Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là gì

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Tóm tắt mục III. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

III. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

Bản đồ Liên bang Nga

1. Khái quát:

- Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng.

2. Về kinh tế

Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi, năm 1997 đạt tăng trưởng kinh tế 0,5%, năm 2000 là 9%.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên bang Nga giai đoạn 1990 - 2005

3. Về chính trị

- Hiến pháp 1993, quy định Liên bang Nga theo chế độ Tổng thống Liên bang.

- Từ năm 1992 – 1999, Tổng thống Enxin, nước Nga đứng trước hai thử thách lớn:

+ Tình trạng không ổn định về chính trị, tranh chấp giữa các đảng phái.

+ Những cuộc xung đột sắc tộc (Trecxia…).

- Từ năm 2000, V. Putin làm Tổng thống, nhà nước pháp quyền được củng cố, tình hình xã hội ổn định; nhưng vẫn đứng trước thử thách lớn: xu hướng li khai và nạn khủng bố,...

4. Về đối ngoại

- Một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế.

- Mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, … )

- Từ năm 2000, chính quyền của Tổng thống V. Putin đã đưa Liên bang Nga dần thoát khỏi khó khăn và khủng hoảng, kinh tế hồi phục và phát triển; chính trị, xã hội ổn định và địa vị quốc tế được nâng cao để trở lại vị thế một cường quốc Âu - Á.

5. Mở rộng: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga phản ánh xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay.

- Từ năm 1994, Liên bang Nga bên cạnh chú trọng quan hệ với các nước phương Tây còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

- Điều này quy định bởi tác động của xu thế toàn cầu hóa với bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

=> Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng, thắt chặt đã khiến Nga cần điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung của thế giới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ XX.

ND chính

- Khái quát chung về Liên Bang Nga.

- Tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Liên Bảng Nga.

- Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga phản ánh xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay.

Sơ đồ tư duy Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là gì

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Đáp án A

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là: ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế. Đồng thời, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

72 điểm

Phương Lan

Chính sách đối ngoại vủa Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước A. Châu Phi B. trong nhóm G7 C. khu vực Mĩ Latinh

D. châu Á

Tổng hợp câu trả lời (3)

Đáp án D: Châu Á Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Châu Á.

Đáp án D: Châu Á Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Châu Á.

Đáp án D Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…)

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam? A. Hiệp định có sự tham gia của 5 cường quốc trong hội đồng bảo an Liên Hợp quốc B. Các bên thừa nhận miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu.
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? A. Mâu thuần giữa nông dân và địa chủ. B. Mâu thuần giữa công nhân và tư bản. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
  • Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là A. Đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn B. Khẩu hiệu “người cày có ruộng“ trở thành hiện thực C. Giải phóng hoàn toàn nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến D. Đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến
  • Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì? A. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được. B. Có miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. Đất nước đã được độc lập, thống nhất. D. Các nước Xà hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ ta.
  • Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành hai tổ chức cộng sản nào dưới đây? A. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. B. Tân Việt Cách mạng đảng và Đông Dương Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản lien đoàn. D. Đông Dương Cộng sản lien đoàn và An Nam Cộng sản đảng.
  • Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. "Đồng khởi". B. Phá "ấp chiến lược". C. "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công". D. "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt".
  • Tội ác man rợ nhất mà Mĩ gây ra cho nhân dân miền Bắc là gì? A. Ném bom vào các mục tiêu quân sự B. Ném bom vào khu đông dân, trường học nhà trẻ, bệnh viện C. Ném bom phá hủy các nhà máy xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi D. Ném bom vào các đầu mối giao thông
  • Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là A. Thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. B. Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không". C. Thất bại nặng nề của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch, buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại".
  • Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai? A. Chúa Liễu Hạnh B. Tiên Dung Công Chúa C. Quan Thế Âm Bồ Tát D. Hằng Nga
  • Những học thuyết nào đánh dấu sự “trở về” châu Á trong đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX? A. Phucưđa và Kaiphu. B. Phucưđa và Miyadaoa. C. Miyadaoa và Hasimôtô. D. Kaiphu và Hasimôtô.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm