Chiều cao trần trung bình của trần nhà năm 2024

Quy định chiều cao trần nhà hợp lý trong xây dựng như thế nào? Chiều cao ngôi nhà, độ cao trần nhà là những điều được quan tâm hàng đầu khi xây nhà. Lựa chọn chiều cao trần nhà hợp lý đảm bảo độ thông thoáng của ngôi nhà. Hãy cùng Xây Dựng Tân Phát tham khảo qua các quy định liên quan về độ cao trần nhà nhé.

Xem nhanh

Trong xây dựng, chiều cao ngôi nhà, số tầng nhà, chiều cao tầng được quy định rõ ràng. Điều này đảm bảo vấn đề an toàn sử dụng và không gây ảnh hưởng đến các nhà xung quanh. Vậy chiều cao mỗi tầng như thế nào là hợp lý?

Lựa chọn chiều cao trần nhà thích hợp với diện tích ngôi nhà

Nếu xây dựng ngôi nhà chung cư, nhà liền kề, các dự án đã được quy hoạch trước thì chiều cao ngôi nhà, độ cao trần nhà sẽ do kiến trúc sư quyết định. Nếu xây nhà ở dân dụng riêng lẻ, chủ nhà có thể trao đổi ý kiến với người thiết kế.

Không ít người thích thiết kế nhà cao nhằm tạo độ thông thoáng, độ cao trần nhà có thể giao động từ 3,8 – 4,2m. Tuy nhiên vấn đề thông thoáng của ngôi nhà không hoàn toàn phụ thuộc vào chiều cao. Thay vào đó là cách bố trí các cửa, trang trí nội thất cũng tạo được hiệu quả như mong muốn. Theo đó, xây dựng trần nhà cao từ 2,7 – 3m hay cao hơn một chút là từ 3,6 – 3,8m là thích hợp.

Xem thêm >>> Cách tính m2 xây dựng nhà ở chính xác

Phần lớn, các kiến trúc sư chú trọng vào chiều cao của tầng 1. Đối với các tầng khác có độ cao có thể thấp hơn, tầng cuối cùng thường có chiều cao khoảng 3m là hợp lý. Những ngôi nhà có diện tích càng rộng thì người ta sẽ tính toán chiều cao trần nhà phù hợp.

2. Các lưu ý khi thiết kế trần nhà

Bên cạnh chú ý về chiều cao trần nhà hợp lý, mọi người cũng nên lưu ý về vài vấn đề khác. Nổi bật là kiểu trần nhà, phong cách trang trí, màu sắc của trần nhà như nào.

Tham khảo và lựa chọn kiểu trần nhà hợp lý

a. Lựa chọn kiểu trần nhà thích hợp

Có nhiều kiểu trần nhà để mọi người lựa chọn như trần nhà thạch cao, trần nhà ốp gỗ, trần nhà bê tông… Mỗi loại trần nhà đều có ưu – nhược điểm riêng, hãy tham khảo để chọn ra kiểu trần nhà phù hợp. Trần nhà thạch cao dễ dàng thiết kế kiểu dáng trong khi đó trần nhà bê tông đảm bảo độ chắc chắn cao.

Tham khảo thêm >>> Quy định về chiều cao xây dựng nhà ở

b. Trang trí trần nhà đẹp mắt và ấn tượng

Một vấn đề khác cần để ý đến chính là cách trang trí và thiết kế trần nhà. Đặc biệt trần nhà ở tầng 1 được xem là điểm nhấn của ngôi nhà. Tùy vào phong cách thiết kế sẽ có những cách trang trí khác nhau. Sử dụng hệ thống đèn trang trí cũng là cách tạo điểm nhấn cho ngôi nhà hiện đại hay theo phong cách tân cổ điển.

c. Phong thủy khi thiết kế trần nhà

Yếu tố phong thủy khi thiết kế trần nhà liên quan đến chất liệu và màu sắc. Điều này cần dựa vào mệnh phong thủy của gia chủ để quyết định. Lựa chọn gam màu chính hợp mệnh sẽ mang lại nhiều may mắn hơn cho cả gia đình.

Lưu ý về vấn đề phong thủy khi thiết kế trần nhà nhằm mang lại may mắn

3. Vài gợi ý thiết kế trần nhà đẹp và ấn tượng

Các thông tin trên đã giải đáp rõ vấn đề chiều cao trần nhà hợp lý như nào. Nếu vẫn chưa có ý tưởng thiết kế trần nhà đẹp và ấn tượng hãy cùng tham khảo qua vài gợi ý như sau:

Trần ốp gỗ cao cấp mang lại nét đẹp sang trọng và tinh tế. Kết hợp đèn thả giúp căn phòng trở nên hiện đại, trẻ trung hơn.

Trần nhà bê tông đơn giản kết hợp đèn âm trần tạo cảm giác rộng rãi, sáng sủa cho không gian phòng khách.

Thiết kế trần nhà nhiều họa tiết cầu kỳ kết hợp đèn chùm thả mang lại giá trị thẩm mỹ cao và không kém phần sang trọng.

Đừng bỏ qua >>> Quy trình thiết kế nhà phố chuyên nghiệp

4. Lời kết

Trên đây, bài viết đã giới thiệu qua chiều cao trần nhà hợp lý trong xây dựng. Mọi người có thể tham khảo thêm để áp dụng. Bên cạnh đó là các lưu ý khi thiết kế trần nhà và gợi ý mẫu trần nhà đẹp. Với các nhu cầu thiết kế trần nhà ấn tượng mọi người có thể liên hệ trực tiếp đến Xây Dựng Tân Phát để được tư vấn. Địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ thiết kế nhà chất lượng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Nhiều người cho rằng, xây trần nhà càng cao càng tốt, tuy nhiên, thực tế lại chứng minh rằng, độ cao của trần nhà cần phải phù hợp với đặc điểm, hiện trạng của ngôi nhà.

Trần cao thường là lựa chọn hàng đầu cho những công trình như phòng họp, nhà thi đấu, nhà hát, nhà thờ, lâu đài... bởi khi thiết kế trần cao sẽ giúp tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, đối với nhà riêng lẻ, nếu trần nhà quá cao lại có một số nhược điểm.

Trần nhà nên có độ cao phù hợp với hiện trạng của ngôi nhà [Batdongsan.com.vn]

- Trần cao không phù hợp với nhà nhỏ, hẹp: Nếu ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, chỉ vài chục m2 mà gia chủ lại làm trần cao 4m thì sẽ càng khiến không gian có cảm giác bị hẹp lại, tầm mắt người nhìn bị hút lên cao.

- Trần nhà cao gây tốn kém vật liệu xây dựng, chi phí điện: Xây trần nhà càng cao, chi phí mua gạch, sơn, làm cầu thang sẽ càng nhiều. Ngoài ra, bạn sẽ phải lắp điều hòa có công suất lớn hơn, số lượng đèn sử dụng cũng nhiều hơn.

- Trần cao khiến nhà có cảm giác lạnh lẽo: Cho dù nhà rộng hay hẹp, nếu trần quá cao sẽ khó tạo ra cảm giác ấm cúng cần thiết, đặt biệt đây lại là nhà riêng cho gia đình. Bạn cũng có thể sơn màu tươi sáng, hoặc lắp thêm đèn chùm lộng lẫy để giảm bớt hạn chế của trần nhà quá cao.

- Trần cao sẽ gây khó khăn hơn khi sửa chữa: Vì trần quá cao nên khi đèn hỏng, quạt trần bẩn, bạn sẽ thấy bất tiện khi thay thế hoặc làm vệ sinh vì chúng ở vị trí quá cao.

Đối với nhà riêng, trần có độ cao khoảng trên dưới 3m là phù hợp nhất. Nếu trần nhà thấp hơn 2,5m sẽ khiến cho những người sống trong nhà cảm thấy bức bối, bí bách. Tùy thuộc vào từng phòng, từng tầng, độ cao của trần có thể khác nhau. Tầng 1 có phòng khách thì thường thiết kế có độ cao hơn hẳn nhằm tạo ra sự rộng rãi. Trong khi phòng làm việc, phòng ngủ cần có không khí ấm cúng nên có độ cao vừa phải.

Chủ Đề