Cỏ voi là gì

Cỏ voi có yêu cầu về đất tương đối khắt khe: ưa đất mầu, giầu dinh dưỡng và thoáng, cỏ tầng đất canh tác sâu, pH 6-7, không ưa đất cát và không chịu được ngập, úng nước nhưng chịu được khô hạn. Giai đoạn sinh trưởng chính là mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm lên cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25-40oc và với lượng mưa trung bình 1-500mm/năm. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp 2-3oc vẫn không bị cháy lá,

Tuy nhiên thông thường vào mùa Đông, nhiệt độ xuống thấp và đặc biệt có sương muối quá trình sinh trưởng chậm lại. Tương tự khi hạn hán kéo dài hoặc khi nhiệt độ môi trường lên trên 45oC, quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị ngừng.

Cỏ voi có năng suất chất xanh rất cao tùy theo trình độ thâm canh, năng suất trên một ha có thể biến động từ 100 tấn đến 400 tấn/ha một năm, cá biệt có thể lên tới 800 tấn/ha 1 năm.

Ø  Thời gian trồng:

Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 cho tới tháng 5. Thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động nước tưới có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3-4 năm (tức là trồng 1 lần có thể thu hoạch được 3-4 năm (tức là trồng 1 lần có thể thu hoạch được 3-4 năm) nếu chăm sóc tốt có lượng phân chuồng ủ vi sinh có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền

Ø  Chuẩn bị đất:

Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Cầy sâu bừa kỹ làm sạch cỏ dại, rạch hàng sâu 15-20cm theo đường đồng mức hàng cách hàng 60cm, cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40cm và hàng cách hàng 60cm

Ø  Phân bón:

Tùy theo nương rẫy tốt hay xấu mà có thể sử dụng phân bón khác nhau. Trung bình 1ha cần bón:

+    15-20 tấn phân chuồng ủ mục

+    300kg – 400kg đạm Ure

+    250kg – 300kg super Lân

+    150kg – 200kg sunfát Kali.

+ Ghi chú: Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch để bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu có phân trâu bò ủ chế phẩm sinh học bón cùng thì rất tốt. Nếu đất chua (pH<5) thì bón thêm vôi bột

Ø  Trồng và chăm sóc:

Trồng bằng thân cây (hom): Chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100 ngày) chặt vát hom có độ dài từ 25-30cm/hom có từ 3-5 mắt mầm. Mỗi ha cần 8 tấn- 10 tấn hom.

Đặt hom trong lòng rãnh lấp dầy 5cm cho phẳng

Ø  Thu hoạch:

Sau khi trồng 80-90 ngày thì thu hoạch đợt đầu (khơng thu hoạch non đợt đầu). Khoảng cách giữa các lần cắt tiếp theo là 30 ngày - 45 ngày sau khi thảm cỏ có độ cao 80cn -100cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5cm trên mặt đất. Cắt sạch không để lại mầm cây để có mọc đều.  

Cứ sau mỗi lần thu hoạch cỏ mọc ra lá mới lại tiến hành bón thúc đạm, ure và phân ủ vi sinh.

Ø  Cách sử dụng:

-              Cho ăn tươi, hoặc ủ chua làm dự trữ

a. Đặc điểm chung

Cỏ voi (Pennisetum purpureum) thuộc họ hoà thảo, thân đứng, có nhiều đốt, rậm lá, sinh truởng nhanh. Cỏ voi ua đất mầu và thoáng, không chịu đuợc ngập và úng nuớc. Khi nhiệt độ môi truờng xuống thấp (2-30C) vẫn không bị cháy lá.

Tuỳ theo trình độ thâm canh, năng suất chất xanh trên một ha có thể biến động từ 100 đến 300 tấn/năm.

b. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

- Thời vụ trồng

Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5.

- Chuẩn bị đất

Loại đất trồng cỏ voi yêu cầu có tầng canh tác trên 30cm, nhiều mầu, tơi xốp, thoát nuớc, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH = 5-7.

Cần cầy sâu, bừa kỹ hai luợt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15-20cm theo huớng đông-tây, hàng cách hàng 60cm.

- Phân bón

Đuợc sử dụng với luợng khác nhau, tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu. Trung bình cho 1 ha cần bón:

+ 15-20 tấn phân chuồng hoai mục, bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ.

+ 300- 400kg đạm, bón thúc và sau mỗi lần cắt.

+ 250-300kg super lân, bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ.

+ 150-200kg sulphát kali, bón lót toàn bộ theo hàng trồng cỏ.

+ Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón thêm vôi.

- Cách trồng và chăm sóc

Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100 ngày). Chặt vát hom với độ dài 25-30cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi ha cần 8-10 tấn hom.

Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-

40cm và lấp đất sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40cm và hàng cách hàng 60cm.

Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu mọc. Nếu có hom chết, cần trồng dặm, đồng thời làm cỏ và xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng. Lúc đuợc 30 ngày tiến hành bón thúc bằng100kg urê.

c. Sử dụng

Sau khi trồng 80-90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu). Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc. Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày. Cắt gốc ở độ cao 5cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Thuờng thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động đuợc nuớc tuới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3-4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch đuợc 3-4 năm).

Cỏ voi là gì
  Ý kiến bạn đọc ( 1 )

Cỏ voi là gì
  giang (04/10/2011 - 22:09)

E-mail:

Trồng cỏ voi ở miền Tây

cho em hỏi là: em ở tỉnh Kiên Giang muốn trồng cỏ voi thì có trồng được không nhỉ?Tại ở đây đất phèn lại ngập nước vào các tháng mùa mưa,còn lũ thì chỗ em không còn nữa. Do ở trong vùng có đê bao mà.và cho em hỏi luôn là nếu cần thì em mua giống ở đâu vậy?có thể thì gởi mail cho em nha!em cảm ơn rất nhiều.


Page 2

Cỏ voi (Penisetum purpuseum): thuộc họ hoà thảo sống lưu niên. Thân rễ cứng, hoá gỗ, mang nhiều rễ khoẻ và ăn sâu; thân đứng giống cây mía, cao 3-4m, moc5 thành bụi dài rỗng ruột, có nhiều đốt. Cỏ voi được trồng bằng hom thân, mọc rất nhanh và khoẻ, trồng một lần thu hoạch 4-5 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cắt được 7-8 lứa, năng suất cỏ tươi đạt 120-150 tấn/ha/năm. Trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí có thể đạt 400 tấn/ha/năm như ở Gia Lâm (Hà Nội) Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh).

Cỏ sả (Panicum maximum): Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh thô cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể thu hoạch 3-4 năm, mỗi năm cắt 8-10 lứa. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280-300 tấn/ha/năm. Cỏ Stylo (Stylosathes hamata): Là giống cỏ họ đậu, thân đứng, phân nhiều cành, có thể cao tới 1 m. Bộ rễ rất phát triển ăn sâu xuống đất khoảng 70cm, do đó nhiều nơi còn trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ thân đê đập rất tốt. đây là loại thức ăn v\xanh rất tốt cho gia súc và gia cầm vì có tỷ lệ đạm cao và chúng thích ăn. Cỏ Stylo trồng một lần có thể thu hoạch 4-5 năm, năng suất có thể đạt 90- 100 tấn/ha/ năm nếu được chăm sóc, thâm canh tốt. Cỏ họ đậu (Centro sema và Centro cavalcade): Cỏ họ đậu thường cho năng suất cao ở mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu. Cả họ đậu mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành đồng cỏ chăn thả hoặc cắt làm cỏ khô dự trữ qua đông cho bò sữa rất tốt. Mặt khác cỏ họ đậu có khả năng cố định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất vừa dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Có thể trồng xen cỏ họ đậu với các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả hoặc 10kg/ha nếu trồng để cắt cỏ làm cỏ khô. Cỏ Pát (Paspalum Attratum) thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở những chân đất nghèo dinh dưỡng và đất chua có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò rất thích ăn. Có thể trồng bằng thân hom hoặc gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha. Trồng một lần thu hoặc liên tục 3 năm mới trồng lại. Cỏ Signal (Brachiaria dicumben): Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai nhiều nơi ở nước ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và vùng đất chua phèn (pH<4) Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ được màu xanh, cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên thích hợp cho xây dựng đồng cỏ chăn thả thường xuyên. Các địa phương có thể liên hệ với các đơn vị sau đây để mua giống và được tư vấn thêm về các giống cỏ và kỹ thuật gieo trồng: Viện KHKTNN miền Nam (số 12, Nguyễn Chí Thanh, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh), Trung tâm Giống bò và đồng cỏ Ba Vì, tỉnh Hà Tây), Viện Chăn nuôi Quốc Gia (thị trấn Chèm, huyện Từ Liêm, Hà Nội)

Nguồn: NNVN - WAG, 20/7/2004