Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin

Tiêm phòng định kỳ là một biện pháp phòng bệnh chủ động rất hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ tạo cho trẻ một sức đề kháng tốt, chống lại một số bệnh truyền nhiễm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên thể trạng của trẻ trước mỗi lần tiêm phòng không phải lúc nào cũng như nhau, vậy nếu bé đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Thực tế, trẻ nhỏ trong độ tuổi cần tiêm chủng lại rất dễ mắc các bệnh gây ra triệu chứng ho sốt, tiêu chảy dẫn tới việc sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung thì việc sử dụng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với các loại vắc-xin (trừ vắc-xin thương hàn uống) nên có thể sử dụng đồng thời thuốc kháng sinh và vắc-xin. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào tổng trạng của trẻ qua thăm khám sàng lọc của bác sĩ để đưa ra quyết định hoãn tiêm chờ trẻ hồi phục hay tiếp tục sử dụng.

Tuy rằng việc tiêm chủng là cần thiết ở mỗi trẻ nhưng trong một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng bởi có thể gây ra một số phản ứng vắc-xin không đáng có.

Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:

  • Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu (cùng loại vắc-xin) hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực.
  • Các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin.

Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin

Trẻ sốt cao cần thông báo với bác sĩ trước khi tiêm chủng cho trẻ

Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:

  • Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính
  • Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C
  • Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B)
  • Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày
  • Trẻ nặng dưới 2000g
  • Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh bẩm sinh khác ở các cơ quan như phổi, ống tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định.

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. Các vấn đề như chưa đủ cân nặng, nếu có biểu hiện bệnh lý hoặc có triệu chứng sốt thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt trạng thái tốt hơn. Các điều kiện của trẻ được xác định trong lần khám sàng lọc gồm có:

  • Cân nặng: trẻ đã đủ 2,5 kg chưa (trẻ sơ sinh)
  • Tình trạng bú, ăn ngủ và chơi
  • Có triệu chứng sốt hay đang mắc bệnh gì không?
  • Có đang sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào không?

Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin

Trẻ đang uống thuốc điều trị bệnh lý có thể được trì hoãn lịch tiêm

  • Có tiền sử dị ứng với thức ăn hoặc thuốc không?
  • Có tiền sử phản ứng nặng với vắc-xin trong các lần tiêm trước không?

Khám sàng lọc trước tiêm chủng là việc làm rất quan trọng có tác dụng làm hạn chế tối đa các biến chứng sau khi tiêm cũng như các phản ứng khó lường trước được do thể trạng xấu của trẻ.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế được tối đa các phản ứng sau tiêm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm chủng ở tất cả trẻ em, người lớn. Quy trình khám và thực hiện tiêm chủng, theo dõi sau tiêm tại Vinmec được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi để giúp trẻ đảm bảo được sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng và được theo dõi nhiệt độ, phản ứng sau tiêm, đánh giá sức khỏe trước khi ra về. Nguồn vắc-xin tại đây đều có xuất xứ rõ ràng, các vắc-xin như sởi-quai bị-rubella, vắc-xin 6 trong 1 cùng nhiều loại vắc-xin khác có chất lượng cao phù hợp với độ tuổi tiêm chủng, được đảm bảo an toàn từ khâu nhập khẩu, bảo quản đến khi sử dụng.

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin

Trước khi tiêm chủng trẻ sẽ được khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM:

Sốt cùng với mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ngứa, sưng tại chỗ tiêm là triệu chứng thông thường do phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra sau tiêm chủng vaccine nói chung mà không chỉ riêng với vaccine chống Covid-19. Phần lớn các triệu chứng sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn sau vài ngày.

Trả lời câu hỏi nhiều người băn khoăn có nên uống thuốc hạ sốt trước và sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, theo bác sĩ Trần Thị Lan Hương, thuốc hạ sốt là thuốc điều trị triệu chứng. Vì thế, khi có triệu chứng mới sử dụng thuốc. Bởi thế, việc điều trị thuốc dự phòng để hạ sốt là không cần thiết. Hơn nữa, phản ứng của mỗi người với vaccine là khác nhau, không phải ai cũng sốt sau tiêm. Ngoài ra, mỗi loại thuốc đều có tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn. Dùng không đúng chỉ định không những không đem lại lợi ích, thậm chí có thể cấp cứu vì dùng thuốc không đúng.

Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin
Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin
Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin
Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin
Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin
Tiêm vaccine chống Covid-19. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội

Bác sĩ Trần Thị Lan Hương cho rằng, trong trường hợp bị sốt từ 38,5 độ C trở nên thì dùng thuốc hạ sốt, nếu không có chống chỉ định. Việc dùng thuốc hạ sốt đơn thuần là điều trị triệu chứng giúp cơ thể giảm mệt mỏi, mất nước, điện giải. Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc gây ảnh hưởng tới quá trình sinh miễn dịch cũng như hiệu quả của vaccine.

Paracetamol là hoạt chất được đánh giá hiệu quả và an toàn giúp giảm đau nhức, mệt mỏi và sốt (cần lưu ý với các trường hợp chống chỉ định).

Ngoài ra, khi sốt, cơ thể mất nước điện giải, do đó cần bù nước điện giải bằng oresol, nước trái cây, nước rau, các loại vitamin và các biện pháp cơ học như chườm ấm, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.

Mỗi người cần dùng thuốc theo đúng chỉ định. Liều dùng của Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15 mg/kg/ lần. Mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, không dùng quá 60mg/kg/ngày.

Nếu sau khi tiêm vaccine mà sốt cao kéo dài, uống hạ sốt nhưng không đỡ, tụt huyết áp, tức ngực khó thở thì hãy đến ngay cơ sở y tế.

KHÁNH HUYỀN

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, hàng triệu người mỗi năm được cứu sống bởi các loại vaccine khác nhau. Vaccine hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch với ứng với các kháng nguyên đặc hiệu có được do tiêm vac xin tạo ra. Sau khi tiêm phòng, nếu sau này cơ thể tiếp xúc với những vi trùng gây bệnh đó, cơ thể sẽ ngay lập tức sẵn sàng tiêu diệt chúng, ngăn ngừa bệnh tật. Giữa đại dịch COVID-19 toàn cầu, việc tiêm phòng vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng.


Có nên uống thuốc sau khi tiêm vacxin

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, trong hầu hết các trường hợp có thể gặp một số tác dụng phụ nhỏ, cho thấy rằng cơ thể của một người đang được bảo vệ để chống lại sự lây nhiễm COVID-19 bao gồm: đau nhức cánh tay tại vị trí tiêm vaccine, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ hoặc khớp… Các tác dụng phụ này hầu hết sẽ tự thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau vài ngày và không để lại di chứng.

Do có những tác dụng phụ không mong muốn gây ra sau khi tiêm vaccine, nhiều người dân cho rằng việc dùng thuốc giảm đau trước tiêm là cần thiết, thậm chí một số bài đăng giả mạo trên mạng xã hội khuyên rằng phải uống thuốc giảm đau hạ sốt có bán tại các quầy thuốc trước khi tiêm vaccine Covid-19 để giúp làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm vaccine. Paracetamol được biết là thuốc giảm đau hạ sốt thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường, phổ biến nhất là dạng viên nén 500mg. Để sử dụng an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2-3 viên. Tuy nhiên, việc dùng quá liều và kéo dài paracetamol rất dễ gây ngộ độc thuốc, suy chức năng gan, thận, suy đa tạng và thậm chí là tử vong. Một số thuốc giảm đau khác như Aspirin, Ibuprofen… có thể được dùng thay thế nếu người dân dị ứng với paracetamol, tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc cũng không kém phần nguy hiểm, điển hình là giảm tiểu cầu xuất huyết, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày-tá tràng…nếu người dân dùng bừa bãi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) khuyến cáo không nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm vaccine Covid-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ, vì không rõ tương tác của thuốc đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, người dân có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác nếu cơ thể có các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm vaccine dưới hướng dẫn của bác sĩ dựa trên sự cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc.

Người dân cần làm gì?

- Chủ động tự theo dõi các phản ứng sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, phản ứng sưng nóng đỏ đau tại chỗ tiêm…trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế.

- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

  • Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
  • Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Ths. Bs. Lưu Quang Minh

CN. Nguyễn Thị Phương

Khoa Hồi sức tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108