Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình được gọi là từ

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Câu 1 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực
Trả lời:Nắm được ý nghĩa của trung thực với gợi ý của các từ cùng nghĩa, trái nghĩa đã cho, em sẽ tìm ra được các từ thuộc hai nhóm trêna) Từ cùng nghĩa : ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thật lòng, thật bụng, thật tâm, ...

b) Từ trái nghĩa : gian dối, giả dối, dối trá, gian xảo, lừa đảo, lừa bịp, gian lận ,...

Câu 2 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một từ cùng nghĩa và một câu với một từ trái nghĩa vừa tìm được với trung trực
Trả lời:Em có thể đặt câu như sau :a) Cậu cầm lấy món quà này đi, thật tâm của mình đấy

b) Những kẻ giả dối rồi đây cũng sẽ bị lột mặt.

Câu 3 (trang 49 sgk Tiếng Việt 4) :Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọnga) Tin vào bản thân mìnhb) Quyết định lấy công việc của mìnhc) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mìnhd) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Trả lời:


(C) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

Câu 4 (trang 49 sgk Tiếng Việt 4) : Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào đã cho (SGK TV4 tập 1 trang 49) để nói về trung thực hoặc lòng tự trọng
Trả lời:Nói về tính trung thực có : a,c,d- Thẳng như ruột ngựa- Thuốc đắng giã tật- Cây ngay không sợ chết đứngNói về lòng tự trọng b,e- Giấy rách phải giữ lấy lề

- Đói cho sạch rách cho thơm

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực, tự trọng, ngắn 2

Lời giải chi tiết
1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thựcM : - Từ cùng nghĩa : thật thà.- Từ trái nghĩa : gian dối.

Trả lời:

Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, thẳng thực, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực...

Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...

2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực. 
Trả lời:Đặt câu- Tô Hiến Thành là người rất chính trực.

- Sự dối trá bao giờ cũng đáng ghét.

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?a) Tin vào bản thân mình.b) Quyết định lấy công việc của mình.c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.

Trả lời:

Ý c

Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

4. Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?a) Thẳng như ruột ngựa.b) Giấy rách phải giữ lấy lề.c) Thuốc đắng dã tật.d) Cây ngay không sợ chết đứng.e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

Trả lời:

Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.

Các thành ngữ, tục ngữ b, e: nói về lòng tự trọng.

------------------------HẾT-----------------------

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4

- Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực
- Soạn bài Gà trống và cáo, tập đọc


Qua nội dung soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực, tự trọng, các em không chỉ có thêm những vốn từ phong phú về chủ đề trung thực, tự trọng mà các em còn được thực hành vận dụng sử dụng từ qua hệ thống bài tập cụ thể.

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng

a) Tin vào bản thân mình

b) Quyết định lấy công việc của mình

c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Những câu hỏi liên quan

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng

a) Tin vào bản thân mình

b) Quyết định lấy công việc của mình

c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng

a) Tin vào bản thân mình

b) Quyết định lấy công việc của mình

c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Đặt dấu x vào ô trống dưới dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng :

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình được gọi là từ
 Tin vào bàn thân mình.

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình được gọi là từ
 Quyết định lấy công việc của mình.

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình được gọi là từ
 Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình được gọi là từ
 Đánh già mình quá cao và coi thường người khác.

Giải câu 3 (Trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) – Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng? Phần soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng trang 48 – 49 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?

a) Tin vào bản thân mình.

b) Quyết định lấy công việc của mình.

c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.

Trả lời:

Chọn ý (c): Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

(BAIVIET.COM)

Tìm hiểu quy định về phẩm giá

  • 1. Khái niệm phẩm giá
  • 2. Vai trò, ý nghĩa của phẩm giá
  • 3. Phẩm giá của người có hậu phúc
  • 3.1 Chân thành
  • 3.2 Thành thật
  • 3.3 Toàn tâm toàn ý
  • 3.4 Trung thực
  • 3.5 Cảm nhận từ tận đáy lòng
  • 3.5 Nồng nhiệt
  • 3.6 Khiêm tốn
  • 3.7 Chính trực
  • 3.8 Liêm khiết
  • 3.9 Có nhận thức về thế giới
  • 3.10 Tập trung
  • 3.11 Nhã nhặn, nhỏ nhẹ
  • 3.12 Lịch sự
  • 3.13 Trí khôn
  • 3.14 Từ thiện
  • 3.15 Sự thấu hiểu
  • 3.16 Đồng cảm
  • 3.17 Lòng trắc ẩn
  • 3.18 Vị tha
  • 3.19 Rộng lượng
  • 3.20 Lòng trắc ẩn
  • 4. Phẩm giá con người trong triết học Kant
  • 5. Tôn trọng phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng

1. Khái niệm phẩm giá

Phẩm giá là giá trị tinh thần cao quý riêng của một con người.

Phẩm giá thể hiện qua thái độ và hành vỉ ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mang giá trị về mặt văn hoá đạo đức trong lối sống của mỗi người.

2. Vai trò, ý nghĩa của phẩm giá

Việc bảo vệ, giữ gìn phẩm giá trong sạch là một điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống hằng ngày. Nó củng cố những giá trị đạo đức cao đẹp của mỗi cá nhân con người, giúp cho con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, góp phần vào việc tiến tới xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, giàu đẹp.

Những vai trò của phẩm giá đối với mỗi cá nhân.

– Phẩm giá có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có phẩm giá tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.

– Những người có phẩm giá tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.

Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có phẩm giá tốt, có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.

>> Xem thêm: Phẩm giá là gì ? Khái niệm phẩm giá con người được hiểu như thế nào ?

3. Phẩm giá của người có hậu phúc

Những người có hậu phúc sẽ có những phẩm chất tốt đẹp, bao gồm:

3.1 Chân thành

Hãy luôn chân thành trong mỗi hành động bạn làm. Đừng cố đánh lừa hay tạo ấn tượng với người khác. Hãy là chính mình, và làm những gì bạn cảm thấy đúng dựa trên những giá trị và niềm tin của chính mình. Bạn sẽ ngạc nhiên ở cách mọi người chấp nhận bạn khi bạn ngừng cố gắng là một ai khác không phải là bạn.

3.2 Thành thật

Thành thật trong mỗi việc bạn làm; hành động truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn từ ngữ. Đừng bóp méo hay thêu dệt những sự việc có thể đã xảy ra. Đừng nói một đàng làm một nẻo.

>> Xem thêm: Công văn 600/NCC-LTHS của Cục Người có công về việc lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin

3.3 Toàn tâm toàn ý

Luôn nhiệt tình trong mọi việc bạn làm. Thể hiện điều đó ra. Tận tụy với cuộc sống và mọi thứ bạn có ý định đạt được trong đời. Dành thời gian đóng góp cho gia đình, bạn bè và cộng đồng và cam kết với bản thân để là một người cha, người chồng, người vợ, người mẹ, người bạn, và người bạn tốt bạn có thể.

3.4 Trung thực

Hãy trung thực trong những mối liên hệ với chính bạn và với người khác. Khi người khác tương tác với bạn, hãy để họ nhìn thấy một con người đáng tin, đáng kính trọng và thành thực. Làm những gì bạn đã nói sẽ làm và đừng bao giờ dùng chiêu trò hay lừa đảo để thăng tiến trên đường đời. Hãy để những giá trị, nền tảng đạo đức, và danh dự là ngôi sao dẫn đường của bạn.

3.5 Cảm nhận từ tận đáy lòng

Khi bạn làm được việc gì đó cho ai đó, hay họ làm việc gì giúp bạn, hãy để những lời cảm ơn và cảm xúc được bày tỏ trực tiếp và cởi mở dành cho họ.

3.5 Nồng nhiệt

>> Xem thêm: Công văn 1127/QLCL-CL1 2013 Mexico cấm nhập khẩu sản phẩm giáp xác của Việt Nam

Hãy là người thể hiện tính cách trung thực, ấm áp và năng nổ với những người xung quanh. Bày tỏ cảm xúc của mình và để họ thành thực khi họ làm vậy.

3.6 Khiêm tốn

Đừng sống với ý nghĩ rằng bạn tốt hơn người khác hay bạn giỏi hơn những người xung quanh. Khiêm tốn và nhún nhường sẽ để lại một ấn tượng sâu đậm hơn nhiều so với việc khoe khoang bản thân.

3.7 Chính trực

Luôn đi theo những giá trị cốt lõi bên trong, và đừng bao giờ để một tình huống hay bất kì ai xoay chuyển bạn khỏi việc làm những gì bạn biết là đúng. Hãy là người mà mọi người kính trọng và nể phục, không phải một người đánh đổi những giá trị đạo đức của mình lấy những thỏa mãn vật chất trong cuộc sống.

3.8 Liêm khiết

Hãy tỏ rõ rằng bạn bảo vệ những gì mình tin tưởng và rằng những nền tảng đạo đức, giá trị và hành vi không dành cho mua bán. Đừng để những xô đẩy bên ngoài biến chất con người thực của bạn.

>> Xem thêm: Công văn 600/NCC-LTHS lấy mẫu sinh phẩm giám định AND xác định danh tính hài cốt

3.9 Có nhận thức về thế giới

Nói ra những đánh giá và những cảm nhận tốt của bạn trong cuộc sống. Đừng để những định kiến hay cảm xúc che khuất những nhận định của bạn.

3.10 Tập trung

Tập trung vào những gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Chú ý tuyệt đối đến những người bạn tương tác cùng.

3.11 Nhã nhặn, nhỏ nhẹ

Hành động với phong thái tốt dù cho những người xung quanh bạn có thể không.

3.12 Lịch sự

Sự tế nhị và tôn trọng có tác động lớn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, chúng có tính lan truyền – khi người khác chứng kiến bạn làm vậy, họ cũng có thiên hướng cư xử lịch sự hơn. Hãy đối tốt với người khác và hướng sự lịch sự cho họ. Đừng ngắt lời khi người khác đang nói và cũng đừng quá gay gắt trong cuộc hội thoại.

3.13 Trí khôn

Học từ trí khôn bên trong bạn. Hiểu được những phẩm chất bên trong của con người và học cách hiểu được những tình huống có thể khác với những gì ta quen thuộc với.

3.14 Từ thiện

Thể hiện sự đối xử thân thiện, tốt bụng và nhẹ nhàng với những người khác – đặc biệt là những người có thể không xứng đáng. Học cách dang rộng vòng tay giúp đỡ người khác, mặc dù tự mình họ có thể không giúp gì được cho bạn.

3.15 Sự thấu hiểu

Ý thức được rằng mỗi người đều khác nhau và có thể có những giá trị và niềm tin khác nhau so với những gì bạn nắm giữ. Hiểu biết về cảm xúc và ý nghĩ của người khác khi không được yêu cầu hay nhắc nhở từ họ.

3.16 Đồng cảm

Chia sẻ cảm xúc của bạn với những người khác và hiểu được những tình huống tình cảm mọi người đang trải qua. Đặt mình vào địa vị của họ.

3.17 Lòng trắc ẩn

Khi một ai đó đang gặp biến cố, hãy đưa tay ra giúp đỡ làm dịu nỗi đau của họ.

3.18 Vị tha

Nghĩ đến người khác thay vì lo cho chính mình. Làm việc tốt cho người khác mà không mong chờ đáp lại.

3.19 Rộng lượng

Hãy luôn mở lòng trong cuộc sống. Cho đi thời gian, tiền bạc và trí khôn của bạn. Chia sẻ với những người khác và từ đó, họ có thể nhìn ra niềm vui và cuộc hành trình thực sự của chính mình.

Với những phẩm giá này, hy vọng phần nào giúp cho các bạn có cái nhìn khác quan và sâu xa hơn về cuộc sống. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại dưới phần bình luận.

3.20 Lòng trắc ẩn

Lòng trắc ẩn thể hiện ở sự cứu giúp đồng loại khi gặp khó khăn, thiếu thốn, tai nạn, đau đớn. Thí dụ: không ai nỡ nhìn ông cụ già run lẩy bẩy muốn qua đường nhưng sợ hãi, mấy lần định đi sang nhưng lại quay lại vì xe đông quá, chạy rất nhanh lại lạng lách chen lấn nhau. Là người ai cũng muốn chạy nhanh đến đỡ ông cụ và nói: “Cụ cứ bình tĩnh, cháu sẽ đưa cụ sang đường an toàn, đi theo cháu, đừng lo quá”. Những người nhìn thấy cảnh thương tâm trên mà lờ đi, vô cảm, coi như không nhìn thấy gì là người không có lòng trắc ẩn.

Lòng trắc ẩn thể hiện ở chỗ tận tình chỉ dẫn, mách bảo một cách vô tư cho người khác để họ tránh được nguy hiểm. Lòng trắc ẩn còn thể hiện ở sự thông cảm, sẻ chia, cưu mang người khác.

Phẩm chất này còn thể hiện ở sự lên án, phản ứng mạnh mẽ trước những hành vi ngang trái, hành động áp bức, coi thường phẩm giá con người. Chính vì thế, người có lòng trắc ẩn không nỡ tàn phá một cây non đang lớn, không nỡ giết một con vật đang trưởng thành.

Phẩm chất này là cao quý nhất, đặc biệt nhất của con người, đến nỗi nhà triết học vĩ đại phương Đông – Mạnh Tử đã phải thốt lên: “Kẻ không có lòng trắc ẩn thì không phải là con người. Không có lòng nhân ái, không giúp đỡ người khác thì thử hỏi có khác gì loài cầm thú”.

4. Phẩm giá con người trong triết học Kant

" Phẩm giá con người bất khả xâm phạm"

Điều này có nghĩa là hễ là người, bất cứ ai, bất cứ ở đâu, dưới bất cứ ý thức hệ nào, không phân biệt da màu, phái tính, giàu có hay bần cùng, học thức hay dốt nát, theo tôn giáo này hay theo tôn giáo khác, ý thức chính trị nầy hay ý thức chính trị khác, hể là người đều có nhân phẩm bất khả xâm phạm. Câu tuyên bố này tuy ngắn nhưng nó lại là dòng chữ đầu tiên Thể Chế Nhân Bản, là tuyên ngôn của xác tín và niềm tin của dân tộc Đức, được phát biểu ngắn ngủi như một mệnh lệnh. Và Immanuel Kant (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Konigsberg ; mất ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg), được xem là triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác. Sự nghiệp triết học của ông được biết đến qua hai giai đoạn: "tiền phê phán" và sau năm 1770 là "phê phán". Học thuyết "Triết học siêu nghiệm" (Transzendentalphilosophie) của Kant đã đưa triết học Đức bước vào một kỉ nguyên mới. "Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau", như nhận xét của triết sử gia J. Hirschberger. Trong triết học của ông, nhân phẩm con người được đề cao, ông đề cao giá trị con người, ông gọi những hữu thể có lí trí là những nhân vị bởi vì bản tính con người phân biệt họ khỏi những sự vật và làm thành những cứu cánh tự thân.

5. Tôn trọng phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng

Tôn trọng phẩm giá có nhiều nghĩa. Trước hết là tôn trọng quyền giữ gìn sự riêng tư và chọn lựa hình ảnh xuất hiện trước công chúng.

Tôn trọng phẩm giá còn có nghĩa là nhìn nhận những cảm xúc và phần phẩm chất tốt đẹp của họ, thể hiện bằng niềm tin họ là những con người có nhu cầu tự khẳng định bản thân, tự trọng, lương thiện, hướng thiện...

Trên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn cảnh của người nghèo như thu nhập thấp, không đủ ăn, làm những công việc năng nhọc, bẩn thỉu, nguy hiểm, bệnh tật, mất mát, đói, cô đơn, đáng thương... với mong muốn họ được quan tâm hỗ trợ.

Nhưng rất ít khi họ được chú ý đến những gì đang phải chịu đựng trong đời sống tinh thần, những tủi nhục, xấu hổ, đau khổ và bị phân biệt đối xử khi được mô tả là những con người bần cùng dưới đáy xã hội và là đối tượng của sự cứu giúp. Càng ít hơn nữa những người làm truyền thông biết cách làm thế nào để có thể thông tin và giúp đỡ họ mà vẫn giữ gìn và tôn trọng phẩm giá cho chính họ.

Có một chương trình phim tài liệu truyền hình về người nghèo có triết lý rất riêng là “tôn vinh phẩm giá” của những con người đã vượt lên số phận nghèo khổ, vươn lên trong xã hội một cách lương thiện. Chương trình rất hay, rất cảm động với những thước phim mô tả cái đẹp của con người và cuộc sống nghèo, khó khăn, nhọc nhằn, đau khổ nhưng lương thiện.

Đó là một chương trình hiếm hoi có triết lý tôn vinh phẩm giá con người và đã thể hiện được điều này trong nghệ thuật làm phim. Chỉ hơi tiếc là đến cuối chương trình, theo quán tính, vẫn có hình ảnh những nhân vật bối rối cầm tấm bảng thật to ghi nhận nhà tài trợ trao tặng một số tiền nào đó y như những hoạt động từ thiện bề nổi khác.

Trao và nhận không có gì xấu vì phim cho thấy họ đã nỗ lực rất nhiều và xứng đáng được nhận hỗ trợ từ cộng đồng hay nhà tài trợ. Nhưng hình ảnh họ bối rối cầm tấm bảng nhận tài trợ thật khác với hình ảnh mô tả cuộc sống của chính họ: đầy nghị lực, thương yêu, khổ đau nhưng nhân hậu và lương thiện. Bởi vì những lúc đó phẩm giá của họ mới thật sự được tôn vinh.

Tôn trọng phẩm giá còn là lắng nghe tiếng nói của họ, lắng nghe thân phận và nguyên nhân sâu xa cái nghèo khổ của họ.

Vậy những người có thể viết, có thể quay phim, có thể có đủ hiểu biết và tri thức để có cái nhìn sâu xa và thấu thị hơn hãy giúp những con người dưới đáy xã hội cất lên tiếng nói của họ để xã hội nhìn thấy và để chính họ hiểu hơn về thân phận của mình. Hiểu để vượt qua, để đấu tranh cho quyền có những nhu cầu lớn hơn, những nhu cầu tự nhiên và chính đáng của một công dân, một con người.

Phẩm giá chỉ được coi trọng nếu họ được nhìn nhận như là những con người có những nhu cầu và quyền lợi như vậy, cái quyền của một công dân lên tiếng về thân phận, hơn là chỉ mô tả họ như những người đang nhận sự ban phát từ thiện của mọi người.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)