Chức năng chính của mỡ là gì

Anh Yu 28 Thg 03

Nhiều nghiên cứu trong hơn một thập kỷ gần đây cho thấy mô mỡ không chỉ đơn thuần có chức năng dự trữ năng lượng, mô mỡ đóng vai trò động lực trong quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo, điều hòa chuyển hóa cũng như các chức năng sinh lý khác. Những chất độc hữu cơ (POPs) như các loại thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp, chất phụ gia thực phẩm có ái lực cao với chất béo và dễ dàng tích trữ tại mô mỡ.

Vai trò của mô mỡ

Dự trữ năng lượng

Mô mỡ gồm nhiều loại tế bào như tế bào mỡ trưởng thành, tế bào mỡ non, tế bào miễn dịch. Chúng phản ứng với những tín hiệu của quá trình chuyển hóa như nồng độ insulin từ tuyến tụy và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động đến các mô và cơ quan khác của cơ thể như tích trữ lipid, sản xuất hormone, điều chỉnh sự thèm ăn, chức năng trao đổi chất, bài tiết hóa chất trung gian trong cơ chế viêm, khởi phát phản ứng dây chuyền của hệ miễn dịch.

Cô lập chất độc

Mô mỡ rất dễ tích tụ các chất độc từ môi trường, gây rối loạn hoạt động tuyến nội tiết, chức năng sinh sản và hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến hành vi và là nguyên nhân tiềm ẩn bệnh ung thư. Vai trò của mô mỡ là cô lập chất độc, bảo vệ các cơ quan thiết yếu của cơ thể, tạo điều kiện cho độc tố được chuyển hóa và đào thải. Tuy nhiên, khả năng và thời gian dự trữ chất độc không phải vô hạn. Nếu cơ thể cứ liên tục tiếp xúc với nguồn chất độc, mô mỡ bão hòa và trở thành nguồn chất độc nội tại đầu độc chính cơ thể.

Chức năng chính của mỡ là gì

Trong những thời điểm nhạy cảm của chu trình phát triển cơ thể như giai đoạn bào thai, sơ sinh, dậy thì, nếu mô mỡ tiếp xúc với các thành phần độc hại có thể gây tác động chuyển hướng biểu hiện gen. Tác động này thường không được nhận biết ngay mà có thể để lại hậu quả nhiều năm về sau. Các chất độc hữu cơ tác động như những obesogens (một nhóm hợp chất làm tăng nguy cơ gây béo phì, tiểu đường, bệnh về gan và ung thư). POPs còn gây viêm mô mỡ mãn tính, khởi phát các quá trình chuyển hóa bất lợi cho bệnh nhân béo phì. Nhìn chung, cơ chế tác động, phân bố và chuyển hóa của obesogens trong cơ thể cần được tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm đầy đủ hơn để đem lại biện pháp phòng chống và đào thải độc tố tối ưu nhất.

Hiểu Về Cơ Chế Thải Độc

Nguồn http://ehp.niehs.nih.gov/121-a61/

Lược dịch bởi My Robison

chức năng chính của mỡ là ? A. dữ trữ năng lượng cho tế bào vào cơ thể B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất C. thành cấu tạo nên 1 số loại hoocmon D. thành phần cấu tạo nên bào quan

Vai trò của lipid với cơ thể người đặc biệt quan trọng, trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ trong các mô, giống như nguồn năng lượng dự trữ. Đặc biệt, nó còn là môi trường dung môi để hòa tan các vitamin trong chất béo và là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Lipid hay còn gọi là chất béo là những este giữa acid béo và alcol, là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Lipid trong thực phẩm có thể được cung cấp ở cả động vật và thực vật. Lipid có nguồn gốc thực vật như bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, đậu lạc, vừng... Lipid có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, cá,thuỷ sản... Các lipid có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, lipid có nguồn gốc thực vật gọi là dầu.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, đối với trẻ em ở mức tiểu học thì năng lượng do lipid cung cấp cần phải đạt khoảng 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể, trong đó lipid có nguồn gốc thực vật nên chiếm khoảng 50% lipid tổng số và acid béo no không được phép vượt quá 11% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày.

Trong thực phẩm, lipid có rất nhiều loại như: Phosphorlipid, triglycerid, cholesterol, glycolipid, lipoprotein và sáp với 2 nhóm chính là: Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm hydro (H), carbon (C), oxy (O) và Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S...

>> Xem thêm: Thuốc điều trị rối loạn Lipid máu

Chức năng chính của mỡ là gì

Các lipid có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, lipid có nguồn gốc thực vật gọi là dầu

Lipid có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, bản thân nó cũng là một nguồn năng lượng không thể thiếu. Cấu tạo của lipid chiếm tới 60% tế bão não, đặc biệt là nhóm acid béo không no chuỗi dài là Omega-3 và Omega-6.

Phospholipid là chất béo cấu tạo bao myelin bọc dây thần kinh, giúp làm tăng sự nhạy bén cho hoạt động trí não, đồng thời nó giúp bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do nguyên nhân tuổi tác. Ngoài ra, lipid còn tham gia cấu tạo màng tế bào.

2.2 Vai trò cấu thành các tổ chức

Một vai trò quan trọng của lipid với cơ thể người chính là khả năng cấu thành các tổ chức. Màng tế bào vốn là một lớp mỡ do lipid, cholesterol và glucolipid... hợp thành. Các mô thần kinh và tủy não cũng có chứa lipid và glucolipid.

2.3 Vai trò duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể

Vai trò lipid đối với cơ thể còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da, nó giúp giữ nhiệt hiệu quả và đồng thời làm cho lượng nhiệt ở bên ngoài đã được hấp thu không thể truyền dẫn vào bên trong cơ thể.

Trên thực tế, lipid là thành phần không được phân bố đều trong cơ thể người với tổng hàm lượng khoảng 10%, chúng chủ yếu tập trung ở các tổ chức dưới da để tạo thành lượng mỡ dự trữ để cơ thể có thể sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra, một phần lipid còn bao quanh phủ tạng giống như một tổ chức bảo vệ, để ngăn ngừa các va chạm và giúp chúng ở vị trí đúng đắn, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường thời tiết.

2.4 Vai trò thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo

Trong cơ thể người, các loại Vitamin A, D, E, K sẽ không tan trong nước mà tan trong chất béo hoặc dung môi hoà tan chất béo và vai trò của lipid với cơ thể người lúc này chính là môi trường dung môi để thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo.

Ngoài các vai trò trên thì vai trò của lipid với cơ thể còn giúp làm tăng cảm giác no bụng khi chúng ta sử dụng thực phẩm có hàm lượng lipid cao và lipid giúp nâng cao giá trị cảm quan của thư ăn (thức ăn có nhiều chất béo sẽ có mùi thơm và ngon hơn)

Chức năng chính của mỡ là gì

Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân đối các loại thực phẩm giàu lipid

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp cân bằng các chất và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Để có một chế độ dinh dưỡng lipid hợp lý thì trong bếp ăn của gia đình hãy luôn đảm bảo 2 loại dầu gồm dầu no chịu được nhiệt độ cao hơn, ít sinh ra các chất độc và dầu nhẹ để trộn xà lách, tẩm ướp thực phẩm, nấu cháo cho trẻ em...

Một điều đặc biệt lưu ý là dầu ăn bị oxy hóa khi gia nhiệt ở nhiệt độ cao thì sẽ tạo thành các gốc oxy hóa tự do gây mùi, gây độc cho cơ thể, tuyệt đối không được sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân đối các loại thực phẩm giàu lipid như: Các loại hạt, mỡ cá, trứng, pho mát, bơ, hạt chia, dầu oliu, dầu dừa... để tận dụng được hết vai trò của lipid trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Tag: Chức Năng Của Mỡ

Cùng Top Tài Liệu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chức năng của mỡ” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Mỡ là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất

C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.

D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan

Trả lời

Đáp án đúng: A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

– Khái niệm Lipit: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng ta nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

– Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (các axit monocacboxylic có số chẵn C không phân nhánh) gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và 0 khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực → có tính kỵ nước.

Trong cơ thể sống, lipit gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau, sau đây là một số loại lipit điển hình :

a. Mỡ

– Đặc điểm cấu tạo : được tạo thành do sự kết hợp giữa một phân tử glixêrol và 3 axit béo. Mỗi axit béo thường được cấu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon.

– Mỡ ở động vật thường chứa các axit béo no.

– Mỡ ở thực vật chứa axit béo không no gọi là dầu.

Chức năng chính của mỡ là gì

– Chức năng : là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

b. Phôtpholipit

– Đặc điểm cấu tạo : được tạo thành do sự kết hợp giữa một phân tử glixêrol với 2 axit béo và một nhóm phôtphat.

– Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị nước.

– Chức năng : tham gia cấu tạo nên các loại màng của tế bào.

c. Stêrôit

– Đặc điểm cấu tạo : chứa các nguyên tử kết vòng.

– Ví dụ: Cholesteron làm nguyên liệu cấu trúc nên màng sinh chất. Các steroit khác có lượng nhỏ nhưng hoạt động như một hoocmon hoặc vitamin.

– Chức năng : tham gia cấu tạo nên màng sinh chất cũng như một số loại hoocmôn.

Ngoài các nhóm chất kể trên, một số loại sắc tố (carôtenôit,…) và vitamin (A, D, E, K…) cũng có bản chất là lipit. Chúng cũng là những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

– Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.

– Nguồn năng lượng dự trữ.

– Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.

Câu 1: Lipit không có đặc điểm:

A. cấu trúc đa phân

B. không tan trong nước

C. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H , O

D. cung cấp năng lượng cho tế bào

Đáp án đúng: A

Câu 2: Cho các ý sau:

(1). Dự trữ năng lượng trong tế bào

(2). Tham gia cấu trúc màng sinh chất

(3). Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục

(4). Tham gia vào chức năng vận động của tế bào

(5). Xúc tác cho các phản ứng sinh học

Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?

A. 2.

B. 3

C. 4.

D. 5

Đáp án đúng: B

Câu 3: Photpholipit có tính lưỡng cực là vì:

A. Trong cấu trúc có phần đầu phophat ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước

B. Trong cấu trúc có phần đầu phophat kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước

C. Trong cấu trúc có glixerol ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước

D. Trong cấu trúc có glixerol kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước

Đáp án đúng: A

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lipit?

A. Dầu chứa nhiều axit béo chưa no còn mỡ chứa nhiều axit béo no

B. Màng tế bào không tan trong nước vì đuọc cấu tọa bởi phôtpholipit

C. Steroit tham gia cấu tạo nên các loại enzim tiêu hóa trong cơ thể người

D. Một phân tử lipit cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi một phân tử đường

Đáp án đúng: C

Câu 5: Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa đường và lipit?

A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O

B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào

C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

D. Đướng và lipit có thể chuyển hóa cho nhau

Đáp án đúng: C