Chiến lược phòng chống tham nhũng đến năm 2023

sfds

Kết quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI [tháng 05/2012] đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng [PCTN] trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban để chỉ đạo toàn diện công tác phòng chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Qua quá trình tổ chức thực hiện Ban Chỉ đạo đã nhiều lần tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN [năm 2014, năm 2018, năm 2020]. Ngày 30/6/2022, Ban Bí thư cũng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 diễn ra vào ngày 12/12/2020, Ban Chỉ đạo đã thống nhất đánh giá: Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo [tháng 02/2013] đến nay, công tác phòng PCTN đã có những bước tiến mạnh, đột phá đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện rõ rệt, tạo dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lang tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội…, tham nhũng đang “từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm” , góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội.

Triển khai công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương

Ngày 04/01/2022, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kí ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng [PCTN] năm 2022. Theo đó, trong năm 2022 công tác PCTN của Sở sẽ được triển khai tập trung các nội dung trọng tâm như sau:

Kết quả 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng

Trong những năm qua, tệ nạn tham nhũng đã có những diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Sau khi Nghị quyết Trung ương 3 [khóa X] về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được ban hành, Chính phủ đã xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 [ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009] và ngày 25/8/2009 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3822/QĐ-UBND nhằm triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Danh mục các văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phải xác định việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát là một nội dung quan trọng, khâu then chốt trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam.

Sau một buổi sáng làm việc khẩn trương, tích cực, Hội nghị triển khai Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội đã thành công tốt đẹp.

Tại Hội nghị, các ý kiến đã tập trung thảo luận những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giám sát; trên cơ sở đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm, cách làm hay để thống nhất nhận thức và hành động nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội trong thời gian tới.

Các ý kiến thống nhất cho rằng, phải xác định tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, “mũi nhọn” để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đồng thời lựa chọn trúng vấn đề quan trọng của đất nước, các vấn đề mà thực tiễn phát sinh khi triển khai các nghị quyết của Quốc hội.

 Toàn cảnh Hội nghị triển khai Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội. [Ảnh: QH]

Tăng cường giám sát của Quốc hội trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Năm 2023, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành các hoạt động xem xét các báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát chuyên đề, lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân…

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, đặc biệt là yêu cầu tại văn kiện Đại hội lần thứ XIII về “đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội”; xác định việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát là một nội dung quan trọng, khâu then chốt trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam theo quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Đồng thời, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng hoạt động giám sát của Quốc hội; về mối quan hệ biện chứng giữa chức năng giám sát và chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động giám sát với công tác xây dựng, thi hành pháp luật, nhất là các lĩnh vực có nhiều vướng mắc, bất cập; gắn kết chặt chẽ, bảo đảm kết nối và kế thừa hiệu quả giữa kết quả hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội tiến hành với kết quả các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu xác định rõ hơn phạm vi, đối tượng, phương pháp, hình thức giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nâng cao chất lượng xây dựng chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai hoạt động giám sát. Trong đó, tăng cường tính tranh luận, đi sâu làm rõ vấn đề, trách nhiệm trong thảo luận, xem xét các báo cáo. Tiếp tục nâng cao chất lượng giám sát chuyên đề; tăng cường sử dụng thông tin từ các kết quả của các cuộc giám sát có liên quan, các thông tin từ cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, chuyên gia, nhà nghiên cứu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát chuyên đề. Tăng cường hoạt động chất vấn và ban hành nghị quyết về chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thường xuyên xem xét các kiến nghị giám sát chưa được thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu tăng cường giám sát của Quốc hội trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí theo hướng: Triển khai các hoạt động giám sát, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và ĐBQH phải chú trọng nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và được tiến hành toàn diện, công khai, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, dư luận quan tâm về tham nhũng, tiêu cực, về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Phát huy cơ chế tham gia của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các ban chỉ đạo cấp tỉnh, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, Nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong hoạt động giám sát, trong đó có giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Căn cứ tình hình thực tế, nghiên cứu lồng ghép nội dung về phòng, chống tiêu cực trong báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ  phát biểu bế mạc Hội nghị. [Ảnh: QH]

Phải thực hiện tốt tự giám sát, nâng cao hiệu quả khâu tổ chức thực hiện

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Quốc hội với các tổ chức đảng, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động giám sát để phát huy vai trò giám sát của mỗi cơ quan, cùng tạo sức cộng hưởng thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát quyền lực. Tăng cường mối quan hệ phối hợp, cung cấp thông tin giữa Quốc hội với Ủy ban Kiểm tra các cấp của Đảng, MTTQ Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động kiểm soát quyền lực. Tăng cường sự liên thông và phân định rõ nội dung giám sát giữa hoạt động giám sát của Quốc hội với giám sát của HĐND, giám sát xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát trực tiếp của Nhân dân.

Triển khai Kết luận số 843 của Đảng đoàn Quốc hội về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, sớm rà soát, tổng kết, đánh giá và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, đặc biệt là Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để phù hợp với yêu cầu kiểm soát quyền lực trong tình hình mới. Bảo đảm tính tối cao trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước.

"Giám sát phải trên tinh thần hết sức xây dựng; giữa “xây” và “chống” thì xây vẫn là căn bản, lâu dài; chống là quyết liệt, triệt để, cấp bách; phải phát huy được những mô hình tốt, những cách làm hay, gương người tốt, việc tốt; đánh giá cân bằng, khách quan để tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, tiếp tục nâng cao hiệu quả khâu tổ chức thực hiện để mọi việc tốt hơn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước. Xây dựng pháp luật là để kiến tạo phát triển. Công tác giám sát cũng phải vì mục tiêu kiến tạo phát triển", Chủ tịch Quốc hội nói.

Nhấn mạnh Quốc hội luôn tự đổi mới chính bản thân mình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi cơ quan của Quốc hội phải thực hiện tốt tự giám sát, mỗi ĐBQH phải tự mình kiểm soát hoạt động của chính mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trước cử tri để thực sự “mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng tốt đẹp trong hoạt động Quốc hội” như chỉ đạo và kỳ vọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV./.

Nguồn: DCS 

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Sáng nay [20/10], Kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phiên khai mạc được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi.

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với phụ nữ Việt Nam

Sáng 15/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với Phụ nữ Việt Nam về “Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội”. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành của cả nước với sự tham gia của 5.000 ...

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại huyện Thanh Chương

Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, sáng 11/10, đại biểu Quốc hội gồm các ông: Đỗ Văn Chiến, Bí thư TW Đảng, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam; Thái Thanh Quý, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An; Thái Văn ...

Khai mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Hội nghị lần này là để chúng ta hoàn thiện về cơ bản việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quán triệt, thực hiện các nội dung, vấn đề lớn, cốt yếu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề