Có bao nhiêu tổ chức tín dụng tại việt nam

Em đang chuẩn bị học luật ngân hàng và muốn nhờ Ban biên tập cung cấp giúp em thông tin về các loại hình tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Tại Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định như sau:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Trong đó:

- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

+ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận.

+ Ngân hàng chính sách là ngân hàng do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

+ Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Trên đây là nội dung giải đáp về các loại hình tổ chức tín dụng. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Tiếp tục tham góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng [sửa đổi] trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 tới, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], thành viên Hội đồng Tư vấn Giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng dự thảo Luật cần bổ sung những qui định nguyên tắc về mô hình, chức năng chính, tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý, giám sát, khung pháp lý liên quan đối với tập đoàn tài chính, vì hiện nay đa số các TCTD lớn đang hoạt động theo mô hình này.

HỘI THẢO THAM VẤN Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG [SỬA ĐỔI]

Sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, đến nay, dự thảo Luật Các TCTD [sửa đổi] gồm 16 chương, 208 điều. So với dự thảo Luật được Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 5, dự thảo Luật lần này đã tăng thêm 3 chương, 13 điều; sửa đổi, bổ sung 160 điều, trong đó có 90 điều sửa đổi về nội dung, 61 điều sửa về kỹ thuật văn bản để nội dung rõ ràng, mạch lạc hơn. Các chuyên gia cho rằng, đây là dự án luật khó, có tính kỹ thuật cao, có tác động lớn đến nền kinh tế, cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Do đó, dự thảo Luật tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia tài chính trong và ngoài nước, tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động trong nước và các tổ chức tín dụng có liên kết với ngân hàng nước ngoài. Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp thu, chỉnh lý kỹ lưỡng để bảo đảm khi Luật được thông qua có sức sống lâu dài, tạo thể chế ổn định để các TCTD hoạt động lành mạnh, có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các chuyên gia cho rằng, cần nhất quán tư duy về cách tiếp cận Luật này, nhằm kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát được rủi ro; đảm bảo đồng bộ, nhất quán với các luật có liên quan khác [nhất là đang sửa đổi như luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh BĐS, luật giao dịch điện tử….].

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], thành viên Hội đồng Tư vấn Giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia

Góp ý tại Hội thảo tham vấn ý kiến về Luật Các tổ chức tín dụng [sửa đổi] với Uỷ ban Kinh tế Quốc hội ngày 2/10, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], thành viên Hội đồng Tư vấn Giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng dự thảo Luật nên bổ sung quy định khung về ngân hàng chính sách [từ điều 16 - 26], quy định rõ hơn về mô hình hoạt động, cơ chế tài chính và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động, đảm bảo tín dụng chính sách hiệu quả hơn. Đây cũng là vấn đề vướng mắc nhiều thời gian qua.

Đặc biệt, TS Cấn Văn Lực cho rằng dự thảo Luật nên bổ sung những quy định nguyên tắc về mô hình, chức năng chính, tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý, giám sát, khung pháp lý liên quan đối với tập đoàn tài chính; hoặc ít nhất là Tập đoàn tài chính do NHTM làm công ty mẹ [Bank – holding companies] vì hiện nay đa số các TCTD lớn đang hoạt động theo mô hình này, tiến tới ban hành luật riêng về Tập đoàn tài chính như nhiều quốc gia đã làm. Trong khi, dự thảo Luật hiện chưa có bất cứ quy định nào về Tập đoàn tài chính. Theo TS Cấn Văn Lực, Mô hình Tập đoàn tài chính [TĐTC] hoặc công ty sở hữu vốn tại các tổ chức tài chính thực tế đã hình thành và đang hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 11 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có luật về tập đoàn tài chính, một số quốc gia lồng ghép các quy định về Tập đoàn tài chính tại các luật chuyên ngành về ngân hàng, chứng khoán hoặc bảo hiểm. Tại Việt Nam, khuôn khổ pháp lý còn thiếu quy định điều chỉnh liên quan đến loại hình doanh nghiệp đặc thù này.

Một số nội dung về tập đoàn tài chính và giám sát tập đoàn tài chính nên được quy định tại Luật Các TCTD [sửa đổi] [Ảnh minh hoạ]

Tại Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 194 quy định về Tập đoàn kinh tế, tổng công ty, theo đó: “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này”.

Luật Kinh doanh bảo hiểm có sử dụng thuật ngữ “tập đoàn tài chính” được sử dụng song chỉ giới hạn phạm vi đối với các tập đoàn tài chính nước ngoài. Việc xây dựng Luật riêng về tập đoàn tài chính là cần thiết song cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng, trong khi rủi ro mà các TĐTC hoặc các công ty sở hữu các ngân hàng thương mại [NHTM] đang hiện hữu, có thể gây rủi ro lan truyền cho cả hệ thống tài chính. Do đó, một số nội dung về tập đoàn tài chính và giám sát tập đoàn tài chính nên được quy định tại Luật Các TCTD [sửa đổi].

Về hoạt động ngân hàng đầu tư, theo quy định tại dự thảo thì các TCTD sẽ không được phép trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ NH đầu tư như bão lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư mà cần phải thực hiện qua công ty con, công ty liện kết [khoản 2 Điều 113]. Vì vậy, TS Cấn Văn Lực đề nghị nên xem xét để bổ sung một số nghiệp vụ không có nhiều rủi ro [ví dụ như quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn M & A, đại lý phân phối cho các quỹ đầu tư…] vào hoạt động được phép của các TCTD để tận dụng thế mạnh của các tổ chức này, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Đối với vấn đề xử lý nợ xấu, đây là vấn đề quan trọng, nhằm luật hóa Nghị quyết 42 của Quốc hội [sẽ hết hiệu lực cuối năm 2023]; theo đó, TS Cấn Văn Lực đề nghị cần tăng tính hiệu lực, hiệu quả đối với công tác thu giữ và phát mại tài sản bảo đảm, nên mở rộng đối tượng tham gia mua bán nợ xấu [bao gồm cả các tổ chức tư nhân trong và ngoài nước] ngoài VAMC, DATC nhằm tăng khả năng huy động nguồn lực, tăng thanh khoản cho thị trường và cũng là thông lệ quốc tế; có thể quy định những Tổ chức mua – bán nợ cần được NHNN cấp phép nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này. Khi đó, việc nhận và xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản của các tổ chức cho vay nước ngoài có thể được thực hiện theo hình thức ủy quyền thông qua một tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, nên thay đổi nội dung tại mục 4, điều 2 thành: “Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, tổ chức mà nhà nước cấp phép có chức năng mua, bán xử lý nợ [sau đây gọi là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu]”.

Cũng theo TS Cấn Văn Lực, đối với vấn đề can thiệp sớm và cho vay đặc biệt, về nguyên tắc thì cần đảm bảo nguyên tắc can thiệp càng sớm, càng tốt; không tiết lộ, công khai không đúng lúc về TCTD có vấn đề cần can thiệp vì tính nhạy cảm của hoạt động ngân hàng; cho vay đặc biệt nên có thời hạn, điều kiện cụ thể đối với TCTD được “giải cứu/can thiệp” nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức; nên tăng cường các chính sách hỗ trợ [kể cả cho vay đặc biệt] đối với TCTD tham gia “cơ cấu lại/giải cứu” nhằm chia sẻ khó khăn và tăng tính động lực.Theo đó, TS Cấn Văn Lực cho rằng, nên có quy định bảo hộ pháp lý đối với đội ngũ thanh tra, kiểm tra – giám sát TCTD cũng như các lĩnh vực khác, như thông lệ quốc tế [đối với trường hợp nguyên nhân do khách quan và/hoặc đã hành động “đúng qui định, quy trình, hợp lý ; trừ trường hợp cố ý, cố tình…]. Các cơ chế này cũng cần được áp dụng cho những cán bộ tham gia các cán bộ tham gia tái cơ cấu các TCTD yếu kém.

với quy định về số hóa dịch vụ ngân hàng tại điều 104 và điều 105, TS Cấn Văn Lực cho rằng nên có qui định cho phép cơ chế sandbox cho các dịch vụ, mô hình kinh doanh tài chính – ngân hàng mới, ứng dụng các công nghệ mới [AI, Big data, Cloud..], nhất là mô hình ngân hàng số 100%…. sẽ được định hướng điều tiết [gồm cả cấp phép hoạt động] như thế nào; đây là những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Đối với các quy định về TCTD phi ngân hàng, TS Cấn Văn Lực đề nghị cần có cách tiếp cận phù hợp hơn, cởi mở hơn đối với đối tượng này [cũng là để giảm tệ nạn tín dụng đen]; có điều khoản [quét] giao Chính phủ quy định phù hợp tính đặc thù của nhóm này [rất khác so với NHTM], tránh đánh đồng và có hình thức quản lý, giám sát phù hợp [tiến tới có Luật riêng chi phối các TCTD phi ngân hàng như nhiều quốc gia vẫn làm].

Các tổ chức tín dụng bao gồm những gì?

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Tổ chức tín dụng có chức năng gì?

Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Căn cứ vào phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức tín dụng được phân chia làm hai loại: tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Việt Nam có bao nhiêu tổ chức tài chính?

[Chinhphu.vn] - Theo Nghị định 14/2023/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính có 28 tổ chức.

Có bao nhiêu hình thức tín dụng?

Các loại tín dụng.

Tín dụng thương mại..

Tín dụng ngân hàng..

Tín dụng nhà nước..

Tín dụng tiêu dùng..

Tín dụng thuê mua..

Tín dụng quốc tế.

Chủ Đề