Chó nghe được tần số bao nhiêu

Không có gì bất ngờ khi nhiều động vật có thính lực vô cùng tốt. Thực chất, một số loài có thể nghe ở một dải tần số lớn hơn cả con người. Ví dụ, mèo có thể nghe thấy tiếng động trong khoảng 45 đến 64,000 héc [Hz]. Con người chỉ nghe được âm thanh trong khoảng 64 đến 23,000 Hz.

Vậy còn những chú chó thì sao? Thính lực của chúng cũng vượt trội hơn con người với tần số từ 67 - 45,000 Hz. Những thú nuôi quen thuộc khác như thỏ, chuột nhảy, chuột bạch và chồn sương cũng có tần số nghe rộng hơn con người. Tuy nhiên, thính lực của cá vàng thì hạn chế hơn. Chúng chỉ có thể nghe thấy âm thanh từ khoảng 20 đến 3,000 Hz.

Nhiều loài động vật khác còn có thể nghe được âm thanh ở tần số ấn tượng hơn. Ví dụ, voi có thể cảm nhận được tần số cực thấp, xuống đến tận 16 Hz. Điều này khiến cho chúng có thể nghe thấy những đám mây đang lại gần ngay cả khi chúng đi lại ầm ầm. Cá voi trắng cũng có tần số nghe khá rộng - từ 1,000 đến 123,000 Hz.


Tuy nhiên, không có loài vật nào trong số này có thính lực tuyệt vời nhất. Danh hiệu này thực sự lại thuộc về một loài côn trùng! Bướm đêm có thể nghe ở tần số rộng nhất, lên tới 300,000 Hz. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng thính lực nhạy bén của bướm đêm có thể đã tiến hóa để trốn thoát khỏi kẻ săn mồi quen thuộc nhất: loài dơi.

Sau cùng thì dơi là loài có đôi tai thính nhất trong số các loài động vật có vú. Nhờ vào khả năng định vị bằng tiếng vang, chúng có thể cảm nhận được âm thanh trong khoảng 2,000 đến 110,000 Hz. Khả năng này hỗ trợ cho loài dơi trong việc săn mồi. Đó là lý do mà thính lực của bướm đêm lại vô cùng hữu dụng đối với loài côn trùng may mắn này.

Đôi tai của dơi có thể xem là một món quà cho khả năng nghe đầy ấn tượng của chúng. Tuy nhiên, động vật không cần một đôi tai như của dơi để nghe. Thực ra một số loài còn không có tai! Hãy nhìn vào những loài thuộc lớp động vật chân đầu - bao gồm mực và bạch tuộc. Chúng không có tai, và trong rất nhiều năm, các chuyên gia đã nghĩ rằng chúng không thể nghe. Mặc dù vậy thì ngày nay chúng ta biết rằng những loài sinh vật không tai này có thể nghe, nhưng ở một mức nhất định với tần số thấp.

Tất nhiên, không phải tất cả động vật đều có thể nghe thấy. Cũng giống như con người, nhiều loài động vật được sinh ra mà không thể nghe được hoặc mất khả năng nghe sau khi bị bệnh hoặc chấn thương. Nếu bạn đã từng biết một con chó hoặc con mèo bị khiếm thính, bạn sẽ biết rằng chúng tìm những cách thức thông minh khác để giao tiếp, cũng giống như con người vậy. 

Những con bướm đêm giành được danh hiệu trên, nhưng rất nhiều thành viên trong vương quốc động vật sở hữu thính giác tuyệt vời. Đối với nhiều loài, điều này là sự khác biệt giữa việc tìm kiếm thức ăn và việc trở thành thực đơn cho bữa tối. Lần tới, khi mà bạn đang ở trong không gian thiên nhiên, hãy thử chú ý tới những con vật xung quanh bạn. Liệu bạn có thể biết những con vật nào có tần số nghe rộng hơn dựa vào hành động của chúng?

Thú cưng có thích âm nhạc không? Và quan trọng hơn là họ có thích dòng nhạc giống chúng ta không? Chó và mèo có thính giác rất khác biệt so với con người, và câu trả lời cho 2 câu hỏi trên nằm ở bài viết này. Hãy cùng Pet's Home tìm hiểu nhé!

Thính giác ở Mèo và Chó

Mặc dù mèo thường lơ đi lời mời gọi của những tín đồ cuồng mèo, hoặc có thể lim dim ngủ bên cạnh một anh bạn tập đánh trống rình rang, loài mèo thật sự có thính giác tuyệt vời. Chúng giỏi lọc bỏ tất cả những tiếng ồn không liên quan đến cuộc sống hay sự an toàn của bản thân. Điều đó giải thích được vì sao mèo có thể phản ứng ngay lập tức khi chúng ta mở tủ lạnh, xé bọc đồ ăn... nhưng lại bỏ bơ tiếng gọi mời ôm ấp của chúng ta. Thính giác của mèo nhạy gấp đôi loài chó, trong khi loài chó có thính giác tốt hơn chúng ta gấp 5 lần!

Thính giác cực kì quan trọng, đó là lý do mèo thật sự xuất sắc trong vai trò thợ săn. Mèo cũng có thể nghe dc tần số cao trong tiếng gọi siêu âm của động vật có vú nhỏ. Trong khi con người có thể nghe được tần số 20 - 23 KHz, thính giác của mèo cho phép chúng nghe những âm thanh chúng ta không nhận biết được với phạm vi lên đến 45 - 64 KHz.

Chó cũng có thể nghe những tần số cao tầm 40 - 60 KHz, độ cao thay đổi tùy theo giống chó. Những đôi tai có cấu tạo thẳng đứng ở chó có khả năng truyền âm thanh tốt hơn. Them vào đó, cùng với 18 cơ để điều khiển đôi tai, chúng có thể định vị và khuếch đại âm thanh một cách chính xác.

Khi chó chó, bé mèo nhà bạn tỏ ra sợ hãi hay phản ứng khác lạ trong một tình huống nào đó, có thể chính là thính giác siêu việt của chúng đang nhận thấy được âm thanh mà con người không thể nghe thấy. Đây cũng là lý do thú cưng rất sợ tiếng ồn: tiếng pháo nổ, tiếng máy hút bụi, tiếng xe nổ máy... Những âm thanh này đối với chúng ta đã rất to, thì đối với thú cưng diều này có thể gây kinh hãi cực điểm.

Nhịp tim và nhịp độ

Nhịp độ âm nhạc ở con người có liên quan đến nhịp tim của chúng ta. Nhiều người cho rằng điều này có thể giúp lan truyền niềm yêu thích âm nhạc đến với chó mèo.

Về mặt lý thuyết, một chú chó lớn càng to lớn càng có thể có gu âm nhạc tương tự như con người, vì nhịp tim của chúng gần với nhịp tim của con người hơn. Một chú chó nhỏ có thể thích các loại nhạc hoàn toàn khác do nhịp tim của chúng nhanh hơn. Loài mèo thì sẽ rất khó đoán nếu chỉ dựa trên nguyên tắc nhịp tim này.

Một số bằng chứng cho thấy, tiếng đàn hạc du dương có thể cân bằng nhịp tim và nhịp thở, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục tốt hơn ở những chú chó đang nằm viện. 

Âm nhạc cho Chó

Bạn có thể cho chó cưng của mình trải nghiệm Through A Dog's Ear - một album được phát triển thông qua các kiểm nghiệm lâm sàng và được chứng minh là có tác dụng thư giãn cho những chú chó hay lo lắng hay những chú chó mắc chứng sợ tiếng ồn.

Âm nhạc cho mèo

Âm nhạc cổ điển, âm thanh của thiên nhiên và giọng nói êm ái của con người sẽ là lựa chọn phù hợp cho "gu âm nhạc" của mèo.

Hãy tìm hiểu nhé

Trước khi bạn lập một danh sách những bài nhạc dành riêng cho người bạn nhỏ của mình, hãy tìm hiểu sở thích của chúng, cách thú cưng phản ứng khi những bản nhạc được bật lên. Khi chó mèo có thể thư giãn bên cạnh nơi phát nhạc, bạn có thể yên tâm về cảm nhận của chúng.

Nhưng khi chó mèo của bạn tỏ ra không thoải mái hay chạy đi khi nhạc nổi lên, bạn có thể thử một vài âm điệu khác hoặc tắt nhạc đi khi có thú cưng bên cạnh.

Chủ Đề