là chìa khóa để dẫn họ đến thành công.
 


Theo những nghiên cứu thị trường của Nielsen thì con số lên tới 70% khách bước ra từ cửa hàng Apple đều sẽ mua một sản phẩm gì đó trong cửa hàng. Chính bởi vậy chiến lược Marketing của Apple đã ưu tiên đến trải nghiệm của khách hàng thay vì tập trung vào quảng cáo, điều này đã giúp thương hiệu vẫn thu hút lượng khách hàng đông đảo và đem về lợi nhuận cực kỳ ấn tượng.

Kết nối cảm xúc là chìa khóa trong Apple marketing, có lẽ những câu chuyện mà thương hiệu đưa đến cho khách hàng của mình là những video có độ viral và lan tỏa cực kỳ cao. Để có thể gợi lên và xây dựng được cảm xúc của khách hàng theo cách của Apple đã làm, hãy sử dụng ngôn ngữ cảm xúc của riêng của bạn, cảm xúc thật tự nhiên. 



Apple luôn hiểu rằng việc cạnh tranh về chiến lược giá có thể làm sụp đổ hoàn toàn công việc kinh doanh thương hiệu. Và Apple cũng biết rằng việc giảm giá và cạnh tranh cũng khiến việc kinh doanh đi vào ngõ cụt. Vì vậy mà Apple không để ý tới sự cạnh tranh trên thị trường, trong khi đó các thương hiệu khác khác tập trung vào một tính năng để tạo nên thế mạnh duy nhất thì Apple lại tập trung vào toàn bộ các sản phẩm và thực tế đã chứng minh điều đó.

1. Chiến lược marketing về sản phẩm của Apple [Product]

Chiến lược sản phẩm của Apple đó là đa dạng hóa. Vì vậy, các dòng sản phẩm của Apple rất đa dạng và luôn hướng đến phân khúc của thị trường cao cấp. 
 


Các sản phẩm của Apple nổi tiếng có thể được kể đến như:

  • iPhone

  • iPad

  • iPod

  • Macbook

  • Apple Watch

  • Apple TV

Bên cạnh các sản phẩm trên, Apple cũng đã cung cấp các dịch vụ đi kèm khác như:

  • Dịch vụ chăm sóc và bảo hành Apple Care: Dịch vụ này cho phép khách hàng của hãng có cơ hội được bảo trì, bảo dưỡng và chăm sóc sản phẩm đã mua với mức phí khác nhau. 

  • Dịch vụ lưu trữ đám mây: Đây là việc thực hiện hành động lưu trữ dữ liệu và lưu trữ nội dung để khách hàng có thể cập nhật được các thông tin cá nhân liên tục trên nhiều thiết bị của Apple và trên máy tính cá nhân. 

  • Dịch vụ thanh toán: Apple cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán bằng việc sử dụng thẻ tín dụng Apple Card hoặc Apple Pay, dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt. 

  • Dịch vụ quảng cáo: Apple cho phép các bên thứ ba được sử dụng nền tảng của mình để thực hiện dịch vụ quảng cáo để.

Dù Apple đang thực hiện sản xuất và cung cấp rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, tuy nhiên hãng vẫn luôn chú trọng vào việc cải thiện và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Với chiến lược marketing của Apple, các sản phẩm khi ra mắt đều được thiết kế, nghiên cứu kỹ lưỡng, đơn giản và thuận tiện trong quá trình sử dụng. 

Hơn nữa, thương hiệu này cũng liên tục thực hiện triển khai nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình để giúp trải nghiệm của khách hàng được nâng cao. Các sản phẩm của Apple đều có thể đồng bộ hóa dữ liệu, dẫn đến việc thực hiện quản lý thông tin giữa các thiết bị của Apple trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trước khi bước vào phần chiến lược giá của Apple bạn có thể cùng Ori Agency tìm hiểu rõ về Chiến Lược Giá từ đó hiểu sâu sắc thêm về cách thức triển khai của Apple

Công việc định giá sản phẩm của Apple luôn được thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp với những giá trị mà sản phẩm đem lại cho khách hàng. 


Các sản phẩm của Apple đều được mọi người biết tới là đắt tiền, thuộc nhóm khách hàng có địa vị cao cấp và mang biểu tượng sang trọng. Apple đã nắm rất rõ tâm lý khách hàng của mình, vì vậy họ luôn đổi mới công nghệ liên tục có thể tìm cách làm hài lòng được tất cả các khách hàng.

Một số chiến lược định giá sản phẩm nổi bật của Apple:

  • Chiến lược định giá Premium [Premium Pricing Strategy]

Chiến lược định giá Premium là chiến lược định giá sản phẩm cao cấp của Apple. Với chiến lược này, thương hiệu đã định giá sản phẩm cao để thể hiện rằng sản phẩm của họ có giá trị cao, sang trọng. Định giá Premium luôn tập trung vào giá trị được khách hàng cảm nhận trong sản phẩm hơn là giá trị thực tế.

Định giá Premium là một chức năng quan trọng trong việc cho khách hàng biết được thương hiệu và cảm nhận về thương hiệu. Các thương hiệu sử dụng chiến lược định giá này được biết đến với việc cung cấp ra thị trường các sản phẩm có giá trị cao cấp. Do Apple xác định là thương hiệu cao cấp nên họ đã sử dụng chiến lược định giá sản phẩm Premium. Đây là chiến lược về giá thường thấy ở tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Apple khi luôn được đặt giá ở mức cao nhất. 

  • Chiến lược định giá sản phẩm của Apple theo giá trị [Value-Based Pricing Strategy]

Chiến lược marketing của Apple khi định giá sản phẩm dựa trên giá trị mà khách hàng của họ đang cảm nhận được về sản phẩm. Định giá theo giá trị là cách thương hiệu định giá tập trung vào khách hàng, có nghĩa là các sản phẩm Apple được bán với mức giá mà khách hàng của họ tin rằng giá bán đó phù hợp với giá trị sản phẩm đem đến, cung cấp. 

Định giá dựa trên giá trị khác với việc định giá theo chi phí, khi doanh nghiệp chủ yếu chú trọng vào chi phí để sản xuất định giá sản phẩm. Các sản phẩm có tính năng hoặc dịch vụ độc đáo sẽ phù hợp để nhãn hàng sử dụng chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị.

Do các sản phẩm của Apple trong cảm nhận của khách hàng đang có giá trị cao nên giá thành của sản phẩm cũng tương xứng. Bên cạnh đó, bất kỳ sự cải tiến sản phẩm hoặc các tính năng Apple bổ sung được đưa ra cũng đều dựa trên sự mong muốn và nhu cầu của khách hàng. 

  • Thực hiện định giá sản phẩm theo tâm lý của khách hàng [Psychology Pricing Strategy]

Chiến lược định giá theo tâm lý, đây là chiến lược nhắm vào tâm lý của con người. Từ có có thể thúc đẩy được doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Apple luôn thường xuyên dùng hiệu ứng này để định giá sản phẩm của mình từ đó có có thể thu hút khách hàng mua sản phẩm.

Có vô số các kênh bán hàng Apple sử dụng để phân phối các sản phẩm của mình. 

  • Website của Apple

  • Bán lẻ trực tuyến từ các website và các nhà bán lẻ điện tử khác

  • Đại lý công ty

  • Cửa hàng Apple

  • Cửa hàng bán lẻ điện tử địa phương

Bên cạnh đó, việc thực hiện phân phối sản phẩm cho những người bán của Apple được ủy quyền. Thương hiệu có một mạng lưới các nhà phân phối trên khắp thế giới, những nhà phân phối này còn được gọi là đại lý của hãng.
 


Tại Việt Nam, Apple cũng đã có hai nhà phân phối độc quyền chính thức đó là hai nhà mạng Vinaphone và Viettel. Ngoài ra, có rất nhiều nhà bán lẻ trực tiếp các sản phẩm của Apple cho khách hàng thông qua các nhà mạng hoặc các các siêu thị : Thế giới di động, Nguyễn Kim, Viễn thông A, FPT….

Với hệ thống thực hiện phân phối các sản phẩm trong chiến lược Marketing của Apple, thương hiệu này có mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn thế giới, giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm của hãng. 

Một trong những điều tạo nên thành công của Apple không thể không kể đến các chiến dịch quảng cáo tạo nên sự khác biệt và vô cùng độc đáo.

Khi nói đến chiến dịch đã làm nên tên tuổi của Apple từ những ngày đầu và tạo bước đà phát triển cho thương hiệu này để vươn lên trở thành một trong những tập đoàn về công nghệ lớn nhất như hiện tại, chắc chắn phải đề cập đến chiến dịch “Think Different” [“Nghĩ khác biệt”]. 

Với chiến dịch này, Steve Jobs và đội ngũ sáng tạo của Apple đã sản xuất một đoạn phim quảng cáo và lựa chọn diễn viên là những người “điên rồ” nhất để góp mặt trong đoạn phim quảng cáo của mình. Những người này đều có cách suy nghĩ khác biệt từ đó đã làm thay đổi được thế giới theo một chiều hướng khác biệt nhất định. 

Chỉ sau 12 tháng, chiến dịch “Think Different” đã đem lại cho Apple doanh số tăng vọt, cổ phiếu của công ty cũng tăng gấp 3. Một năm sau ngày ra mắt của chiến dịch ấy, Apple cũng đã tung ra iMac – hiện nay dòng sản phẩm này đã trở thành máy tính bán chạy nhất trong lịch sử.

Chiến dịch đã đạt được thành công với nhiều giải thưởng, bao gồm giải thưởng Emmy Award năm 1998 cho mục quảng cáo hay nhất và giải thưởng Grand Effie Award năm 2000 cho chiến dịch hiệu quả nhất ở Mỹ.

Trong chiến lược marketing mix của Apple, thương hiệu luôn tập trung vào đề xuất giá trị thay vì là giá. Vì vậy, Apple ít khi thực hiện các chính sách ưu đãi về giá. Thương hiệu này nhấn mạnh giá trị trong từng sản phẩm của mình và tập trung chủ yếu vào giá trị ấy. Điều đó luôn mang lại sự cạnh tranh rất lớn và giúp cho Apple có đáp án thuyết phục cho câu hỏi: “Vì sao tôi lựa chọn bạn mà không phải là lựa chọn đối thủ cạnh tranh?”.
 

Cùng Ori Agency tìm hiểu về Phễu Marketing để giúp doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng của doanh nghiệp

Có thể nói, sự kiện ra mắt 3 dòng sản phẩm mới của Iphone thời gian gần đây đã gây bão dư luận. Mỗi sự kiện cho ra mắt sản phẩm đều nhận được  sự quan tâm vô cùng lớn. 

Nhớ về quá khứ khi Apple mới vừa ra mắt, thương hiệu này đã thay đổi định nghĩa “Màn hình cảm ứng” là gì, hay tính năng  “Touch ID” đã cho người tiêu dùng cảm nhận rõ bảo mật là thế nào? Với một thị trường mà các thiết bị công nghệ đang bão hòa như hiện nay thì sự sáng tạo là điều rất khó và đôi khi thương hiệu nào cố gắng để sáng tạo thì sẽ gây ra vấn đề phản tác dụng. Chính vì vậy,  chiến lược marketing của Apple vẫn giữ nguyên quan điểm về việc thực hiện nâng cao các trải nghiệm của khách hàng là trên hết để cho khách hàng mục tiêu của thương hiệu cảm thấy trải nghiệm tốt nhất. Chính bởi chiến lược Marketing không sử dụng hình thức quảng cáo rầm rộ, mà luôn tập trung và ưu tiên sự “hoàn hảo” nên sự kiện ra mắt Iphone XS vừa rồi Apple đã cho thấy những toan tính khôn khéo của mình.
 


Chiến lược Marketing của Apple hướng đến trải nghiệm khách hàng là trên hết, dù không triển khai các chiến lược quảng cáo rầm rộ thì Apple vẫn thu về những con số khổng lồ về số lượng bán ra và lợi nhuận thu được. Apple vẫn đang là thương hiệu cung cấp thiết bị công nghệ hàng đầu trên thế giới bởi chiến lược Marketing của mình.

Video liên quan

Chủ Đề