Chuyển tài sản khi sáp nhập như thế nào

Tổng cục Thuế nhận ban hành công văn số 2373/TCT-CS ngày 30/6/2021 trả lời Công ty TNHH Hansung Tech về việc xuất hóa đơn GTGT điều chuyển tài sản khi tách doanh nghiệp.

- Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về các trường hợp không phải kê khai nộp thuế GTGT:

“7. Các trường hợp khác:

  1. Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, ... chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

- Căn cứ điểm 2.15 [b2] Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển như sau:

“2.15. Hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:

b.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.”

- Căn cứ Điều 199 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020 quy định:

“Điều 199. Tách công ty

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có [sau đây gọi là công ty bị tách] để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới [sau đây gọi là công ty được tách] mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

2. Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống [nếu có]; đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.

3. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:

  1. Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;... ’’

Căn cứ các quy định trên và theo trình bày của Công ty TNHH HANSUNG TECH, trường hợp tài sản điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán từ Công ty TNHH HANSUNG TECH cho Công ty TNHH UNIC TECHNOLOGY [là doanh nghiệp được tách từ Công ty TNHH HANSUNG TECH] là tài sản điều chuyển khi tách doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật thì thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư Số 219/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp trở lên khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Thế nhưng nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa việc sáp nhập với các hình thức khác. Sự nhầm lẫn này dẫn đến những sai sót không đáng có. Cũng từ đó mà pháp luật hiện hành đã ban hành các quy định về sáp nhập để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan. Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về hình thức này và những lợi ích mà nó mang lại nhé!

Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Ở xã hội hiện nay, việc chia tách doanh nghiệp hay sáp nhập các doanh nghiệp vào nhau không còn là vấn đề gì xa lạ. Trong đó, sáp nhập là việc mà một hay một số công ty [gọi là công ty bị sáp nhập] có thể sáp nhập vào một công ty khác [gọi là công ty nhập sáp nhập].

Việc sáp nhập được thực hiện bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp sang phía công ty nhận sáp nhập. Đồng thời, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.

Sau khi doanh nghiệp tiến hành sáp nhập thì công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.

Từ đó, ta nhận thấy được pháp luật chỉ quy định về việc sáp nhập chứ không đặt ra điều kiện phải cùng loại hình hay khác loại hình. Chính vì thế, khi tham gia sáp nhập thì các công ty, doanh nghiệp có thể cùng loại hình hay khác loại hình đều được.

Đặc điểm của hình thức tổ chức này

Thông qua định nghĩa trên, ta có thể rút ra được những đặc điểm của hình thức tổ chức này như sau:

– Về chủ thể: Nó sẽ bao gồm doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiệp sáp nhập.

– Về cách thức thực hiện: Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ phải chuyển toàn bộ tài sản cũng như quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho phía công ty nhận sáp nhập. Việc chuyển giao này sẽ được thực hiện thông qua hình thức ký kết hợp đồng.

– Về hậu quả pháp lý:

+ Kể từ thời điểm doanh nghiệp nhận sáp nhập hoàn tất các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại.

+ Doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền, nghĩa vụ và lợi ích một cách hợp pháp. Họ sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập. Chỉ doanh nghiệp nhận sáp nhập mới có quyền quyết định, điều hành và quản lý.

Từ những đặc điểm nêu trên này, chúng ta có thể phân biệt được giữa sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp. Đây là hai hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn với nhau.

Các doanh nghiệp khi đã sáp nhập với nhau đều luôn mong muốn doanh thu sẽ tăng lên vượt trội so với ban đầu.

Các quy định để doanh nghiệp có thể sáp nhập

Theo Điều 201 luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về sáp nhập công ty có nội dung như sau:

“1. Một hoặc một số công ty [sau đây gọi là công ty bị sáp nhập] có thể sáp nhập vào một công ty khác [sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập] bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

  1. Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
  1. Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
  1. Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

3. Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

Các quyền lợi, lợi ích hợp pháp cũng như trách nhiệm sau khi hai bên sáp nhập sẽ được quy về một mối.

Hiện nay, việc doanh nghiệp thực hiện sáp nhập là một hình thức để tập trung kinh tế. Theo các quy định của pháp luật ta nhận thấy, điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp gồm có:

– Đối với trường hợp sáp nhập, công ty sáp nhập chiếm từ 30 – 50% thị phần của thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập. Trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

– Pháp luật nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập mà trong đó công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị phần của thị trường liên quan. Trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

Thủ tục cần có để thực hiện sáp nhập

Để doanh nghiệp có thể sáp nhập vào nhau thì các thủ tục cần có bao gồm các bước sau:

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Hợp đồng sáp nhập cần phải có các nội dung chính là tên, địa chỉ của công ty nhận sáp nhập; tên và địa chỉ của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần góp vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần góp vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

Bước 2: Hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập cần được thông qua

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ. Đồng thời thông báo cho người lao động biết về vấn đề này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

Bước 3: Thực hiện đăng ký theo quy định pháp luật

Hồ sơ để hoàn thiện thủ tục sáp nhập cho công ty nhận sáp nhập sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau:

+ Hợp đồng sáp nhập.

+ Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập.

+ Biên bản họp và Quyết định của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập.

+ Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.

Tất cả mọi thủ tục để hoàn thiện việc sáp nhập đều cần dựa trên các quy định của pháp luật.

Pháp luật hiện hành đã đặt ra các trường hợp cấm sáp nhập để tránh tình trạng các doanh nghiệp sáp nhập tràn lan hay lợi dụng việc này để thủ tiêu đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Các trường hợp cấm ở đây nói cách khác là khi sáp nhập phải đảm bảo điều kiện nhất định theo đúng các quy định cụ thể mà pháp luật quy định.

Thông qua các quy định trên có thể thấy, hiện nay việc sáp nhập là một hình thức khá phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho các đơn vị. Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp cần phải chú ý đảm bảo điều kiện nhất định theo đúng quy định mà pháp luật quy định.

Những lợi ích từ việc sáp nhập mang lại

Càng ngày việc sáp nhập lại càng trở thành xu thế phát triển của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh. Nó đem đến cho họ rất nhiều lợi ích và những lợi ích phải kể đến từ việc sáp nhập này là:

Mở rộng quy mô doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp quyết định sáp nhập với nhau sẽ tạo nên một quy mô lớn hơn về nguồn vốn, số lượng chi nhánh, nhân công,… Thông qua đó tạo ra khả năng cung ứng vốn cho những dự án có quy mô lớn hơn. Lãi suất cạnh tranh cũng nhờ thế mà tăng cao hơn. Ngoài ra, sau khi sáp nhập số lượng chi nhánh gia tăng sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày một lớn của khách hàng.

Quy mô về nguồn vốn, số lượng nhân công, số lượng chi nhánh cũng được tăng lên.

Tận dụng hệ thống khách hàng

Mỗi một doanh nghiệp khi được hình thành sẽ sở hữu cho mình đặc thù kinh doanh riêng biệt. Do đó, việc kết hợp lại tạo ra những thế mạnh riêng nhằm bổ sung cho nhau. Doanh nghiệp sau khi đã tiến hành sáp nhập được kế thừa hệ thống khách hàng của doanh nghiệp trước đó. Chính vì vậy, khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp trước đó không có. Nhờ đó mà gia tăng sự gắn bó của khách hàng, đồng thời tăng nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị doanh nghiệp

Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp sau khi sáp nhập sẽ được phát huy trên quy mô lớn. Nếu tiến hành mở rộng quy mô hoạt động, nó giúp giảm bớt các chi phí thực hiện. Kéo theo đó là lượng nhân sự dư thừa, làm việc kém hiệu quả được cắt giảm.

Ngoài ra, quá trình sáp nhập sẽ góp phần tận dụng được thế mạnh trong dịch vụ, sản phẩm và nguồn khách hàng. Năng suất hoạt động cho doanh nghiệp từ đó tăng lên đem đến một nguồn lợi nhuận cao. Vị trí cũng được nâng cao trên thị trường kinh doanh quốc tế.

Một số bất lợi phải kể đến khi tiến hành sáp nhập

Việc sáp nhập sẽ đem lại rất nhiều lợi ích nhưng đi kèm với đó vẫn có những tiềm ẩn rủi ro xảy ra. Do đó, trong quá trình mua bán chủ công ty cần có sự cân nhắc về các ưu nhược điểm sao cho phù hợp nhất. Mục đích của việc này nhằm tránh tối đa những rủi ro xảy ra. Có như thế hoạt động sáp nhập mới được tiến hành một cách thuận lợi, hiệu quả.

Tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể thì ưu nhược điểm của việc sáp nhập mới thể hiện rõ ràng, chi tiết. Thế nhưng trong giai đoạn hiện nay, quá trình này đã bộc lộ một số bất lợi đáng chú ý như:

Khó khăn trong định giá thương mại

Để xác định, đánh giá giá trị thương mại của một doanh nghiệp bị sáp nhập có những ưu nhược điểm gì rất là khó. Nếu như xảy ra sai sót trong quá trình định giá thì doanh nghiệp mới thành lập sẽ không kinh doanh hiệu quả, không tạo ra giá trị. Điều này đồng nghĩa với việc nó sớm bị thị trường bỏ rơi.

Quá trình định giá nếu xảy ra sai sót rất dễ dẫn đến hậu quả thị trường sẽ bỏ rơi doanh nghiệp.

Khó khăn trong quản lý doanh nghiệp

Khó khăn này có thể bắt nguồn do mâu thuẫn nội bộ từ việc nắm quyền hành sau sáp nhập. Cũng có thể bắt nguồn từ yếu tố tài chính chưa được thống nhất dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp mới sáp nhập do sự khác biệt về văn hóa, đặc kiểm kinh doanh và hướng phát triển dẫn đến thiếu đi tính đồng bộ. Chính vì thế, để khắc phục được khó khăn trong quản lý doanh nghiệp thì cần phải có sự nhượng bộ nhau trong quá trình hợp tác. Rủi ro ở quá trình này rất dễ dẫn đến việc đánh mất một số cổ đông lớn vì không thuyết phục được họ về tính khả thi và khả năng sinh lời.

Nguy cơ đánh mất khách hàng và thị trường

Mục đích của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp chính là nâng cao giá trị cổ phiếu của mình trên thị trường. Do đó hoạt động kinh doanh sau khi mua bán không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng rời đi và cũng không nhận được sự ủng hộ của các phân khúc thị trường.

Doanh nghiệp tốn thời gian, công sức nhưng không đạt kết quả như mong đợi

Khi một doanh nghiệp bắt tay sáp nhập với một doanh nghiệp khác là họ đã phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, kết quả thu về có thể không đạt được như mong muốn của họ. Nguồn vốn mà họ bỏ ra ban đầu đó có thể dùng để đầu từ vào những dự án tiềm năng hơn, tỷ lệ thành công cao hơn và thu được về nhiều lợi nhuận.

Trên đây là những thông tin về việc sáp nhập một hay nhiều doanh nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho bạn và giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về quá trình này. Nhưng hãy luôn nhớ một điều rằng trong quá trình sáp nhập thì các công ty cần phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.

Chủ Đề