Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Bạn vừa được người hàng xóm cho một chú con con mới đẻ được vài ngày hay những chú chó con mới đẻ nhà bạn mới tách mẹ, bạn không biết làm thế nào để chăm sóc chó con cho đúng cách, chế độ ăn uống và vệ sinh thế nào là hợp lý để chúng luôn khỏe mạnh và mau lớn. Hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn kỹ năng chăm sóc chó con mới tách mẹ một cách đúng đắn nhất nhé.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ
Chăm sóc chó con mới tách mẹ một cách đúng đắn nhất

Chú trọng chế độ dinh dưỡng trong chăm sóc chó con “ mới tách” mẹ

Sữa mẹ là thức ăn chính của chó con vừa mới sinh ra. Tuy nhiên, chó mẹ sau sinh không có sữa, chó mẹ chết hay tách mẹ khiến nguồn sữa từ mẹ cũng không được cung cấp đầy đủ cho chó con, khiến sức đề kháng của có con sẽ dần yếu đi.

Vậy nên vấn đề đầu tiên cần chú ý tới trong việc chăm sóc chó con không mẹ, tách mẹ sớm sẽ là việc cho chúng bú sữa, loại sữa chuyên dụng cho chó con.

Vì chó con còn nhỏ, có thể trường hợp chó chưa mở mắt, nên bạn phải cho chúng bú bình hoặc bú bằng ông bơm xi lanh. Nên cho chó con nằm sắp như lúc bú mẹ để tránh tình trạng sặc sữa, sữa trào lên phổi gây tắt nghẽn đường phổi ở chó con. Ngoài việc cho dùng sữa, bạn cũng có thể tự chế biến thức ăn theo công thức dưới đây để bổ sung dinh dưỡng cho cún con:

  • 1 cốc sữa
  • 3 quả lòng đỏ trứng gà (không dùng lòng trắng trứng vì sẽ gây thiếu hụt Biotin
  • 1 muỗng dầu ăn (dùng loại dầu thực vật như dầu mè, dầu phộng hoặc dầu bắp…)
  • 1 ít muối và 1 muỗng vitamin
Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ
Chế độ dinh dưỡng trong chăm sóc chó con “ mới tách” mẹ

Đặc biệt với các chú chó con, việc bạn cho chúng uống sữa bò không bao giờ là tốt. Với cún con, uống sữa bò sẽ làm cho chú cún cảm thấy khó chịu. Loại thực phẩm này gây hại cho dạ dày của chú cún. Bạn sẽ nhận thấy, phân của chú cún khá lỏng, kèm theo triệu chứng đau bụng. Không có loại sữa nào có thể hoàn hảo với cún cưng hơn là sữa mẹ. Chính vì vậy, bạn nên loại bỏ suy nghĩ cho cún uống sữa bò đi nhé!

Hòa trộn các thành phần này lại với nhau và chia nhỏ cho chó con sử dụng trong ngày để thay thế sữa nếu chưa chuẩn bị để đáp ứng kịp thời. Khoảng 3 tuần sau khi sinh bạn có thể tập cho chó con ăn thêm cháo loãng xây nhuyễn với thịt băm.

Trong mức độ lớn và phát triển của chó con, chế đọ nuôi dưỡng chúng cần dần dần phải gấn với chế độ nuôi dưỡng con chó đã lớn. Vào những ngày thời tiết y ám, buổi tối cho chó ngủ trong nhà sạch sẽ và khô ráo còn cả ngày thì vẫn nuôi chúng trong chuồng. Đặc biệt của việc nuôi dưỡng chó con là phải nhận định và xem xét thật cụ thể các mùa trong năm và điều kiện khi hậu của địa phương.

Ở các trại chăn nuôi thuộc cơ quan Nhà nước, hoặc đối với những người thích nuôi chó ở những trường hợp cá thể, nên thực hiện phương pháp chăn nuôi chó thường xuyên trong không khí tươi mát ( trong chuồng thú). Khi thời tiết xấu ( mưa,…) phải nuôi chó con trong nhà ở ( buồng nhỏ).

Từ tháng thứ 3 người ta chia chó con ra thành các nhóm nhỏ, mõi nhóm có từ 2 đến 3 con và cũng ở mỗi nhóm đó nên chọn những con chó tương đương nhau về tình trạng thể lực. Các nhóm này được phân vào các chuồng thú đặc biệt, riêng lẻ và rộng rãi. Từ tháng tuổi thứ 5 đến thứ 6 người ta nuôi chó con riêng ra từng con một và đối với mỗi con có những dụng cụ chăm sóc và nuôi dưỡng riêng. Mỗi ngfy dọn chuồng sạch sẽ cho chó con hai lần và mỗi tháng tắm cho chúng ít nhất 2 lần. Hăng ngày cho chó con đi dạo vòng trong từ 3 đến 4 tiếng theo thời gian biểu của ngày đây là điều bắt buộc. Phải chú ý đặc biệt đến việ đảm bảo cho chó con ăn đầy đủ cả về chất và lượng

Thức ăn cho chó con phải tươi và phong phú về loại thức ăn. Nước uống dùng cho chó con phải là nước sạch. Khi chó con được 3 tháng tuổi thì mỗi con chó phải có chậu ăn ( bát ăn ) riêng khi ăn.

Nếu cho chó con ăn không đủ chất ( trong thành phần thức ăn thiếu phốt phát can-xi (CaPO-ND) và vitamin D) thì chó con sẽ bị còi xương. Cần phải kiểm tra sự lớn và sự phát triển của chó con, tuân thủ đồ thị đo lường ( việc cân nặng cho chó cũng vậy) từ tháng thứ nhất đến trước 2 tháng tuổi – cứ 5 ngày kiểm tra và cân nặng một lần, từ tháng 2 đến 6 tháng – 10 ngày một lần, sáu đó cứ 1 tháng 1 lần kiểm tra cân nặng.

Chỉ cần đo lường các phần cơ bản sau, chiều cao . độ dài chéo ( xiên) của thân mình, bề ngang của lồng ngữ và độ dày của khối đốt ngón chân.

Hỗ trợ vệ sinh đúng cách khi chăm sóc chó con không có mẹ

Theo tập tính của loài động vật này thì sẽ được mẹ liếm kích thích vào vùng hậu môn và bộ phận sinh dục để chó con đi phân, đi tiểu. Thế nhưng, khi không có mẹ, nhiệm vụ này sẽ cần đến bạn hỗ trợ ở một cách thức khác vì vốn dĩ chó con còn quá nhỏ cơ quan chức năng này sẽ không tự thực hiện được.

Bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm đã thấm nước ấm massage nhẹ vào phần hậu môn và bộ phận sinh dục khoảng 1 – 2 phút để kích thích chúng đi vệ sinh.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ
Hỗ trợ vệ sinh đúng cách khi chăm sóc chó con không có mẹ

Tiêm vaccine phòng bệnh

Để phòng ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột, đồng thời để cơ thể chó con phát triển tốt nhất nên cho chó con uống thuốc kháng sinh có lợi cho sức khỏe của chó con và uống vào thời gian chó con được từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y ( hoặc của y sĩ trung cấp). Cần phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con.

Tẩy giun định kỳ và tiêm phòng một số bệnh thường gặp do vi virus care, parvovirus…gây ra để giảm thiểu tối đa một số bệnh dễ xảy ra trên chó con – những chú chó không được bú sữa mẹ có sức đề kháng yếu, giúp chó con luôn khỏe mạnh, chóng lớn và an toàn cho sức khỏe mọi người trong gia đình bạn.

Chuẩn bị chỗ ở thông thoáng, nhiệt độ ổn định, đủ ấm, sạch sẽ cho chó con

Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc chó là tránh sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, nhiệt độ quá cao hay quả thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chó con.

Những ngày đầu sau sinh bạn thay vì có mẹ để sưởi ấm thì với những chú chó “mồ côi” mẹ bạn nên sử dụng nguồn nhiệt nhân tạo như một chiếc lò hấp, một bóng đèn nhiệt hay một chiếc đệm nước ấm để duy trì nhiệt độ cơ thể cho chó con, giúp chúng dần cứng cáp và khỏe mạnh.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ
Chuẩn bị chỗ ở thông thoáng, nhiệt độ ổn định, đủ ấm, sạch sẽ cho chó con

Cũng nên lưu ý cần phải theo dõi nhiệt độ cơ thể chó con thường xuyên để có những điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng quá cao làm bỏng chó con, tránh cho chó ở trong phòng máy lạnh hay nằm ngay hướng gió lùa sẽ khiến chó con bị cảm lạnh.

Cần dọn dẹp chỗ ở của chó con thương xuyên, đảm bảo thông thoáng, vệ sinh. Độ ẩm quá cao sẽ làm sinh sôi các mầm mống vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh ở chó con.

Hãy theo dõi để cập nhật csc cách chăm soc chó mèo để bảo vệ boss của mình nhé!

1866 views

Share FacebookTwitterPin It

Cách chăm sóc chó con khi mới tách mẹ phù hợp đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé sau này.

Những chú chó con mới sinh hoặc mới tách mẹ cơ thể thường sức khỏe rất yếu ớt và cần nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc cẩn thận của chúng ta.

Do đó, để tránh sự bỡ ngỡ, các chủ nuôi tốt nhất nên trang bị cho mình những kiến thức tổng quát về cách chăm sóc chó con toàn diện cho những bé cưng của mình nhé.

Thời điểm phù hợp để chó con tách mẹ

Nếu nhà bạn đang có một đàn cún con bụ bẫm vừa mới chào đời hoặc bạn đang có ý định mua cún con để nuôi thì bạn rất nên lưu ý đến thời điểm cho cún con tách mẹ.

Theo nghiên cứu, thời điểm thích hợp để cho các bé cún tách mẹ tốt nhất là khi cún con được 60 ngày tuổi, tức là khoảng 3 tháng.

Bởi vì thời gian đó dưới sự chăm sóc của mẹ, được vỗ về trong tình mẫu tử của mẹ quả thật rất tuyệt vời cho chó con.

Đó là nền tảng cho sự phát triển toàn diện về thể chất và hành vi của chó.

Nếu cún con tách bầy quá sớm lúc 30 ngày tuổi thì thường sẽ có xu hướng hành vi ngỗ nghịch hay tranh giành thức ăn, hay sủa hơn so với các bạn tách bầy lâu hơn.

Vì vậy, nếu bạn có ý định cho bé cuộc sống mới, hoặc đón bé cún về nhà nuôi thì hãy để bé ở với mẹ ít nhất là 2 tháng đã nhé.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Bạn không nên tách chó con khỏi mẹ quá sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cún.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

🔹 Bạn đã sẵn sàng để nuôi chó chưa?

Môi trường sống cho chó

Khi chó con mới tách mẹ, bạn cần phải đảm bảo nhiệt độ môi trường sống luôn ở mức ổn định.

Không nên quá lạnh và cũng không quá nóng, nhiệt độ ấm áp vừa phải.

Cách chăm sóc chó con tốt nhất chính là sử dụng đèn sưởi hoặc lót tấm giữ nhiệt dưới đệm ngủ của chó con. Vì làn da cún con lúc này rất mỏng manh và yếu đuối.

Đặc biệt là ngay khi xa mẹ, chúng sẽ không còn được sưởi ấm bởi chính là da và bộ lông của mẹ chúng nữa. Cảm giác sẽ muôn phần lạnh lẽo và cô đơn.

Vì vậy, bạn phải luôn chú trọng quan tâm đến nhiệt độ môi trường xung quanh nơi sinh sống của chó.

Bạn cũng cần phải thường xuyên theo dõi. Tránh tình trạng nhiệt độ quá cao, làm phỏng da cục bộ, rất nguy hiểm cho cún cưng đấy nhé.

Nơi ở của chó cần phải kín đáo, chắn gió và tách biệt với những loài động vật khác trong nhà. Vì khi bé mới tách mẹ, hệ miễn dịch hoàn toàn yếu đuối và chưa hoàn thiện nên rất dễ bị cảm lạnh khi gặp phải gió lùa.

Tâm lý của bé hiện tại cũng chưa vững và cần thời gian ổn định làm quen với cảm giác không có mẹ ở bên.

Có những loài vật khác xung quanh sẽ làm chúng cảm thấy sợ hãi, rụt rè và khiến việc chăm sóc bạn với bé sau này khó khăn hơn rất nhiều.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Khi mới đưa bé về nuôi, bạn nên để bé tự do khám phá để quen dần với môi trường sống mới.

Quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh nơi ở luôn sạch sẽ thoáng mát, giặt giũ đệm ngủ của cún cưng thường xuyên.

Nơi ở là nơi các bạn ấy trong quá trình sinh trưởng tiếp xúc nhiều nhất do đó, nguy cơ mầm bệnh xảy ra từ đây cũng cao hơn bao giờ hết.

Nếu nơi ở ẩm ướt, không vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trú ẩn, tồn tại, sinh sôi và phát triển gây bệnh lên thú cưng của bạn.

Đặc biệt là các bệnh ngoài da của chó như viêm da, ve ký sinh trên da hoặc bệnh parvo thường xuyên xảy ra ở những bé cún con từ 2 tháng – 4 tháng tuổi. Đều có nguyên nhân cốt yếu sinh ra từ nơi ở không sạch sẽ.

Vì vậy, bạn hãy chú trọng vệ sinh tất cả các dụng cụ mà bé tiếp xúc bằng các dung môi vệ sinh để bảo vệ toàn diện sức khỏe cho bé yêu bạn nhé. Xem thêm: Những loại ký sinh trùng nguy hiểm với chó

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Cún con rất dễ bị tấn công bởi các ký sinh trùng nguy hiểm nếu nơi sống không sạch sẽ.

Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chó con

Cai sữa cho chó con

Giai đoạn khi cún con vừa được 4 tuần tuổi là thích hợp nhất để cho bé bắt đầu cai sữa.

Đây là cách để chăm sóc chó con sau này phần nào trở nên dễ dàng hơn. Vì nó tập cho bé ăn thức ăn từ sớm, dạ dày dễ thích nghi với các chế độ ăn uống sau khi tách mẹ.

Cách để cai sữa cho chó con thời điểm này chính là cung cấp dinh dưỡng cho bé ở dạng loãng.

Bạn có thể cho bé uống sữa dành riêng cho chó con để đảm bảo thích hợp với bao tử của bé lại vừa phù hợp cung cấp đầy đủ canxi và dưỡng chất cho một cơ thể khỏe mạnh.

Hoặc bạn cũng có thể cho bé ăn cháo loãng được xay nhuyễn cùng với các loại đạm như thịt heo, bò, gà hoặc trứng, nêm một chút xíu muối hoặc có thể không nêm gì.

Để bé tập ăn dần dần với các loại thức ăn nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thức ăn khô, xay cùng 400ml sữa và nước nóng để làm tiền đề cho cách nuôi bé ăn thức ăn khô sau này. Xem thêm: Có nên cho chó uống sữa?

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho chó con

Cách chăm sóc chó con nên cần chú trọng nhất vào giai đoạn chó con mới tách mẹ (khoảng 2 tháng tuổi).

Giai đoạn này việc chọn cách cho ăn rất quan trọng nên bạn cần phải đặt ra chế độ, kế hoạch cho cún ăn hợp lý.

Chúng vừa mới tách mẹ, cho nên mọi thói quen ăn uống, hành vi ứng xử đều nên bắt đầu từ lúc này để làm nền tảng chăm sóc về sau.

Cách chăm sóc chó con bằng thức ăn nấu chín

Nếu bạn là một người có thể dành thời gian cho thú cưng thì bạn nên chọn cách chăm sóc chó con bằng thức ăn nấu chín.

Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này chính là bạn có thể quản lý được thành phần dinh dưỡng của mỗi bữa ăn.

Đảm bảo được những khẩu phần ăn của bé luôn luôn sạch sẽ, phù hợp và đầy đủ những vitamin khoáng chất cần thiết. Hơn nữa, cách chăm sóc chó con mới tách mẹ này giúp bạn dần trở nên gắn bó với cún cưng của mình hơn.

Chúng sẽ cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng của bạn, sẽ cảm thấy bớt cô đơn và yêu thương bạn nhiều hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý một chút. Để bé có một sự phát triển toàn diện về thể chất, bạn nên kết hợp cháo loãng các loại rau củ cùng một số loại protein cơ bản như trứng, cá, gà, heo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé

. Thêm vào đó, cún con 2 tháng tuổi hệ răng, tiêu hóa vẫn còn rất yếu, chưa thể nhai và tiêu hóa những loại thực phẩm cứng hay được thái quá to.

Vì vậy, bạn cần phải nghiền nhuyễn các loại rau củ cùng đạm thịt băm nhuyễn để bé có thể tập làm quen dần với chế độ ăn uống cũng như tiêu hóa dễ dàng hơn.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Bạn có thể tập cho chó con ăn các loại thức ăn nấu chín được xây nhuyễn.

Cho chó con ăn thức ăn hạt khô/hạt ướt

Ngày nay, đa số tất cả mọi người đều bận rộn với công việc của mình mỗi ngày ở công ty.

Nếu bạn cũng là một người bận rộn cả ngày, không có thời gian nấu ăn cho cún yêu mỗi ngày. Thì cách chăm sóc chó con mới tách mẹ bằng hạt dinh dưỡng là sự lựa chọn tối ưu cho bạn đấy.

Thức ăn hạt là một dạng thức ăn khô rất được ưa chuộng hiện nay, Ngoài sự tiện lợi vốn có, các loại hạt được tích hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng với nhiều hương vị khác nhau.

Nhờ vậy, chúng tạo được sự ngon miệng trong từng bữa ăn của cún cưng. Đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất về thể chất cho bé.

Như chúng ta đã biết, khi cún con còn nhỏ, việc tiêu hóa những thực phẩm cứng không phải là điều quá dễ dàng.

Do vậy, bạn nên tập cho bé ăn hạt ướt một thời gian trước khi chuyển dần sang cho ăn hạt khô. Hạt ướt chức năng và dinh dưỡng hoàn toàn giống với thức ăn khô.

Tuy nhiên, trong túi thức ăn còn có các loại sốt kèm theo, tạo nên một độ ẩm nhất định cho thức ăn.

Nhờ vậy, hạt hoàn toàn có thể tan ngay trong miệng cún cưng mà không cần phải nhai quá nhiều. Quá trình tiêu hóa của bé từ đó cũng trở nên thuận lợi, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Nếu nhà bạn không có sẵn các loại thực phẩm hạt ướt, bạn có thể thử phương pháp thay thế sau.

Dùng một chén hạt khô, xay nhuyễn với 400ml sữa cho chó con là đã có thể cung cấp một bữa ăn ngon lành hoàn chỉnh cho bé rồi.

Những điều cần lưu ý khi cho chó con ăn

Cách cho ăn khoa học

Là một người yêu thú cưng, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều muốn cún cưng của mình được ăn uống đầy đủ. Ai ai cũng đều mong muốn nuôi chó nhanh béo, để ôm cho sướng đúng không nào.

Tuy nhiên, cách chăm sóc chó con, cho chúng ăn cũng phải cần được lên kế hoạch một cách thật khoa học đầy.

Bởi vì không phải bất cứ khi nào ăn uống quá nhiều cũng tốt cho cơ thể chó con đâu. Đôi khi nó còn phản tác dụng, gây ra một số bệnh liên quan đến tiêu hóa và sức khỏe của cún yêu nữa đấy.

Theo kinh nghiệm nuôi chó lâu năm, mỗi phần ăn cho cún nên ở một lượng vừa phải. Bé hoàn toàn có thể ăn hết trong một bữa.

Bạn cũng cần tập cho cún làm quen với thời gian ăn cố định và cất ngay thức ăn sau khi cún ăn xong.

Nhất định không nên để dư thừa vì chúng rất dễ bị ôi thiu và cún con của bạn hoàn toàn có khả năng ăn chỗ thức ăn đấy.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Bạn không nên cho cún con ăn quá nhiều để tránh bé bị phình bụng, khó tiêu hóa.

Hơn nữa, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân thường xuyên gây ra bệnh béo phì ở chó.

Do năng lượng dư thừa quá nhiều so với vận động trong ngày của bé, Dẫn đến việc tích tụ lại dưới dạng mỡ thừa vô cùng có hại cho sức khỏe sau này của bé.

Vì vậy, cách chăm sóc chó con khoa học chính là chủ nuôi nên có kiến thức về cân bằng dinh dưỡng trong từng bữa ăn, cho ăn từng chút một, không quá nhiều.

Đồng thời, mỗi bữa ăn nên thân thiện lành mạnh, không sử dụng quá nhiều chất béo hay muối nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ béo phì và các bệnh tiêu hóa liên quan.

Cung cấp đầy đủ nước uống thường xuyên

Để có thể có cách chăm sóc chó con chu đáo, tốt nhất, bạn nên chú trọng cung cấp nước cho bé thường xuyên.

Cũng như con người, nước chiếm phần lớn cấu tạo cơ thể của chó.

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng liên kết các tế bào lại với nhau. Là môi trường, dung môi hòa tan các chất, tạo điều kiện cho các quá trình chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra.

Nuôi dưỡng từng cá thể đơn bào, các hệ cơ quan tạo điều kiện cho sự sinh trưởng phát triển toàn diện của chó.

Vì vậy, bạn luôn phải chuẩn bị cho chó một khay nước riêng và luôn luôn sẵn có nước sạch trong khay.

Hãy đảm bảo luôn thay nước thường xuyên theo từng bữa ăn của bé, tối thiểu 3 lần mỗi ngày nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường tiêu hóa.

Việc cho chó uống nước thường xuyên là vô cùng cần thiết. Vì nhờ có nước, các quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra thuận lợi hơn, giảm thiểu nguy cơ bệnh tiêu hóa, đường ruột, sỏi thận ở chó. Xem thêm: Liệu chó của bạn có uống quá nhiều nước?

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Bạn nên cho bé uống nước nhiều để tránh các bệnh liên quan đến thận.

Đảm bảo vệ sinh bát ăn của cún

Giữ gìn vệ sinh luôn là tiêu chí bảo vệ sức khỏe hàng đầu cho cún cưng khỏi các bệnh dễ truyền nhiễm ở cún cưng.

Đặc biệt là đối với những giống chó ngoại nhập bé nhỏ như Poodle Toy hay Pomeranians lại càng phải chú trọng.

Do đó, bạn cần phải vệ sinh bát ăn, bát nước uống, vật dụng bé tiếp xúc thường xuyên để giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

🔹 Chó có ăn được thức ăn của mèo không?

Cách chăm sóc chó con khỏe mạnh

Tiêm ngừa đúng định kỳ 

Thời điểm khi chó con mới tách mẹ sẽ rơi vào tầm 2-3 tháng tuổi. Giai đoạn này được các bác sĩ thú y khuyến cáo là giai đoạn cún dễ mắc các căn bệnh truyền nhiễm, khó chữa trị nhất.

Điển hình có thể kể đến các bệnh có nguy cơ tử vong cao lên đến 90% như Care, Parvo, viêm phế quản, ghẻ Demodex, bệnh dại

Các căn bệnh này hiện nay nếu không tiêm ngừa đúng thời điểm phù hợp, chẳng may chó mắc bệnh tỷ lệ sống sót không khả quan.

Nếu chó trưởng thành may mắn qua khỏi thì sẽ để lại rất nhiều di chứng về sau.

Vì vậy, cách tốt nhất chăm sóc chó con khỏe mạnh chính là đưa bé đi chủng ngừa đúng thời điểm và theo sát lịch tiêm phòng định kỳ.

Ngoài ra, trong suốt quá trình chăm sóc hãy luôn cẩn thận, xem xét từng biểu hiện của bé.

Nếu có bất thường, hãy đưa đến bác sĩ thú y để có những lời khuyên chăm sóc tốt nhất nhé. Xem thêm: Những lưu ý khi tiêm phòng cho chó

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Bạn nên đưa cún cưng đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.

Cách tắm cho chó con

Việc tắm rửa vệ sinh thân thể cho cún con là rất quan trọng để giữ cơ thể chó sạch sẽ. Tuy nhiên, thời điểm nào tắm cho chó là phù hợp nhất?

Theo các báo cáo nghiên cứu, bác sĩ khuyên rằng bạn chỉ nên tắm cho cún con khi chúng đủ 10-12 tuần tuổi.

Nếu dưới thời gian đó, hệ miễn dịch của chó vẫn chưa được hoàn thiện và còn rất yếu cho nên rất dễ bị cảm lạnh do tiếp xúc với nước.

Vì vậy hãy đợi đến khi chó con đủ 1 tháng tuổi rồi chúng ta vệ sinh cơ thể cho cún nhé. Xem thêm: 3 sai lầm thường gặp khi tắm cho chó con 2 tháng tuổi

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Khi tắm cho chó con, bạn cần cẩn thận để tránh cho cún bị nhiềm lạnh.

Lưu ý trong cách tắm cho chó con:
  • Sử dụng sữa tắm có nồng độ axit thấp với chỉ số pH trung bình từ 6.0-7.5. Vì làn da chó đặc biệt dễ mẫn cảm, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm sữa tắm cho chó chuyên biệt, không nên thay thế bằng các sản phẩm tắm gội của con người.
  • Không nên xối nước trực tiếp từ trên đầu và để xà phòng rơi vào mắt mũi miệng của cún. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý sợ nước của bé, làm bé sợ tắm hơn. Vì vậy, nếu lỡ để xà phòng rơi vào mắt bé, hãy nhanh tay gạt đi và an ủi nhẹ nhàng để bé định tâm hơn bạn nhé
  • Luôn vệ sinh tai sau khi tắm cho cún cưng. Tai là phần dễ bị ẩm nhất, rất khó để thoát hoàn toàn hơi nước. Do vậy, sau khi tắm cho cún cưng, bạn nên dùng bông tăm hoặc khăn bông lau phần tai của cún con thật kỹ để phòng tránh các bệnh viêm tai cho bé bạn nhé.
  • Lau và sấy cơ thể bé khô ngay lập tức. Choàng khăn bông giữ ấm cho bé, tránh để bé bị cảm lạnh.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Bạn cần phải sấy lông cho cún thật kĩ sau khi tắm vì lông rất khó khô.

Huấn luyện cho chó con đi vệ sinh đúng chỗ

Đây chắc chắn chính là vấn đề khiến những chủ nuôi mới nuôi chó lần đầu tiên còn bỡ ngỡ và thắc mắc.

Cách chăm sóc chó con như thế nào để chúng đi vệ sinh đúng chỗ? Mỗi chú chó với từng cấu tạo cơ thể lớn nhỏ khác nhau do đó chúng sẽ có thời gian nhịn tiểu khác nhau.

Bạn cần phải lưu ý điểm này để có thể quản lý, dạy dỗ bé dễ dàng hơn. Đối với những chú chó dưới 12 tuần tuổi, bạn không nên quá gay gắt khi thấy chúng đi sai chỗ.

Mọi thứ đều cần phải bắt đầu một cách nhẹ nhàng, và đầy tình yêu thương để cún có thể tiếp thu những gì chúng ta dạy bảo bạn nhé.

Hiện nay có rất nhiều cách để huấn luyện cho bé nhưng sau đây chúng mình xin chia sẻ đến bạn cách dễ dàng thực hiện nhất nhé.

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

Bạn nên huấn luyện chó con đi vệ sinh ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt để hiệu quả.

Trước tiên, nếu nhà bạn là căn hộ chung cư, hoặc không có sân vườn, bạn nên chuẩn bị cho bé một không gian riêng để giải quyết chuyện tế nhị này nhé.

Cũng như con người, cún sẽ cần nơi kín đáo để đi đấy. Do đó, một góc ban công, toilet cũng có thể là nơi lý tưởng cho cậu bạn ấy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị hộp vệ sinh cho chó để các công tác vệ sinh lau dọn của chúng ta dễ dàng hơn nhé.

Sau đó, bạn cần phải quan sát khi nào chó chuẩn bị đi vệ sinh. Và mang nó đến nơi đã được định sẵn. Khi chó đi xong, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve, vệ sinh sạch sẽ cho bé rồi ra ngoài tặng bé một ít bánh thưởng.

Chúng sẽ ngay lập tức vui mừng và biết rằng mình đang làm điều đúng đắn. Chỉ cần lặp lại quá trình cho đến khi nào bạn cảm thấy chó đã hoàn toàn tiếp thu thì đã có thể yên tâm rồi.

XEM THÊM:

  • Dung dịch dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Chó con nuôi bao lâu thì tách mẹ

🔹 Cách dạy chó đi vệ sinh trong WC

Một trường hợp khác, có thể chó đã đi bậy ở bên ngoài không phải chỗ bạn mong muốn.

Thì bạn chỉ cần dùng khăn thấm nhẹ một ít nước tiểu của cún rồi cho vào bên dưới hộp vệ sinh hoặc lau vào góc nơi bạn muốn chó đi.

Và lau sạch sẽ nơi chó đi bậy bằng các dung dịch tẩy rửa nhằm khử hoàn toàn mùi.

Sau đó, chó sẽ tìm đến đúng nơi có chứa mùi hương đặc biệt mà nó đã để lại để đi và đánh dấu lãnh thổ của nó.

Bạn cứ tiếp tục cho chó ăn bánh thưởng sau khi chúng có hành vi đúng, lặp lại nhiều lần thì ắt sẽ thành công.

Cách chăm sóc chó con mới tách mẹ đúng là không quá dễ dàng. Tuy nhiên, mình tin rằng với tình yêu thú cưng vô bờ bến của chúng ta thì một chút khó khăn ban đầu không thành vấn đề. Bởi vì cách chăm sóc chó con tốt sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện khỏe mạnh về thể chất tinh thần của bé mà.

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y

MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN