Chính trị hàn quốc 2023

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thăm chính thức Việt Nam.

Hai bên điểm lại những thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc trong 3 thập kỷ qua và nhất trí áp dụng nhiều biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hai nước thời gian tới. 

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao việc hai bên tiếp tục duy trì đà hợp tác về kinh tế, nhất là đầu tư và thương mại trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục nỗ lực đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương như Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc [VKFTA], Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực [RCEP], tăng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam có thế mạnh như nông, thủy, hải sản, trái cây theo mùa vào thị trường Hàn Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc  Park Jin. 

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư vào Việt Nam, trong đó ưu tiên lĩnh vực công nghệ số, điện tử, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các Khu tổ hợp công nghệ chuyên sâu, khu công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao.

Theo đó đề nghị Chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện để tăng các khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, giảm và tiến tới gỡ bỏ các điều kiện về nhà thầu, xuất xứ hàng hóa trong việc thực hiện các khoản vay quỹ hợp tác phát triển kinh tế [EDCF], đẩy mạnh hiệu quả hợp tác về khoa học công nghệ, y tế, lao động, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thăm chính thức Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Park Jin đánh giá cao những thành tựu phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua; khẳng định
Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam tại khu vực và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ, hợp tác về mọi mặt với Việt Nam; chia sẻ mối quan tâm của Việt Nam về thúc đẩy cân bằng thương mại.

Phía Hàn quốc đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nhằm ổn định chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19. 

Về tình hình quốc tế và khu vực, hai Bộ trưởng đã thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn quan tâm tới tình hình trên Bán đảo Triều Tiên gần đây, mong các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng, kiên trì đối thoại, có tính đến quan tâm, lợi ích của nhau cũng như lợi ích chung của khu vực và quốc tế, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, trong khu vực và trên thế giới. 

Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào tiến trình thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên; đề nghị Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ và chia sẻ tầm nhìn chung về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định an ninh hàng hải ở Biển Đông hết sức quan trọng đối với hòa bình và phát triển ở khu vực; ủng hộ duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không, trật tự pháp lý và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển [UNCLOS] 1982.

Về tình hình Đông Nam Á, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy đoàn kết, hợp tác của ASEAN; nhấn mạnh Việt Nam và ASEAN đang tích cực tìm giải pháp đưa đến ổn định tình hình tại Myanmar.

Chiều 18/10, Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP tổ chức họp báo công bố sự kiện “Tuần lễ giao lưu văn hóa, thương mại và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh” [Vietnam - Korea Week], sẽ diễn ra từ ngày 28/10 - 1/11.

Theo ông Lê Trường Duy, trong 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao [1992 - 2022] Hàn Quốc là đối tác quan trọng của Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực. Đồng thời, Việt Nam cũng là đối tác trọng tâm của Hàn Quốc trong chính sách hướng Nam mới tăng cường. Thời gian gần đây, dù đại dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn, nhưng quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục duy trì và phát triển.

Lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông cùng Tham tán thương mại Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh tại buổi họp báo.

Về chính trị, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát huy hiệu quả, thực chất. Tin cậy chính trị không ngừng được củng cố qua các chuyến thăm và tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước.

Hợp tác kinh tế là điểm sáng và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước từ trước đến nay. Hai bên thiết lập và tham gia nhiều cơ chế song phương và đa phương. Bên cạnh các cơ chế hợp tác song phương, trong khổ Hiệp định RCEP, Việt Nam và Hàn Quốc là 2 đối tác quan trọng và đã sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn để Hiệp định đi vào thực thi từ đầu năm 2022. 

Theo thống kê, Hàn Quốc hiện đang đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp, thứ hai về hợp tác phát triển [ODA] lao động và du lịch, thứ ba về hợp tác thương mại. Năm 1992, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam khoảng 500 triệu USD. Đến năm 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt hơn 87 tỷ USD, dự kiến đến cuối năm 2023 đạt 100 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 150 tỷ USD. Tính đến tháng 8/2022, Hàn Quốc là nhóm khách nước ngoài lớn nhất đến Việt Nam với 370.000 lượt người và lượng khách du lịch người Việt Nam đến Hàn Quốc khoảng 80.000 người.

Cũng theo ông Lê Trường Duy, “Vietnam - Korea Week” là sự kiện do UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu văn hóa, thương mại và ẩm thực góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng với Hàn Quốc nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.

Sự kiện là dịp để cộng đồng doanh nghiệp Việt - Hàn có cơ hội giao lưu, quảng bá những sản phẩm chất lượng, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa hai quốc gia. Từ đó thúc đẩy xúc tiến thương mại, đầu tư và phát triển kinh doanh, nhất là trong bối cảnh hai nước đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế sau dịch bệnh.

Sự kiện do Sở Ngoại vụ và Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức, ngoài ra còn có sự đồng hành của các đơn vị, đối tác Việt Nam và Hàn Quốc, như: Trung  tâm Dịch vụ đối ngoại và hội nghị quốc tế [FSC]; Tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Chính phủ Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh [Kotra]; Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam [KCC]; Văn phòng đại diện AT [Korea Agro Fisheries & Foof Trade Corporation] tại TP Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện tỉnh Gyeongsangbuk tại TP Hồ Chí Minh; Công ty J Trading Vina Korea và Công ty Ajin.

“Vietnam - Korea Week” sẽ diễn ra xuyên suốt từ ngày 28/10 đến 1/11, xoay quanh 2 chuỗi  hoạt động chính: Chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa, thương mại, ẩm thực diễn ra trong 3 ngày 3 đêm [từ ngày 28/10 - 30/10] tại Khu B Công viên 23/9 [phường Phạm Ngũ Lão, quận 1]. Chuỗi hoạt động hội thảo, xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp diễn ra tại khách sạn New World [phường Bến Nghé, quận 1] từ ngày 29/10 - 1/11, với các lĩnh vực: Công nghệ thân thiện với môi trường; Y tế thông minh; Gia công phần mềm công nghệ thông tin; Hệ thống trang trại thông minh.

Sự kiện có khoảng 200 gian hàng ẩm thực, thương mại, doanh nghiệp đến từ hai nước. Đặc biệt là các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, như: Múa trống con truyền thống Hàn Quốc, võ nhạc Taekwondo, độc tấu đàn kiềm, khiêu vũ đường phố, giới thiệu trang phục truyền thống Hàn Quốc…, do các nghệ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc biểu diễn vào các ngày 28, 29 và 30/10.

Sự kiện là cơ hội để thắt chặt hơn tinh thần hữu nghị giữa hai quốc gia Việt - Hàn, là môi trường cho các doanh nghiệp hai nước có cơ hội giao lưu, quảng bá những sản phẩm chất lượng góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và tận dụng hiệu quả FTA Việt Nam - Hàn Quốc.

Đặc biệt, đây còn là cơ hội thúc đẩy hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai quốc gia thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, giao lưu ẩm thực. Từ đó góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước, tạo nền tảng thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, thương mại và du lịch.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề