Co thắt tử cung khi mang thai tháng thứ 5

Rất nhiều mẹ bầu hiện nay gặp phải triệu chứng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 khiến các mẹ khá lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, triệu chứng này có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5

Tử cung lớn dần

Khi sang tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần và tử cung cũng phải lớn theo để thích nghi với thai nhi. Tốc độ phát triển của thai nhi trong tử cung sẽ làm gia tăng diện tích tại khoang chậu giữa bàng quan và trực tràng gây áp lực lên tử cung. Tử cung lại tạo áp lực lên thành bụng gây ra hiện tượng căng cứng bụng.

Co thắt tử cung khi mang thai tháng thứ 5

Tử cung lớn dần gây ra hiện tượng cứng bụng

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 do khung xương thai nhi đang phát triển

Lúc này, hệ xương của thai nhi đang phát triển và ngày càng tăng dần về kích thước. Vì vậy, khi mang thai tháng thứ 5 bé đạp nhiều hoặc bé yêu cử động thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn gò nhẹ rất rõ. Những cơn gò gây căng cứng bụng  là dấu hiệu chứng tỏ con yêu đang phát triển và đã cứng cáp hơn nhiều.

Trọng lượng của cơ thể mẹ

Bụng cứng khi mang thai còn do thể trạng cân nặng của từng mẹ bầu. Nhiều mẹ bầu gầy, người mỏng, bụng ít mỡ thường có cảm giác bụng cứng sớm hơn những người đậm đà.

Tâm trạng mẹ bầu cũng gây căng cứng bụng

Trong thời gian mang thai sẽ khiến cho các bà bầu có những thay đổi về tâm lý. Cảm xúc của mẹ bầu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của bé Trên thực tế, bụng căng cứng của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5 là hiện tượng hết sứctrong bụng, bởi vậy tạo ra hiện tượng bế gò cứng bụng.Thay vì quá lo lắng, mẹ nên thả lỏng cơ thể, cố gắng giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để giúp thai nhi phát triển một cách ổn định nhất.

Táo bón và xì hơi là nguyên nhân gây căng tức bụng dưới khi mang thai

Nghe có vẻ hơi vô lý, tuy nhiên táo bón và xì hơi lại là nguyên nhân gây căng tức bụng dưới khi mang thai. Theo đó trong suốt quá trình mang thai, Progesterone – loại hóoc môn  tăng lên làm chậm hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Chế độ ăn ít chất xơ cùng thói quen ăn uống không lành mạnh cũng khiến bụng mẹ bầu bị cứng trong giai đoạn này. 

Xoa bụng bầu quá nhiều

Hành động xoa bóp có thể tạo ra các kích thích lên tử cung, dẫn đến các cơn gò. Ngoài ra trong một số trường hợp có thể gây sinh non. 

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5, 6 có phải dấu hiệu sắp sinh? 

Triệu chứng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 của mẹ bầu là hiện tượng hết sức bình thường. Cơn gò cứng bụng trong thời điểm này không gây đau đớn mà chỉ gây cho mẹ cảm giác khó chịu.

► Tìm hiểu bài thuốc củ gai tươi giúp bà bầu điều trị động thai, ra máu hiệu quả

Bà bầu bị căng cứng bụng khi mang thai tháng thứ 5 có sao không?

Thực ra, đây cũng là một hiện tượng khá bình thường trong thời gian mang thai. Tình trạng căng cứng bụng ở mỗi bà bầu là khác nhau, do vậy mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.Cơn gò này chỉ thực sự nguy hiểm khi người mẹ bị gì cứng trong một khoảng thời gian dài và có cảm giác bụng như bị gò lên xuống liên tục đi kèm với các triệu chứng đau lưng, ra máu, hay chuột rút…thì cần đi khám ngay lập tức.

Mẹ bầu cần lưu ý những gì ?

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, không vận động mạnh
  • Hạn chế xoa bụng
  • Kiêng quan hệ vợ chồng.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: các mẹ nên ăn  các loại thức ăn và rau quả có chứa nhiều chất xơ có trong những loại rau xanh, uống nhiều nước trong ngày. Có một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý sẽ giúp con yêu của cã mẹ phát triển tốt cũng như đảm bảo sức khỏe cho các mẹ.
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý và thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục như yoga…cũng sẽ khiến người mẹ cảm thấy dễ chịu hơn
  • Chườm ấm sẽ khiến cơ thể mình dễ chịu hơn mỗi khi cơn gò diễn ra: Để cho mao mạch dưới da bụng được giãn nở, mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng một chiếc túi để chườm ấm bằng cách đặt lên bụng.

Co thắt tử cung khi mang thai tháng thứ 5

Ngâm mình trong nước ấm để giảm cảm giác cứng bụng

Theo các chuyên gia, đa số các trường hợp bà bầu bị căng cứng bụng khi mang thai tháng thứ 5 đều không nguy hiểm. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể mẹ và bé trong thời gian mang thai.

Tuy nhiên, nếu căng cứng bụng  xuất hiện trong thời gian dài hoặc lệch hẳn sang một bên hoặc kèm theo các các biểu hiện bất thường như ra máu, chuột rút, đau nhức lưng…các mẹ nên nhanh chóng đến viện để kiểm tra.

► Tìm hiểu những kiến thức mang thai cho bà bầu tại anthaiphuong.com

Cơn gò tử cung thường xuất phát từ 1 điểm ở góc tử cung, sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung, là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ. Rối loạn co bóp của tử cung có thể dẫn đến tnh trạng chuyển dạ bị kéo dài hoặc nguy hiểm hơn là gây các tai biến cho người mẹ và cho thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về những cơn gò tử cung có thể gặp phải trong thai kỳ và cách biết khi nào cần đến bệnh viện.

Cơn gò tử cung là quá trình co thắt – giãn nở của các cơ trong tử cung của bạn thực hiện. Trong khi tử cung co bóp, mẹ bầu có thể cảm thấy bụng cứng lại và sau đó chuyển trạng thái mềm khi tử cung giãn ra. Các cơn ở gò tử cung thường xảy ra gần ngày dự sinh. Một số phụ nữ trải qua giai đoạn này sớm, trước tuần 37 của thai kỳ. (1)

Các cơn co thắt khiến cổ tử cung trở nên mỏng dần, giãn nở hoặc mở ra để sinh con. Chúng cũng giúp đẩy em bé xuống khung chậu của mẹ trong quá trình chuyển dạ và kết hợp cùng lúc cơn co tử cung cùng với sức rặn của mẹ sẽ đẩy em bé ra ngoài. Trong thai kỳ, sản phụ có thể gặp một số co thắt tử cung, tuy nhiên để xác định bạn sắp chuyển dạ hay không, bác sĩ sẽ khám và đánh giá dựa trên nhiều yếu tố để xác định chuyển dạ giả hay chuyển dạ thật.

Co thắt tử cung khi mang thai tháng thứ 5

Cơn gò tử cung được xem là động lực cho cuộc chuyển dạ đẻ, vì vậy mẹ bầu cần nhận biết đặc điểm cơn gò trong thai kỳ để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Các cơn gò có thể xuất hiện trước khi bạn đến bệnh viện. Trên thực tế, bạn có thể gặp nhiều biểu hiện khác nhau , nhưng những dấu hiệu nhận biết phổ biến mà sản phụ hay gặp khi  trải qua các cơn co thắt chuyển dạ thực sự có thể cảm nhận được: 

  • Đau ở phần lưng dưới và lan dần ra phía trước;
  • Đau ở xương chậu và bụng trên;
  • Cảm nhận có áp lực ở vùng chậu;
  • Những cơn đau với cường độ và mật độ ngày càng tăng ;
  • Các cơn gò kéo dài từ 45 giây đến 90 giây và lâu hơn;
  • Các cơn co xảy ra sau mỗi 5 đến 10 phút và ngày càng gần hơn theo thời gian và tăng cường độ;
  • Sản phụ đau đến mức không thể đi bộ hoặc không muốn nói chuyện;
  • Việc, di chuyển hoặc thay đổi tư thế không làm giảm cơn đau; (2)

Dựa vào các yếu tố như thời điểm xuất hiện, tần suất và mức độ của cơn gò, có thể chia cơn gò tử cung thành 3 dạng chính bao gồm:

Không phải tất cả các cơn gò đều có nghĩa là bạn đang chuyển dạ. Các cơn gò sinh lý còn được gọi là cơn gò Braxton Hicks – được đặt theo tên của một bác sĩ người Anh tên là John Braxton Hicks, người lần đầu tiên mô tả cơn gò chuyển dạ giả vào năm 1872. 

Cơn gò sinh lý là những cơn co thắt của tử cung thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ. Ở một số phụ nữ, cơn gò sinh lý xảy ra sớm nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai. Điều này hoàn toàn bình thường và được cho là dấu hiệu cho các cơn co thắt xảy ra khi tử cung chuẩn bị sinh nở. 

Các cơn gò sinh lý không đều về thời gian và cường độ, xảy ra không thường xuyên, không thể đoán trước khi nào nó xảy ra, đồng thời những cơn gò này mang đến cho mẹ bầu cảm giác khó chịu nhiều hơn là đau đớn. Không giống như các cơn gò chuyển dạ thực sự, các cơn gò sinh lý không tăng về tần suất, thời gian hoặc cường độ. Chúng giảm dần và sau đó biến mất, chỉ xuất hiện lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Các cơn gò này có xu hướng tăng dần về tần suất và cường độ vào gần cuối thai kỳ. (3)

Đôi khi, các cơn gò sinh lý Braxton Hicks có thể gây  “chuyển dạ giả”. Nhiều mẹ bầu thường nhầm cơn gò sinh lý với cơn gò chuyển dạ thật. Tuy nhiên, không giống như các cơn gò chuyển dạ thực sự, các cơn gò Braxton Hicks không gây giãn nở cổ tử cung. 

Sẽ khá khó khăn để xác định cơn gò nào là chuyển dạ thực sự nếu đây là lần đầu bạn làm mẹ. Do đó nếu nghi ngờ, tốt nhất là bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu nên ghi nhớ về thời gian các cơn gò xuất hiện, các dấu hiệu cũng như tần suất cơn đau và các dấu hiệu khác để lưu ý trước khi thăm khám với bác sĩ. 

Thông thường, một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần. Các cơn gò xuất hiện bắt đầu trước tuần 37 có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Trẻ sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) có thể gặp các vấn đề về sức khỏe. Do đó, nếu bạn chưa đến tuần thứ 37 của thai kỳ nhưng có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của cơn gò sinh non, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và hạn chế các nguy cơ trong thai kỳ.

Cơn gò gây chuyển dạ sinh non  thường dẫn đến những thay đổi ở cổ tử cung, bao gồm cổ tử cung mỏng đi và giãn nở cổ tử cung. Các dấu hiệu và triệu chứng về  cơn gò sinh non có thể là:

  • Đau quặn bụng với mức độ nhẹ, một số mẹ bầu có thể kèm theo tiêu chảy;
  • Thay đổi loại tiết dịch âm đạo;
  • Cảm thấy có áp lực vùng chậu hoặc vùng bụng dưới;
  • Đau lưng liên tục, ít, âm ỉ;
  • Các cơn co thắt có thể xuất hiện thường xuyên hoặc không , có thể gây đau;
  • Vỡ ối sớm.

Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất mà thai phụ có thể cảm nhận được:

  • Đối với nhiều phụ nữ, các cơn co thắt thực sự bắt đầu vào khoảng tuần thứ 38 – 40 của thai kỳ.
  • Các cơn co cũng giúp làm mỏng và giãn nở cổ tử cung để chuẩn bị cho  em bé có thể thuận lợi ra ngoài. Đồng thời chúng cũng có tác dụng đẩy em bé từ trong tử cung xuống đường âm đạo của người mẹ .

Cảm giác của một cơn co chuyển dạ thực sự được mô tả như một làn sóng. Cơn đau bắt đầu từ mức thấp, tăng dần cho đến khi đạt đến đỉnh điểm và cuối cùng giảm dần . Mẹ bầu có cảm giác cứng bụng khi chạm vào.

Bên cạnh đó, ở các cơn gò chuyển dạ thật, các cơn co thắt xuất hiện với tần suất tương đối đều nhau và thời gian xuất hiện các cơn co ngày càng ngắn dần , ví dụ: Thời gian ban đầu có thể 5 phút có 1 cơn, nhưng sau đó cách nhau 3 phút, sau đó là 2 phút, sau đó tới giai đoạn chuẩn bị rặn sinh khoảng cách giữa các cơn chỉ còn là 1 phút. Các cơn co thắt thực sự cũng trở nên dữ dội và đau đớn hơn theo thời gian.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ bao gồm:

  • Ra nhớt hồng ở âm đạo hoặc có máu khi đi vệ sinh. 
  • Mẹ bầu có thể cảm thấy như em bé đã “tụt xuống” thấp hơn trong bụng.
  • Rỉ hoặc vỡ ối 

3.1 Giai đoạn chuyển dạ tiềm thời

Những cơn gò chuyển dạ thường có mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể cảm thấy phần bụng dưới hoặc cổ tử cung căng cứng. Mỗi cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây và lặp lại sau khoảng 3 – 5 phút sau đó tăng dần cả về thời gian, cường độ. Cổ tử cung mở từ 1cm đến 4cm 

Ở giai đoạn này, sản phụ nên lưu ý đến những dấu hiệu báo chuyển dạ như rỉ ối, có dịch nhầy hồng chảy ra…

3.2 Giai đoạn chuyển dạ tích cực 

Ở giai đoạn này, cơn gò xuất hiện với tần suất nhiều hơn, thời gian lâu hơn và dày hơn. Lúc này cổ tử cung mở rộng khoảng 4-10cm để chuẩn bị cho việc em bé ra đời.

Mẹ bầu cảm thấy đau nhiều, dữ dội hơn, đi lại khó khăn hơn, có thể có cảm giác mắc rặn  và muốn đi toilet.

Các cơn co diễn ra mạnh mẽ nhất trong giai đoạn chuyển dạ tích cực và giai đoạn chuẩn bị sổ thai. Có một số điều bạn có thể làm để đối phó với cơn đau, trong đó các phương pháp kiểm soát cơn đau không dùng thuốc bao gồm:

  • Dùng vòi hoa sen hoặc ngâm mình vào bồn tắm;
  • Đi bộ hoặc di chuyển , đu đưa người 
  • Thư giãn bằng các nghe nhạc, ngồi thiền;
  • Nhờ người thân massage vùng lưng 
  • Tập hít thở , các tư thế giúp giảm đau 

Các phương pháp can thiệp giảm đau bao gồm:

  • Thuốc giảm đau;
  • Gây tê giảm đau 

Một số loại thuốc giảm đau như Demerol có thể giúp sản phụ cảm thấy thoải mái và giảm các triệu chứng đau âm ỉ trong khi vẫn giữ nguyên một số cảm giác và cử động cơ. Thuốc tê như gây tê ngoài màng cứng ngăn chặn hoàn toàn cơn đau, cùng với mọi cảm giác và cử động cơ. Mặc dù những loại thuốc này có hiệu quả, nhưng mỗi loại đều có những rủi ro và tác dụng phụ riêng. Với tình trạng của từng sản phụ, bác sĩ sẽ hướng dẫn những phương pháp phù hợp để cho kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, nếu bạn mang thai dưới 37 tuần và bạn đang có những cơn co thắt mạnh, đều đặn cứ sau 10 phút hoặc thường xuyên hơn, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể chuyển dạ sớm bao gồm:

  • Chất lỏng rò rỉ từ âm đạo;
  • Dịch tiết âm đạo có sự thay đổi;
  • Chảy máu từ âm đạo;
  • Đau lưng âm ỉ;
  • Chuột rút có cảm giác như đau bụng kinh, có hoặc không kèm theo tiêu chảy;
  • Thai nhi ngừng di chuyển hoặc di chuyển ít hơn trước đây.

Một cuộc chuyển dạ muốn tiến triển bình thường thì ngoài các yếu tố: ngôi thai, thai nhi và khung xương chậu của mẹ có sự tương xứng thì cơn co tử cung tiến triển bình thường trong suốt quá trình chuyển dạ. Mọi rối loạn của cơn co tử cung đều gây khó khăn, thậm chí có thể làm đình chỉ cuộc chuyển dạ. Vì vậy một số lưu ý mà mẹ bầu cần nhớ để có một thai kỳ khỏe mạnh như:

Co thắt tử cung khi mang thai tháng thứ 5

Thai phụ được theo dõi cơn gò tại Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

“Thai kỳ xuất hiện cơn gò tử cung nhiều có sao không?” là điều mà nhiều mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế, những cơn gò là phổ biến trong thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, khi thai nhi đã lớn và tử cung của mẹ đã tăng kích thước lên đáng kể. Vì vậy quan trọng nhất là mẹ bầu cần chú ý đến tần suất các cơn gò cũng như phân biệt được tính chất và các dấu hiệu khác để biết đây chỉ là cơn gò sinh lý bình thường hay cơn gò chuyển dạ. 

Trong trường hợp là cơn gò sinh lý Braxton Hicks thì đây là hiện tượng bình thường, cơn gò này không tăng dần theo thời gian và không làm thay đổi cổ tử cung. Thai phụ có thể uống thêm nước, nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để giảm bớt cơn gò. 

Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả:

Chuyển dạ thật Chuyển dạ giả
Cơn co tử cung Tiến triển tăng dần theo quá trình chuyển dạ: đều đặn, mỗi lúc một mạnh lên, dài ra và mau hơn.

Cơn co gây đau.

Cơn co tử cung thất thường,không đều, không tăng lên rõ rệt về tần số và cường độ.

Cơn co không gây đau.

Xóa mờ cổ tử cung Cổ tử cung biến đổi, mở rộng dần theo quá trình chuyển dạ. Cổ tử cung hầu như không tiến triển sau một thời gian theo dõi.
Đầu ối Đã thành lập. Chưa thành lập.

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa các kiểu thai gò chuyển dạ thật và cơn gò giả. Có đến 6 loại cơn co thắt trong từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn, mỗi kiểu gò sẽ có số cơn khác nhau. Thậm chí đến sau khi sinh mẹ vẫn có thể bị co thắt bụng. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cơ thể đang gặp những bất thường từ cơn gò tử cung, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Chuyển dạ đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường, trong đó cơn gò tử cung là động lực chính của cuộc chuyển dạ. Cơn gò có hiệu năng là cơn gò làm cổ tử cung mở nhanh giúp đầu xuống tốt. Cơn co phải phù hợp với thời điểm chuyển dạ. 

Khi mới chuyển dạ, tần số thường chỉ là 1-2 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co khoảng 20 giây. Cuối pha tiềm tàng, tần số tăng lên 2-3 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co khoảng 30 giây. Sang pha tích cực, tần số tăng lên 4-5 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn co có thể kéo dài 40-50 giây. Đó là tính nhịp nhàng tăng dần của cơn co tử cung. 

Nếu ở giai đoạn đầu đã xuất hiện cơn co mau và mạnh hoặc ngược lại, ở giai đoạn cuối chỉ có cơn co thưa và nhẹ, sản phụ có thể gặp tình trạng đẻ khó. 

Nếu sản phụ có cơn co tử cung tăng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm như nguy cơ suy thai ở các mức độ khác nhau nhất là khi ối đã vỡ, lúc này áp lực của các cơn co tử cung tác động trực tiếp đến thai nhi cộng với tình trạng tuần hoàn mẹ – bánh rau – thai nhi bị suy giảm do co bóp tử cung tăng. Cơn co tử cung tăng làm cho cổ tử cung khó xoá mở, cuộc chuyển dạ đình trệ. Nếu cơn co tử cung tăng không được xử trí kịp thời các nguyên nhân, có thể dẫn đến vỡ tử cung.

Nếu cơn co tử cung giảm ảnh hưởng của đến cuộc sinh nở khiến sản phụ bị chuyển dạ kéo dài, có khi ngừng tiến triển. Trong trường hợp ối đã vỡ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, thai suy, kèm theo nguy cơ chảy máu sau đẻ cao do đờ tử cung.

Khi theo dõi chuyển dạ, phát hiện sản phụ có biểu hiện cơn co tử cung tăng hoặc giảm, cần báo bác sĩ ngay để có hướng xử trí chính xác nhất. Sản phụ cần thăm khám định kỳ thường xuyên ở những cơ sở y tế có chuyên khoa sản, cũng như nắm rõ một số lưu ý như:

  • Cần nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời;
  • Phân biệt được rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử trí kịp thời, đề phòng trường hợp sinh non, thai chết lưu hay suy thai;
  • Mẹ cần theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục;
  • Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị chảy máu thì cần cấp cứu ngay để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho cả hai mẹ con;
  • Thăm khám thai định kỳ để theo dõi những bất thường như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển để có phương pháp xử lý hiệu quả;
  • Theo dõi cân nặng của em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ để đánh giá sự phát triển cũng như tiên lượng những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh;
  • Cần biết cách phân biệt cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ hay hiện tượng thai máy để có thể đến viện kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Co thắt tử cung khi mang thai tháng thứ 5

Với hệ thống máy siêu âm hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, BVĐK Tâm Anh mong muốn mang lại cho mẹ bầu trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất.

Lựa chọn đơn vị chăm sóc thai kỳ và sinh nở là việc vô cùng quan trọng. Với BVĐK Tâm Anh, không chỉ mang đến cho mẹ bầu một địa chỉ chăm sóc cơ sở vật chất đầy đủ, dịch vụ tốt, mà còn có đội ngũ chuyên gia – bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn; với hệ thống các khoa liên kết chặt chẽ, như hồi sức cấp cứu, nhi khoa, nhũ nhi, chẩn đoán hình ảnh… giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các biến chứng thai kỳ, tầm soát sớm dị tật thai nhi, và chăm sóc nhi sơ sinh tốt nhất trong những tình huống xấu khi xảy ra.

Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh tự hào khi có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, sẽ luôn bên cạnh mẹ trong hành trình 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, khoảnh khắc vượt cạn thiêng liêng, chào đón bé yêu chào đời.  

Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến như: máy siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm Doppler màu, hệ thống máy siêu âm Voluson E10 thế hệ mới cho hình ảnh hiển thị có độ phân giải cao trên màn hình LCD, thông báo chính xác các thông số biểu hiện sức khỏe của mẹ và bé… 

Ngoài ra, Trung tâm Sản Phụ khoa còn áp dụng các phương pháp đẻ không đau; thời gian gây mê được rút gọn ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc; chiếu plasma sau sinh, dịch vụ tư vấn và hướng dẫn thực hiện các phương pháp nuôi con khoa học hiện đại như nuôi con bằng sữa mẹ, cắt dây rốn chậm, da kề da ngay sau sinh, trữ máu cuống rốn,… giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Mẹ xem thêm thông tin chi tiết Gói thai sản tại đây

Để được tư vấn, đặt lịch khám thai, đăng ký Gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ có thể liên hệ:

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh để chào đón bé yêu chào đời an toàn.