Có nên massage sau sinh không

Massage là một phương pháp hiệu quả trong việc giảm đau và căng thẳng. Đối với mẹ bầu thì massage tầng sinh môn hay massage body sau sinh là một phương pháp mang lại vô số những công dụng bất ngờ. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào mẹ sau sinh massage đều có lợi. Hãy cùng bài viết tìm câu trả lời sau sinh bao lâu nên massage? Và cách massage sau sinh bằng thảo dược đúng cách cho mẹ sau khi sinh.

Có nên massage sau khi sinh? Massage sau sinh mang lại lợi ích gì?

Massage sau sinh là một hình thức chăm sóc sức khỏe toàn thân rất tốt cho phụ nữ mới trải qua cuộc vượt cạn vất vả và đang trong thời gian ở cữ. Hình thức chăm sóc sức khỏe này rất hữu ích trong việc giúp phụ nữ thư giãn sau sinh nở, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau thời gian dài mang thai vất vả.

Massage sausinh mang lại nhiều lợi ích như:

Thư giãn và giảm stress

Massage là liệu pháp rất tốt nhằm kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, giúp cơ bắp được thả lỏng và giảm đau nhức. Đặc biệt, khi được massage, cơ thể sản sinh ra hormone endorphin khiến chị phụ nữ cảm thấy thư giãn và hạnh phúc. Để được massage toàn thân và đúng cách, các chị em có thể tìm đến spa chăm sóc sau sinh spa làm đẹp sau sinh hoặc lựa chọn dịch vụ này tại nhà.

Massage khiến cơ thể sản sinh ra hormone hạnh phúc

Giảm tình trạng sưng phù

Massage sẽ kích thích quá trình dẫn lưu hệ bạch huyết giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và chất thải nên có tác dụng giảm sưng. Ngoài ra, việc các mô được kích thích trong quá trình massage cũng có thể giúp cơ thể vận chuyển nước đến đúng nơi cần thiết.

{{//www.wonmom.com/products/dau-gung-massage-bung}}

Giảm mỡ bụng

Uống thuốc giảm cân hay ăn kiêng cũng có thể mang lại những tác dụng không mong muốn cho bé yêu qua sữa mẹ. Do đó, massage sau sinh trở thành lựa chọn tối ưu cho các bà mẹ trong việc đốt cháy lượng mỡ thừa và đưa cơ thể trở về vóc dáng thon gọn. Phương pháp này có tác dụng như một bài tập nhẹ nhàng mà không gây bất cứ một tác dụng phụ nào. Việc massage kết hợp với xông hơi tinh dầu sẽ mang lại tác dụng đặc biệt hiệu quả.

Mỡ bụng sẽ tiêu biến nhờ massage body thường xuyên

Thông tắc tia sữa, phòng tránh viêm vú

Massage sau sinh còn giúp thông tắc tia sữa, giảm nguy cơ bị viêm vú. Tuy nhiên thao tác massage vùng ngực nên nhẹ nhàng để tránh dồn sữa vào các nang sữa một cách quá mạnh có thể gây tắc tia sữa dẫn đến viêm vú.

Làm đẹp da

Nhờ massage giúp máu huyết lưu thông, thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường tái tạo da, mang lại sức sống mới cho làn da hồng hào, khỏe mạnh và tươi trẻ. Ngoài những lợi ích trên, massage sau sinh còn có tác dụng rất tốt cho việc phục hồi cơ thể của phụ nữ, giúp kích thích sự co bóp tử cung, đưa tử cung trở về vị trí cũ.

Sau sinh bao lâu thì tiến hành massage body

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho phụ nữ sinh thường có thể massage sau khi sinh khi được 4 ngày. Với phụ nữ sinh mổ, chỉ nên massage sau khi vết mổ lành [khoảng 2-4 tuần] và massage tối thiểu 2 lần/tuần trong khoảng 12 tuần đầu để việc massage phát huy được hiệu quả tối đa.

Cách massage body sau sinh với thảo dược thiên nhiên lành tính

Massage toàn thân là cách đơn giản giúp bạn xóa tan hoàn toàn mệt mỏi trong cơ thể. Nhờ tác động vật lý lên toàn bộ cơ thể giúp kích thích các cơ nhanh chóng hồi phục, cải thiện tuần hoàn máu giúp xua tan mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày dài làm việc. Ngoài ra, massage toàn thân còn giúp làn da mịn màng, chắc khỏe nhờ sự tác động và kích thích sản sinh tái tạo collagen.

Cốt gừng nghệ hạ thổ là thảo dược có nhiều công dụng cho mẹ sau sinh

Các bước massage body đơn giản với cốt gừng nghệ hạ thổ:

  • Lấy một lượng vừa đủ cốt nghệ gừng Wonmom thoa đều lên cơ thể. Sử dụng toàn bộ lòng bàn tay trong quá trình này. Có thể bắt đầu tăng cường các động thái. Động tác này giúp cải thiện tuần hoàn máu cho cơ thể.

  • Di chuyển từ vai đến eo và lưng. Bạn cần dùng lực khác nhau lên các bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn dùng lực mạnh lên vùng lưng, chân nhưng dùng lực nhẹ hơn cho những vùng như tay, cổ, bụng

  • Từ vùng lưng rồi dần qua các vùng như chân, tay và cổ. Thực hiện lâu hơn cho vùng vai và cổ vì hai vùng này hay bị mỏi, nhất là đối với những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều giờ đồng hồ hoặc bị ảnh hưởng bởi lối sống ít vận động hiện nay.

Nhiều mẹ rỉ tai về việc massage tầng sinh môn? Liệu có cần thiết

Tầng sinh môn là bộ phận nằm ở giữa hậu môn và âm đạo, nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh nở. Massage tầng sinh môn là việc mà các mẹ bầu nên làm ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi vì, tầng sinh môn khá dễ bị tổn thương, nên trong quá trình vượt cạn, các mẹ có thể bị rách tầng sinh môn hoặc được bác sĩ can thiệp rạch để sinh dễ hơn.

Việc massage này giúp các cơ ở mô này được linh hoạt hơn. Tăng khả năng đàn hồi và độ dẻo dai cho tầng sinh môn. Nhờ đó mà khi sinh, khả năng giãn của mô tốt hơn, không gây rách hay phải rạch tầng sinh môn.

Xem thêm:Mẹ sau sinh rạng ngời nhờ kem chống lão hoá thiên nhiên lành tinh

Massage tầng sinh môn như thế nào cho đúng?

Mẹ bầu chỉ nên massage tầng sinh môn 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Đừng cố gắng làm nhiều hơn nhé, vì rất dễ gây ra các kích thích có hại đến thai nhi, thậm chí có thể khiến mẹ sinh sớm hơn dự tính.

Massage tầng sinh môn giúp mẹ dễ dàng trong lúc sinh

Massage tầng sinh môn mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Mẹ quỳ xuống và mở rộng hai chân. Điều chỉnh tư thế sao cho cảm thấy thoải mái nhất, không cấn bụng hay vướng víu là được. Dùng 2 ngón tay là ngón trỏ và ngón cái nhúng vào dầu, xoa nhẹ để làm ấm.

  • Cho 2 ngón tay này vào trong âm đạo thật nhẹ nhàng với độ sâu khoảng 5 6cm. Di chuyển ngón tay từ từ dọc theo thành âm đạo, đẩy dần về phía hậu môn. Căng hai ngón tay thành hình chữ V và kéo căng vừa phải phần đáy chậu cả về hai phía. Giữ một lúc đến khi cảm thấy ngứa ran nhẹ thì ngưng lại.

  • Khi mới thực hiện vài lần thì âm đạo có thể hơi nóng nhưng đây là dấu hiệu bình thường, mẹ vẫn có thể tiếp tục massage. Sau đó, khi cảm giác nóng giảm dần thì mẹ chuyển sang massage phần dưới âm đạo.

Xem thêm: Những điều cần biết về sản dịch sau sinh

Chăm sóc sức khỏe sau sinh nhất định mẹ không được bỏ qua

Chăm sóc bé cũng chiếm phần lớn thời gian và quan trọng, nhưng chăm sóc mẹ sau sinh cũng quan trọng không kém. Bởi lúc này số lượng rất lớn các nội tiết tố khi có thai có thể biến mất khiến cho giai đoạn hậu sản có thể là giai đoạn rất mệt mỏi cho mẹ. Do đó các mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Sau khi sinh, mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì rất cần lấy lại sức và tạo sữa nuôi con.

Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc hồi phục của mẹ sau sinh

Những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong giai đoạn này:

  • Các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất

  • Canxi từ sữa, bơ, đậu phụ, cá mòi, để hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé

  • Protein từ thịt gà, trứng, thịt nạc và các loại đậu

  • Chất bột đường: cơm, bún, bánh mì, khoai lang, khoai tây

Chế độ nghỉ ngơi cho mẹ sau sinh

Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được bệnh: stress, trầm cảm sau sinh. Mặt khác, các bà mẹ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt và chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực. Đặc biệt là với những sản phụ sinh mổ thường hồi phục chậm hơn so với sản phụ sinh thường.

Để phòng tránh bệnh sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh, sản phụ không được làm việc nặng, không ngồi quá lâu và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, việc cho con bú sớm sau sinh 24 tiếng sẽ giúp tử cung hồi phục tốt, tránh được bệnh sa tử cung, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

Bài viết trên là lời giải đáp cho mẹ về việc sau sinh bao lâu nên massage. Hy vọng mẹ có thể ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày, để tự mình bảo vệ sức khỏe bằng cách massage body sau sinh.

{{//www.wonmom.com/collections/goi-o-cu-tiet-kiem}}


Bạn cần biết

  • Mẹo Giảm Mỡ Bụng Tại Nhà Bằng Muối Gừng Nghệ
  • Mẹ Đang Cho Con Bú Nên Uống Thêm Sữa Gì Cho Bé Hấp Thụ Tốt
  • 7 Loại Thức Uống Sữa Về Ào Ào, Da Mẹ Căng Hồng Mịn Màng
  • Sự Thật Chuyện Kiêng Ăn Dứa Khi Mang Thai, Ăn Thế Nào Cho Đúng
  • Mẹ Áp Dụng Cách Này Dẹp Cơn Ám Ảnh Đau Chín Mé Sau Sinh
  • Ở Cữ Đúng Cách Mẹ Sau Sinh Nhàn Tênh Tránh Được Bệnh Hậu Sản
  • 4 Mẹo Siêu Hay Đánh Bay Nếp Nhăn Khoé Miệng Cho Mẹ Sau Sinh

Video liên quan

Chủ Đề