Con vật có ý thức không triết học

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Con vật có ý thức không triết học
In his book “The Universe in a Single Atom” [1], Dalai Lama said that not only man, but animals also have consciousness. Moreover, consciousness is the key element to distinguish living beings from non-living matters. That is one of the fundamental thoughts of Buddhism about life. Logically, this philosophical view automatically refutes any dogmas of life’s origin based on entirely materialistic mechanisms, because consciousness is not material.

Trong cuốn “Vũ trụ trong một nguyên tử” [1], Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết không chỉ con người, mà cả loài vật cũng có ý thức. Hơn thế nữa, ý thức là yếu tố chủ yếu để phân biệt thực thể sống với vật chất không sống. Đó là một trong những tư tưởng cơ bản của Phật giáo về sự sống. Một cách logic, quan điểm triết học này tự động bác bỏ bất kỳ học thuyết nào về nguồn gốc sự sống dựa trên những cơ chế thuần túy vật chất, bởi vì ý thức không phải vật chất.

Không cần phải sử dụng những công cụ nghiên cứu phức tạp, chỉ cần để ý quan sát cuộc sống xung quanh chúng ta cũng có thể nhận ra rằng loài vật quả thật có ý thức, có tình cảm, có lo lắng, có suy nghĩ, có vui, có buồn,… Trên thực tế có hàng trăm hàng nghìn câu chuyện cảm động về hành vi có ý thức của loài vật. Chỉ có những người quá chủ quan, tự phụ và nông cạn mới thể hiện sự miệt thị và khinh bỉ loài vật với những câu nói cửa miệng lúc nóng nẩy mắng người khác như “ngu như bò”, “ngu như chó”,..

Có lẽ không ai phản đối nhận định cho rằng loài người thông minh vượt trội so với loài vật, nhưng cũng không ít người nhận thấy trong nhiều trường hợp ý thức của con người còn kém loài vật. Nhà nhân loại học người Pháp André Bourguignon từng biểu lộ sự thất vọng cùng cực của ông khi phải chua chát thốt lên rằng “con người đã tự hạ thấp mình xuống dưới loài vật khi tiến hành những cuộc tàn sát trong loài” [2]. Thật vậy, loài người là loài duy nhất trên Trái Đất tiến hành những cuộc giết chóc dã man bên trong loài của mình. Theo Bourguignon, hành vi này không thể được giải thích bằng từ ngữ nào chính xác hơn là “điên rồ” (L’homme fou).

Con vật có ý thức không triết học
Thực tế quan sát cho thấy loài vật tuy có đấu tranh để sinh tồn, nhưng không chỉ có đấu tranh, mà còn có hợp tác để sinh tồn. Việc nhấn mạnh thái quá đến đấu tranh sinh tồn như động lực chủ yếu dẫn tới tiến hóa là một sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức về sự sống của Darwin và những người theo gót ông. Thực tế loài vật vừa có đấu tranh vừa có hợp tác, thậm chí có sự hy sinh bản thân để đồng loại được sinh tồn. Điều này đã được Lý Tôn Ngô nói trong cuốn “Hậu Hắc Học” từ những năm 1920 và Đức Đạt Lại Lạt Ma nói trong cuốn “Vũ trụ trong một nguyên tử” từ những năm 1990. Loài người cũng vậy. Yếu tố hợp tác trong loài người rất lớn. Tình yêu thương và sự hy sinh tha thứ của con người đã được tất cả các tôn giáo đề cao.

Con vật có ý thức không triết học
Nếu không có yếu tố hợp tác và yêu thương thì có lẽ loài người đã bị hủy diệt từ lâu mà không cần đến vũ khí hạt nhân. Nhưng từ khi học thuyết đấu tranh sinh tồn của Darwin được coi là một chân lý khoa học thì quả thật loài người đã có những cuộc chiến tranh tàn sát khốc liệt chưa từng có, điển hình nhất là chủ nghĩa quốc xã Đức, thuyết ưu sinh, và việc tìm kiếm gene trội,.. dẫn tới những thảm họa diệt chủng.

André Bourguignon, trong tác phẩm “Con người không thể biết trước” (L’homme Imprévu) đã dành hẳn một chương dài để nói về cái vô lý điên rồ của con người, thay cho một lời cảnh tình con người trước thảm họa diệt vong. Đó cũng chính là lý do để Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể chấp nhận học thuyết Darwin, bởi học thuyết này nhân danh một lý thuyết sinh học về sự sống nhưng lại hoàn toàn bất lực trước việc lý giải ý thức, yếu tố thể hiện bản chất của sự sống. Nếu chú trọng nghiên cứu về ý thức thì chắc chắn sẽ thấy học thuyết đấu tranh sinh tồn lộ nguyên hình là một nhận thức sai lầm một chiều thiên lệch, trái với  quy luật cân bằng sinh thái vốn có trong tự nhiên.

Con vật có ý thức không triết học
Quy luật này đã được Lý Tôn Ngô diễn tả trong cuốn “Hậu Hắc Học” rất hay như sau: “Nhường người, nhường đến mức không tổn hại đến sinh tồn của ta thì thôi, cạnh tranh với người, cạnh tranh đến mức ta sinh tồn được thì thôi. Darwin chỉ lấy cạnh tranh để tiến hóa làm nguyên nhân duy nhất nên bị lệch lạc vô cùng”. [3]

Vì thế, sự khẳng định của Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ý thức là yếu tố quyết định để phân biệt sự sống với cái không sống không chỉ có ý nghĩa đối với Phật giáo, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khoa học trong sự nhận thức về sự sống, giúp chúng ta hiểu rõ sự sống là gì. Từ đó sẽ thấy quy luật đấu tranh sinh tồn của Darwin là một học thuyết phản tự nhiên như thế nào.

Những câu chuyện sau đây nhằm mục đích minh họa cho nhận định nói trên, giúp chúng ta biết trân trọng sự sống không chỉ của bản thân chúng ta, mà của toàn thể chúng sinh trên Trái Đất. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả…

Ý THỨC CỦA LOÀI VOI

Có lẽ một trong những lý do để Darwin tưởng tượng ra chuyện vượn tiến hóa thành người là ở chỗ ông thấy loài vượn có bàn tay giống bàn tay người và vượn quá thông minh khéo léo. Và có lẽ đó cũng là lý do để nhiều người tin theo Darwin. Nhưng những nghiên cứu mới về động vật học cho thấy rất nhiều loài khác thông minh không kém gì vượn, nếu không muốn nói là còn hơn. Một trong những loài thông minh nhất sau con người phải kể đến là loài voi. Liệu có ai tưởng tượng voi tiến hóa thành người không? Các nhà kể chuyện giỏi thừa sức bịa ra những khung cảnh tưởng tượng trong quá khứ hàng tỷ năm trước để “chứng minh” voi tiến hóa dần dần từng tí một rồi thành người. Chú ý là trong những công trình chạm khắc các đền đài ở Ấn Độ có hình ảnh người-voi đấy. Cộng nghệ phim 3D ngày nay là một công cụ đắc lực giúp cho những chuyện bịa đặt tưởng tượng về tiến hóa có thể hiện ra trên màn ảnh giống y như thật. Nhưng những chuyện bịa đặt đó không thể đánh lừa được những người có trí tuệ lành mạnh. Vì thế tôi sẽ không nói chuyện tương tượng, mà chỉ giới thiệu sự thật loài voi có ý thức như thế nào. Nếu nghệ thuật hội họa là một trong những biểu hiện cao của ý thức (có thể còn hơn cả khoa học) thì hãy xem voi vẽ tranh trong những video sau đây:

The Truth About Elephant Paintings (Sự thật về việc voi vẽ tranh)

Elephant painting an elephant (Voi vẽ voi)

Trong bài “Những biểu hiện trí thông minh của động vật” ngày 15/01/2015 VnExpress viết: “Những con voi thường đau buồn trước cái chết của đồng loại. Khi đó, chúng phủ lá hoặc cành cây lên con đã chết. Chúng trông nom cái xác trong vài ngày và chỉ rời đi để kiếm nước và thức ăn”.

Tạp chí Scientific American cũng nhận định:

Voi là những cá thể sử dụng công cụ tinh thông và giải quyết vấn đề một cách hợp tác; chúng có lòng cảm thương sâu sắc, dỗ dành nhau khi một con gặp buồn phiền; và có thể có nhận thức về bản thân.”. Câu chuyện cảm động sau đây của Elisabeth Claire Alberts sẽ chứng minh nhận định đó.

VOI CON KHÔNG CHỊU RỜI XÁC VOI MẸ BỊ BẮN ĐỂ LẤY NGÀ

Con vật có ý thức không triết học
Hình bên: Nó đã lấy vòi vuốt ve mẹ của mình cho đến khi có người tới để giúp đỡ.

Vào tháng 9 năm 2013, người ta nhìn thấy một cá thể voi mẹ bị thương ngã xuống những bụi cây ở Kenya. Nó có một cá thể voi con đi cùng, được đặt tên là Zongoloni, mới chỉ khoảng 18 tháng tuổi tại thời điểm đó.

Quỹ Ủy thác Động vật Hoang dã David Sheldrick (DSWT) và Đơn vị Thú y Lưu động Tsavo của Sở Động vật Hoang dã Kenya đã nhanh chóng gửi một nhóm xuống. Khi họ tìm thấy hai con voi, họ đã gây mê cho chúng để có thể điều trị cho vết thương của voi mẹ – một viên đạn của kẻ săn trộm nằm trong chân phải của nó và làm phá hủy phần xương.

Đội ngũ bác sĩ thú y làm sạch vết thương của voi mẹ và cho nó thuốc giảm đau, kháng sinh và thuốc chống viêm. Nhưng do viên đạn đã găm sâu vào xương của nó, họ lo ngại rằng có thể nó sẽ không qua khỏi.

Robert Brandford, giám đốc điều hành của DSWT, nói rằng: “Mặc dù nhóm cứu hộ đã làm tất cả những gì có thể, chuẩn đoán tình trạng sức khỏe là tương đối xấu bởi nó đã phải vật lộn để đi xa và với một cá thể voi con. Đây là một tình huống rất khó khăn cho nó”.

Hai tuần sau đó, điều tồi tệ nhất đã xảy ra. Voi mẹ khụy xuống và không thể đứng lên. Zongoloni ở lại với mẹ của nó và dũng cảm xua đuổi bất kỳ ai tới gần, nó dùng vòi vuốt ve mẹ của mình. Nhưng không có sữa mẹ, Zongoloni trở nên yếu đuối và mệt mỏi.

Nhóm cứu hộ quay trở lại. Tại thời điểm này, họ không thể làm bất cứ điều gì để cứu voi mẹ. Tuy nhiên, họ có thể giúp Zongoloni.

Brandford nói rằng “Đáng buồn nhất là biết rằng khi chúng tôi tìm thấy voi mẹ khụy xuống, cả voi mẹ và voi con đều không có thức ăn hoặc nước uống trong nhiều ngày vì viên đạn đã khiến cho voi mẹ gần như hoàn toàn bất động. Sự đau đớn, quằn quại và đau thương này được tạo ra chỉ với một viên đạn. Mẹ của Zongoloni rõ ràng trở thành mục tiêu vì ngà của nó”.

Nhóm cứu hộ đã gây mê Zongoloni để giữ cho nó bình tĩnh và đưa nó đến Trung tâm Nairobi của DSWT, một nơi chăm sóc cho những cá thể voi con mồ côi và những loài động vật khác đã mất đi gia đình vì nạn săn trộm.

Ban đầu, Zongoloni khá hung dữ với các nhân viên chăm sóc và nó từ chối bú bình. Nhưng khi nó gặp một số cá thể voi con mồ côi khác ở trung tâm, dường như nó đã bình tĩnh lại.

Brandong cho biết: “Zongoloni nhớ rất rõ về thời thơ ấu của nó với voi mẹ ngoài tự nhiên. Để giúp giảm căng thẳng về mặt tình cảm cho nó, chúng tôi sẽ đưa những cá thể voi con khác đến ăn thức ăn ngay bên ngoài chuồng của Zongoloni để nó có thể cảm thấy mình là một phần của đàn voi con. Điều này giúp cho tất cả các cá thể voi mới đến và mang lại cho chúng cảm giác một lần nữa thuộc về một nơi nào đó”.

Cuộc sống của Zongoloni không bao giờ có thể trở lại như trước sau khi mất mẹ, nhưng theo thời gian, nó dần quen với sự chăm sóc hàng ngày tại trung tâm và gắn kết với các cá thể voi con mồ côi khác.

Hiện nay, sau bốn năm, Zongoloni sống tại trung tâm phục hồi của DSWT ở Kenya, một nơi giúp nó tiến gần hơn với việc trở lại cuộc sống hoang dã.

Brandong cho biết: “Zongoloni rất thích đùa nghịch trong bùn sau khi ăn sữa vào buổi sáng. Nó cũng cảm nhận được tiếng gọi của thiên nhiên và dành nhiều thời gian hơn với đàn voi hoang dã!”

Brandford cho biết: “Mặc dù mong muốn của chúng tôi là tất cả các cá thể voi có thể an toàn và tự do ngoài tự nhiên, hiện nay chúng tôi vẫn phải sẵn sàng chăm sóc cho bất cứ cá thể voi mồ côi nào cần giúp đỡ cho đến khi chúng không cần nữa. Một ngày nào đó, Zongoloni sẽ trở lại tự nhiên và bắt đầu xây dựng gia đình của riêng mình. Con người đã cướp đi mạng sống của mẹ nó và chúng tôi quyết tâm mang lại cho Zongoloni một cuộc sống hoang dã mà nó thực sự xứng đáng”.

Bình luận của PVHg’s Home

Có người nói voi thông minh vì có bộ óc lớn. Đây là sản phẩm tư duy của “khoa học vật chất”, quen giải thích sự sống theo số lượng vật chất. Đó là một kiểu tư duy ấu trĩ mà tôi đã từng phê phán trong nhiều bài viết. Phản bác nhận thức này rất dễ. Có thể chỉ ra sự thông minh của loài kiến, loài có óc nhỏ đến mức không đáng coi là có óc, để thấy việc đo trí thông minh qua số lượng vật chất là ngớ ngẩn như thế nào. Cũng nên nhắc lại là óc Einstein có khối lượng nhỏ hơn một chút so với khối lượng trung bình của óc con người. Hoặc số lượng gene của con người cũng chỉ xấp xỉ như nhiều loài vật mà thôi. Bao giờ thì những người tự coi mình là có “đầu óc khoa học” mới thoát khỏi kiểu tư duy số lượng tầm thường đó?

Ý THỨC CỦA LOÀI CHÓ

Hachikō (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Hachikō (tiếng Nhật: ハチ公) hay Chūken hachikō (tiếng Nhật: 忠犬 ハチ公) là một chú chó giống Akita sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923 tại thành phố Odate, tỉnh Akita, Nhật Bản và chết ngày 8 tháng 3 năm 1935 tại quận Shibuya, Tokyo. Hachiko nổi tiếng khắp Nhật Bản do trung thành với chủ ngay cả sau khi người chủ đã chết nhiều năm.

Năm 1924, Hidesaburō Ueno (上野 英三郎), giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo), đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachikō) tới Tokyo. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông chủ đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, khi Ueno bị nhồi máu đột ngột, và chết ngay tại nơi làm việc. Trong các ngày sau đó, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón ông chủ, xuất hiện đúng lúc tàu vào ga. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn có mặt tại nhà ga trong 9 năm 9 tháng và 15 ngày cho đến khi chết.

Năm 1932, một trong những sinh viên của GS Ueno, Hirokichi Saito (người đã phát triển chuyên môn về giống Akita) thấy Hachiko tại nhà ga và được nghe về câu chuyện của cuộc đời chú, ông đi theo Hachiko đến nhà Kobayashi (nhà của người làm vườn trước đây của giáo sư Ueno- Kikuzaboro Kobayashi) và tìm hiểu về Hachiko. Ngay sau cuộc gặp này, Saito công bố một tài liệu điều tra giống chó Akita tại Nhật Bản. Nghiên cứu của ông cho thấy chỉ có 30 con chó Akita thuần chủng còn lại, bao gồm cả Hachiko.

Con vật có ý thức không triết học
Hình bên: Lễ giỗ 1 năm của Hachiko

Saito thường xuyên trở lại thăm Hachiko và qua nhiều năm xuất bản một số bài viết về lòng trung thành ấn tượng của Hachiko. Năm 1932, một trong những bài viết này được đăng trên tờ báo lớn Asahi Shimbun -một tờ nhật báo nổi tiếng của Tokyo với số lượng độc giả rất lớn- đã biến Hachiko trở thành một hiện tượng tầm cỡ quốc gia. Mọi người bắt đầu mang thức ăn đến cho Hachiko tại nhà ga trong lúc chú chó chờ đợi chủ mỗi ngày. Lòng trung thành của Hachiko với ông chủ của mình gây ấn tượng cho người dân Nhật Bản như là một biểu hiện của lòng trung thành với gia đình, vốn là điều mọi người dân Nhật đều phấn đấu để đạt tới. Các giáo viên đã lấy Hachikō như một tấm gương về lòng trung thành cho trẻ noi theo, các nghệ sĩ nổi tiếng đã bắt đầu tạc tượng chú, trên cả nước dấy lên phong trào phát triển giống chó Akita, và danh hiệu Chūken (忠犬 – chú chó trung thành) cũng ra đời.

Cuối cùng lòng trung thành của Hachiko trở thành một biểu tượng quốc gia của lòng trung thành của dân chúng với Nhật hoàng.

Cuối cùng, ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 9 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản thuộc quận Ueno, Tokyo.

Pho tượng đồng Hachikō đầu tiên – tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Nhật Bản Ando Teru – được dựng vào tháng 4 năm 1934 tại nhà ga ở Shibuya, và chính Hachikō cũng có mặt trong buổi lễ khánh thành hôm đó. Dưới thời Thế chiến thứ 2, vì cần nguyên liệu để phục vụ chiến cuộc, pho tượng đó bị dỡ đi, nấu ra lấy chất kim loại; đến thời hậu chiến, tháng 8 năm 1948, pho tượng thay thế mới ra mắt và đặt ở vị trí cũ, lần này do nhà điêu khắc Ando Takeshi thực hiện. Ông là con trai của Ando Teru. Pho tượng ngày nay vẫn còn, đặt ở cửa bắc ga Shibuya. Dân chúng sau đó quen gọi cửa đó là “cửa Hachikō” (ハチ公口 – Hachikō- guchi) và là một trong năm cửa chính của nhà ga.

Tại quê nhà của Hachikō, một pho tượng tương tự cũng được đặt ngay phía trước nhà ga Odate. Năm 2004, một pho tượng mới Bảo tàng các loài chó giống Akita tại thành phố Odate.

Năm 2009, một hãng phim Mỹ đã quay một truyện phim mới, rút từ phim Hachiko gốc của Nhật. Cuốn phim Mỹ có tên là Hachiko: câu chuyện đáng thương của một chú chó.

Năm 1987, bộ phim Hachikō Monogatari đã kể lại cuộc đời của Hachikō từ khi chú được sinh ra đến khi chết đi và tiếp tục, linh hồn của chú đã gặp lại được linh hồn của vị giáo sư – ông chủ, người bạn thân thiết của chú.

Năm 1994, Đài phát thanh CBN (Culture Broadcasing Network) Nhật Bản đã cho phát một bản ghi âm cũ tiếng sủa của Hachikō. Với một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ngày 28 tháng 5 năm 1994, 59 năm sau cái chết của Hachikō, hàng triệu thính giả Nhật Bản đã bật đài lên để nghe tiếng sủa của chú. Điều đó chứng tỏ, Hachikō vẫn rất nổi tiếng và được yêu mến.

Năm 2004, Hachikō trở thành nhân vật trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi, Hachikō: câu chuyện thật về một chú chó trung thành (tựa tiếng Anh: Hachikō: the true story of a loyal dog) của nữ tác giả Pamela S. Turner, minh họa bởi Yan Nascimbene, công ty Hougton Mifflin xuất bản. Cũng trong năm này, một cuốn truyện khác có tựa Hachiko waits cũng được xuất bản với tác giả Leslea Newman, Machiyo Kodaira minh họa, công ty Henry Holt & Co. xuất bản.

Một công ty xe buýt công cộng tại Shibuya cũng mang tên Buýt Hachikō (Hachiko Bus (ハチ公バス Hachikō Basu?)) cũng chạy cả tuyến đường mà trước đây hàng ngày Hachikō đã đi.

Thay lời kết – Thực vật có ý thức không?

Động vật có ý thức là điều dễ hiểu, nhưng thực vật có không? Chẳng phải đã có thuật ngữ “sống thực vật” để ám chỉ những người vẫn còn sống những mất hết khả năng ý thức đó sao?

Nhưng thật khó để phủ nhận thực vật không phải sự sống. Không ai nghi ngờ thực vật cũng là sự sống. Rõ ràng nó có sự sinh ra, tăng trưởng, già cối rồi chết đi. Thực vật cũng có sự giao phối để sinh trường. Các Định luật Di truyền Mendelian được khám phá từ thực vật và áp dụng hoàn toàn đúng đối với động vật và con người.

Vậy thực vật có ý thức không?

Thay cho câu trả lời, tôi xin trích cuốn “Tự truyện của một Yogi” của Paramahansa Yogananda.

“…thực vật có một hệ thần kinh nhạy cảm và một cảm xúc đa dạng. Yêu, ghét, vui, sợ, lạc thú, đau đớn, phấn chấn, sững sờ, và vô số phản ứng tương ứng khác trước các kích thích là rất phổ biến ở thực vật cũng như động vật” (trang 102, Chương 8, J. C. Bose, nhà khoa học lớn của Ấn Độ).

“Công trình thực hiện tại Đại học Columbia vào năm 1938 đã được tờ The New York Times thuật lại như sau:

Trong vài năm qua, người ta đã xác định được rằng khi dây thần kinh truyền đi thông điệp giữa não và các bộ phận khác trong cơ thể, các xung điện li ti được sinh ra. Các xung này đã được đo bằng các dụng cụ đo dòng điện tinh vi và được phóng đại hàng triệu lần bởi máy khuếch đại hiện đại. Cho đến nay người ta chưa tìm thấy phương pháp thỏa đáng nào để nghiên cứu việc truyền các xung dọc dây thần kinh ở động vật sống hay người vì tốc độ cao của các xung này khi di chuyển.

Các tiến sĩ K. S. Cole và H. J. Curtis báo cáo rằng đã phát hiện ra các đơn bào dài ở thực vật nước ngọt nitella, thường được dùng trong các chậu cá vàng, gần như giống với các tế bào ở sợi thần kinh đơn. Hơn nữa, họ đã thấy rằng các sợ nitella, khi bị kích thích, sẽ truyền đi các sóng điện hoàn toàn tương tự, ngoại trừ vận tốc, với các sóng ở dây thần kinh động vật và người. Các xung điện thần kinh ở thực vật được phát hiện có tốc độ chậm hơn nhiều so với các xung điện ở động vật. Khám phá này do vậy được những người làm nghiên cứu tại Đại học Columbia nắm lấy như một phương tiện để quay chậm việc truyền xung điện trên dây thần kinh.

Tảo nitella do vậy có thể trở thành một dạng hòn đá tảng Rosetta để giải mã các bí ẩn được giữ gìn cẩn mật gần ranh giới giữa tâm thức và vật chất”. (trang 109, Chương 8, J. C. Bose, nhà khoa học lớn của Ấn Độ).

Trong đời sống thực tế, tôi từng được nghe một số người làm vườn yêu vườn tược kể lại những chuyện họ tâm sự với cây cối và dường như cây cối hiểu. Trong một tài liệu về Nhà chữa bệnh tâm linh Bruno Groening [4], có những câu chuyện kể rằng không chỉ con người mà cả động vật và cây cối cũng được chữa khỏi bệnh bằng phương pháp tâm linh của ông.

Những sự thật này vượt quá trình độ hiểu biết của khoa học nên ít người tin. Nhưng những người có trải nghiệm thì tin. Bản thân tôi có những trải nghiệm tâm linh nên tôi tin. Điều cần nói là những sự thật này không thể đem ra để tranh cãi, vì nó là những kinh nghiệm cá nhân. Tôi sẽ thảo luận vấn đề này trong một bài khác về vấn đề ý thức. Bài hôm nay xin tạm dừng ở đây. Xin đọc phần Phụ Lục tiếp theo ở dưới.

PVHg, Sydney 09/07/2017

CHÚ THÍCH

[1] Xem: Consciousness: The Key of Life / Ý thức: Chìa khóa của Sự Sống

[2] Xem: Sự điên rồ của con người / The Madness of Men

[3] Xem: Một học giả Đông phương phê phán Darwin

PHỤ LỤC

Suốt 3 năm lặng lẽ đợi chủ nhân ở đầu ngõ, chú chó không biết bà cụ đã không thể quay về…

Bài trên Đại Kỷ Nguyên

Suốt 3 năm qua, dù không nhận được chút tin tức nào của chủ nhân, một mình lầm lũi trong căn nhà bị bỏ hoang, nhưng Boksil chưa từng bỏ cuộc, vẫn ngày ngày đứng lặng im ở con đường trước nhà, đợi bà chủ trở về.

Câu chuyện đau lòng về chú chó Boksil được phát sóng trên chương trình “Animal Farm” của đài SBS, Hàn Quốc đã nhận được nhiều sự đồng cảm, quan tâm từ khán giả. Mọi người đều cảm thấy xót xa và thương tâm khi biết câu chuyện của chú chó nhỏ bất hạnh.

Nhiều năm trước, Boksil đã bị lạc mất chủ. Chú chó phải sống lang thang, không nơi nương náu trong một thời gian dài. Một ngày đẹp trời nọ, nó may mắn gặp được bà lão tốt bụng, dễ mến và nhân duyên của họ bắt đầu từ đây. Bà lão không chê Boksil thiếu sạch sẽ, dù bộ lông của chú đã ngả sang màu xám xịt sau những ngày “sống bụi”, bà cũng không sợ Boksil cắn, dù đó là lần đầu tiên họ gặp nhau.

Bà lẳng lặng tiến lại gần chú chó đang nằm co ro trong ngõ hẻm, nhìn nó trìu mến, âu yếm vuốt ve như vỗ về đứa con bé nhỏ xa cách lâu ngày của mình. Boksil từ sợ hãi, ngạc nhiên rồi đến cảm động. Đã từ rất lâu, nó không được ai yêu thương như vậy nữa, mọi người đều nghĩ nó là một con chó hoang mà kỳ thị và xa lánh, và Boksil quyết định theo bà lão về nhà. Từ đó, họ gắn bó với nhau như hình với bóng. Những người hàng xóm kể lại, bà lão yêu thương Boksil lắm, chăm lo cho chú từng miếng ăn như chăm đứa trẻ chưa lớn, đêm nào cũng ôm ấp vào lòng vỗ về đi ngủ, mỗi khi rảnh là cùng nhau đi dạo khắp nơi… Boksil rất thông minh, chú chỉ cần nhìn ánh mắt cũng đoán được ý của chủ nhân là gì nên không bao giờ khiến bà lão phải nổi cáu hay bực mình. Nhiều năm qua, bà lão chỉ sống lẻ bóng trong căn nhà nhỏ, con cái đều lập gia đình ở xa và bận rộn với công việc nên không thường xuyên về thăm mẹ. Từ khi có chú chó nhỏ, bà lúc nào cũng vui vẻ nói cười, không còn ngồi trầm ngâm ở bậu cửa trước nhà như xưa nữa. Dường như định mệnh đã an bài cho hai mảnh đời cô đơn gặp được nhau và gắn bó không rời, họ cứ nương tựa vào nhau mà sống hạnh phúc như vậy, cho đến khi ngày chia ly ập đến.

Con vật có ý thức không triết học
Chứng mất trí nhớ Alzheimer của bà lão ngày càng nặng, bà không thể tiếp tục chăm sóc cho Boksil được. Người nhà quyết định đưa bà vào viện dưỡng lão để điều trị và chăm sóc. Thế là, Boksil bất đắc dĩ bị bỏ rơi. Nhưng, bất hạnh chưa dừng lại ở đó, sau một lần phẫu thuật xuất huyết não, bà lão đã bị liệt nửa người, không thể tự đi lại và sinh hoạt được. Boksil tội nghiệp không hề hay biết. Hằng ngày, chú vẫn lặng lẽ đứng ở con đường trước nhà, mắt không ngừng dõi theo những người qua lại, hi vọng tìm thấy bóng dáng bà chủ. Mãi đến khi màn đêm buông xuống, cả khu phố lặng im không một bóng người, chú mới lẳng lặng đi vào, cuộn tròn người nằm co ro trong góc nhà. Cứ như vậy, 3 năm trôi qua, ngày nắng cũng như ngày mưa, người ta luôn thấy một chú chó nhỏ đứng ở đó, ánh mắt xa xăm, đượm buồn.

Những người hàng xóm đều rất yêu thương và quan tâm Boksil, hằng ngày thay phiên nhau cho chú ăn. Cũng có vài người ngỏ ý muốn nhận nuôi chú, nhưng Boksil vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ bà chủ và không đi theo ai cả. Chú vẫn một mực tin rằng, sẽ có phép màu mang bà lão trở về…

Lặng lẽ chờ đợi chính là cách mà những chú chó thể hiện tình cảm với chủ nhân của mình. Mặc dù, những chú chó ấy không thể dùng tiếng nói để biểu đạt sự yêu thương nhưng chúng có một trái tim trung thành và thuần khiết. Đã có người từng nói: “Những chú chó yêu thương chủ nhân còn hơn chính bản thân mình”. Hẳn sẽ không ai nỡ phủ nhận điều đó khi biết câu chuyện của Boksil hay hồi tưởng về Hachiko – chú chó trung thành ngày nào cũng ra ga ngóng ông chủ về suốt 9 năm cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng.

Thực ra, đối với mỗi sinh mệnh, dù là con người hay động vật, sự chia xa bao giờ cũng là một điều khó khăn. Bởi mỗi nhân duyên chúng ta có được trong cuộc đời này, dù dài hay ngắn, tốt hay xấu đều là một sự an bài tốt nhất của tạo hóa, chỉ cần chúng ta luôn tin tưởng và dùng thiện niệm để đối đãi với muôn loài thì mọi điều đều trở thành hảo sự. (Linh An)

Chủ bị đụng xe, chó chạy theo chặn đầu ô tô gây tai nạn rồi đứng chờ cho tài xế xuống xe mới thôi

video trên kenh14.vn

Đoạn video do camera an ninh quay lại cho thấy khoảnh khắc một chú chó chạy đuổi theo, sau đó đứng chặn đầu chiếc xe ô tô sau khi nó gây tai nạn khiến chủ nhân của chú chó ngã lăn ra đường.

Đoạn video quay lại vụ tai nạn mới xảy ra tại thị xã Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào ngày 25/5 vừa qua.

Từ đoạn video có thể thấy, khi đang lưu thông trên đường, một người phụ nữ lái xe đạp điện đã bị chiếc ô tô trên đường đụng trúng. Cú va chạm khiến cả chiếc xe và người phụ nữ đều ngã nhào xuống đường.

Chỉ ít giây sau đó, một chú chó con đi ra từ phía chiếc xe đạp điện đã nhanh chóng chạy đuổi theo chiếc ô tô vừa dừng lại trên đường. Sau đó, nó vòng ra phía trước đứng chặn xe chờ đến khi tài xế bước xuống xe, nó mới lững thững chạy theo người gây tai nạn đến chỗ chủ nhân đang nằm trên đường.

Chú Chó Trung Thành  (Truyện của Khổng Văn Ðương)

Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh! Mỗi lần muốn gọ…i, chỉ cần: “Êu, Êu” là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương! Thường ngày, khi không có ai cần đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ, nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra, vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.

Con vật có ý thức không triết học
Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh mình, giữ ấm cho nó. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn bên ông.

Một hôm có hai người khách lạ đến nhà tôi hỏi mua chó. Họ nói, họ ở làng bên cạnh, cách làng tôi một cánh đồng. Ngày mai gia đình họ có đám giỗ, cần một con chó để thịt! Cha tôi nghe vậy không muốn bán, nhưng gia cảnh nhà tôi lúc đó rất nghèo. Cả cha mẹ và bốn anh em tôi, mặc dù bữa ăn phải độn nhiều khoai sắn nhưng không ngày nào thật sự được ăn no. Mẹ tôi bàn với cha tôi lâu lắm. Nếu tiếp tục nuôi thì không còn gì để cho nó ăn, dù rằng con chó vô cùng dễ ăn. Nó có thể ăn vài cọng rau thừa, dăm bảy cái vỏ khoai lang, mấy cái xương lõi sắn, vài hạt cơm rơi vãi quanh mâm hoặc bất cứ cái gì có thể ăn được mà con người cho phép. Tuy nhiên, nuôi nó cũng như thêm một miệng ăn nữa. “Người chẳng có mà ăn, lấy đâu ra cơm nuôi nó mãi?” – Mẹ tôi bảo thế.

Có một điều rất lạ là khi cả cha và mẹ tôi miễn cưỡng đồng ý bán con chó, thì tự nhiên nó chạy biến đi đâu mất! Không lẽ con chó này hiểu được tiếng người? Chúng tôi chia nhau đi tìm mọi xó xỉnh, xung quanh nhà, thậm chí sang cả nhà hàng xóm, nhưng bặt vô âm tín. Cho đến khi cha tôi nước mắt lưng tròng, lên tiếng gọi, thì từ trong đống rơm ở phía sau chuồng lợn nó chui ra! Người ta lấy cái chày giã gạo chẹn cổ nó xuống, trói mõm và bốn chân nó lại. Con chó tội nghiệp kêu rên ư ử, hai mép nó sùi bọt. Cha tôi ôm lấy nó, khóc. Nhìn bộ dạng cha tôi, thương lắm. Tôi liên tưởng đến lão Hạc, một nhân vật của nhà văn Nam Cao khi phải bán cậu Vàng!…

Người ta trả tiền cho mẹ tôi và dùng đòn ống khiêng nó đi. Cha tôi buồn bã lên giường nằm, tay trái vắt ngang qua trán, tay phải để lên bụng và thở dài thườn thượt… Chiều hôm đó ông bỏ ăn. Một bát cơm và đĩa khoai phần ông vẫn còn nguyên trong trạn. Mẹ tôi bảo, nó chỉ là một con chó, việc gì phải tiếc quá như vậy? Nếu muốn, lại sẽ mua con khác về nuôi! Cha tôi không nói gì, cứ nằm im như người bệnh nặng…

Ðêm hôm đó trời tối đen như mực. Cả nhà tôi đã ngủ yên, chỉ một mình cha tôi thao thức. Thỉnh thoảng ông trở dậy, bật diêm hút thuốc. Rồi ông nằm xuống thở dài, trằn trọc, quay ra, lật vào, ngao ngán. Tâm trạng ông nôn nao, buồn phiền như tiếc nuối một vật gì đã mất đi, quý lắm… Vào khoảng 2-3 giờ sáng, cha tôi là người đầu tiên phát hiện những tiếng động rất lạ ở vách cửa. Cha tôi yên lặng lắng nghe. Không có nhẽ đêm đầu tiên không có con chó giữ nhà là đã có kẻ trộm? Mà nhà tôi có gì đáng giá để kẻ trộm phải rình mò? Nhưng chỉ một phút sau, linh tính báo cho ông biết, con chó đã trở về! Nó cào mạnh vào cửa, kêu ư ử như cầu cứu. Cha tôi vồng dậy, kéo cửa ra. Con chó mừng rỡ nhảy sổ vào nhà. Mẹ tôi trở dậy thắp đèn. Tội nghiệp con chó. Cổ nó còn nguyên một vòng xích sắt có khóa, nối với đoạn dây thừng lớn đã bị nó cắn đứt kéo lê theo. Ðầu và bụng nó ướt lút thút, bốn chân và đuôi dính đầy bùn. Nó đói quá, hai bên sườn xẹp lại, sát vào nhau. Cha tôi vội tháo vòng xích, lấy cái khăn rách lau khô lông và lau sạch bùn ở đầu, ở bụng, ở chân và đuôi nó, rồi vào trạn lấy bát cơm còn để phần ông từ hồi chiều hôm trước, trộn với một ít tương cho nó ăn. Lạ lùng thay, con chó đói gần chết, và lại lần đầu tiên được ăn một bát cơm ngon như thế, vậy mà nó ngước mắt nhìn cha tôi, như nghi ngờ và ngần ngại… Một lúc sau, nó mới cúi đầu xuống ăn một cách từ tốn. Cha tôi vuốt ve nó rất lâu, sau đó cho nó vào gầm giường. Ông lên giường nằm và một lúc sau ông đã chìm vào giấc ngủ bình thản và ngon lành.

Sáng hôm sau, mới tinh mơ hai người mua chó hôm trước quay trở lại nhà tôi. Con chó đánh hơi thấy trước nên nó trốn biệt. Cha tôi điều đình và trả lại tiền cho hai người mua chó. Cả nhà tôi đều hiểu rằng, dù có phải chết đói, cha tôi cũng không bao giờ bán con chó cho ai nữa.

Từ hôm đó chúng tôi để tâm chăm lo cho con chó nhiều hơn. Cha tôi, dù cả bữa cơm ông phải ăn khoai là chính (tiêu chuẩn mỗi người chỉ một bát cơm), song ông luôn dành cho con chó một nửa bát. Con chó hình như cũng hiểu được điều này. Nó trở nên nhút nhát hơn, cảnh giác hơn với mọi người. Nhưng với cha tôi, nó cứ luẩn quẩn bên chân ông. Khi ông ra đìa, nó luôn đi theo ông như hình với bóng. Còn những lúc ông đi làm xa, không cho nó đi theo thì nó ra đầu thềm nhà nằm ngóng ra cổng, chờ cho đến khi nào ông về, nó nhảy xổ ra, mừng rối rít rồi theo ông vào nhà!

Khoảng chừng hai năm sau, kinh tế gia đình tôi khá giả hơn trước. Con chó cũng lớn hơn, khỏe ra, mượt mà, rất đẹp. Nó luôn luôn theo sát cha tôi, không rời nửa bước. Vào một buổi trưa cuối mùa hè, cha tôi ra đìa để vớt bèo lục bình về làm phân xanh. Cái đìa này lầy bùn, cỏ và cây dại mọc dày đặc từ hàng trăm năm nay. Dưới gốc rễ cây đan quyện vào nhau như những tấm lưới thép, tạo thành những hang hốc sâu đầy bùn. Ở dưới đó, rất nhiều lươn và cá trê lưu cữu to bằng bắp chân người lớn. Ðôi khi người ta còn bắt được cả rái cá, kỳ đà. Nhưng không một ai có thể tưởng tượng ra dưới cái đìa rậm rạp đó lại có một con trăn hoang to như một cây tre bương, dài cỡ 3 mét, sống lâu năm và chắc nó cũng đã ăn hết cả mấy tạ cá dưới đìa.

Con vật có ý thức không triết học
Hôm đó cha tôi lội dưới bùn vớt những đám bèo dày đặc vứt lên bờ. Ðến gần gốc một cây vạy, ông nhìn thấy đuôi một con trăn lớn thò ra. Cha tôi quyết định bắt sống hoặc đánh chết con trăn này. Ông chộp lấy đuôi con trăn, đạp hai chân vào gốc vạy, kéo con trăn ra ngoài. Con trăn chống cự. Khi bị lôi ra khỏi hang, nhanh như một tia chớp, con trăn cong người cắn chặt vào bắp chân cha tôi. Ông ngã ra bờ đìa và kêu lên một tiếng sợ hãi. Ngay lúc đó con chó không kịp sủa một tiếng nào, nó nhảy bổ vào, cắn vào cổ con trăn và dính liền hàm răng vào đó, như không bao giờ muốn nhả ra nữa. Con trăn quật mình cuốn chặt lấy thân con chó. Chỉ bằng một cú núc, nó làm con chó gãy đôi xương sống! Mõm con chó vẫn cắn chặt vào cổ con trăn. Hai bên mép nó ứa ra hai dòng máu và ở lỗ hậu môn lòi ra một đống phân nhão! Cha tôi đã ý thức được sự nguy hiểm, ông vớ lấy con dao quắm mang theo để chặt cây, nhằm vào đầu con trăn chém rất mạnh. Con trăn chỉ quằn quại được một lát, nó mềm nhũn ra và bất động. Cha tôi cứ để máu ở chân chảy ròng ròng, ông quay ra cố gỡ mõm con chó ra khỏi cổ con trăn và ôm chặt nó vào lòng.

Nhìn thân mình con chó ướt sũng, bê bết bùn, mềm ẹo, mắt nhắm nghiền, cha tôi khóc. Ông nghĩ rằng nó đã chết. Cha tôi mang con chó về nhà, tắm, lau khô và để nó nằm vào một cái nong đặt ở cuối thềm. Ông bảo tôi đi tìm một cái thùng gỗ, đặt con chó vào và mang nó đi chôn. Khi cha tôi nhấc nó lên, định cho nó vào hòm thì đôi mắt nó mở hé ra và chớp. Cha tôi mừng quá, sai tôi đi tìm ông lang Tá về băng, bó nẹp cố định xương sống cho nó. Xong xuôi mọi việc, cha tôi mới thấy đau ở bắp chân. Ông ngồi xuống bậc thềm, để cho ông lang rửa sạch, sát trùng, bôi thuốc và băng bó vết thương.

Buổi chiều, ông bảo mẹ tôi nấu một nồi cháo gạo, rồi đập hai quả trứng gà vào quậy đều. Ðây là một món ăn sang trọng để tẩm bổ mà gia đình tôi rất ít khi được ăn. Ông múc cháo ra tô, chờ nguội và vuốt ve dỗ dành cho con chó ăn. Nó nằm im, đôi mắt ướt nhìn cha tôi, nhưng không ăn một miếng nào. Cả xóm tôi đem con trăn ra làm thịt chia nhau, ai cũng khen con chó quá khôn, nhưng không ai tin rằng nó còn có thể sống thêm được vài ngày nữa. Nhiều người bảo mẹ tôi đem con chó ra mà thịt, kẻo để nó chết uổng phí của trời! Chỉ riêng cha tôi không nghĩ thế. Ông luôn tin rằng con chó sẽ sống cùng ông, và nếu chẳng may nó chết, ông sẽ đem chôn nó như chôn một con người!

Khoảng hai tháng sau, với sự chăm sóc của cha tôi, con chó đã bình phục. Tuy nhiên vì xương sống của nó bị gãy nên hai chân sau hoàn toàn bị liệt. Mỗi lần đi, nó chỉ dùng hai chân trước chống xuống đất và lết trên đầu gối của hai chân sau. Ðiều làm cả nhà tôi ngạc nhiên, từ khi con chó đi được theo kiểu lê lết, nó chỉ gặp khó khăn trong khoảng một tháng đầu. Sau những ngày ấy, nó lết nhanh không kém gì những con chó bình thường.

Từ dạo đó, cha tôi cưng con chó như con. Một suất cơm đạm bạc và ít ỏi của ông, bữa nào cũng được chia làm đôi. Thảng hoặc, ngày nào có một hai miếng thịt, cha tôi cũng dành cho nó một phần. Con chó rất khôn, hình như nó biết tất cả mọi điều đang diễn ra xung quanh. Nó không bao giờ quấy rầy chúng tôi. Nhưng với cha tôi, nó quấn quýt, liếm láp chân tay, không muốn rời ra nửa bước. Ban đêm ông nằm ngủ, nó nằm dưới chân giường. Hình như chỉ như thế thì cả chó và người mới thấy yên tâm!.

Con vật có ý thức không triết học
Cuộc sống như vậy trôi đi. Cả nhà tôi luôn biết ơn con chó và gần như ngày nào cũng nhắc đến chuyện con trăn! Cho đến tháng hai năm 1959, nhà tôi có đại tang. Cha tôi bị một cơn bạo bệnh rồi qua đời! Tôi còn nhớ như in, hôm đưa ma cha tôi, trời mưa tầm tã, rét lắm, nhưng người đi đưa rất đông. Anh chị em, chú bác, cô dì, dòng họ ai cũng khóc như mưa. Không mấy ai để ý trong dòng người đông đúc đó, con chó liệt cũng có mặt. Nó ướt lút thút như chuột lột, rét run lẩy bẩy, cố lết trên đôi chân liệt, len lỏi giữa dòng người than khóc sướt mướt trong đám tang. Không ai hình dung ra được con chó liệt đó có thể đi theo đám tang ra tận nghĩa địa, nơi chôn cất cha tôi, và sau đó bằng cách nào nó lại tự lê lết về nhà? Chỉ đến khi trời tối mịt, thắp đèn lên, mới tìm thấy nó nằm sâu trong gầm giường, bộ lông hãy còn ẩm ướt và đôi mắt buồn rầu khó tả, cứ nhìn đi đâu đó, như hướng về một cõi nào mơ hồ nhưng ở đâu xa lắm…

Sáng hôm sau, cúng cơm cho cha tôi xong, chúng tôi gọi chó ra cho nó ăn. Không còn thấy nó nằm trong gầm giường nữa. Nó đã lết ra đầu thềm tự khi nào, nằm quay đầu ra cổng ngóng chờ xem một ngày nào đó liệu cha tôi có trở về? Tôi bế nó vào nhà, vỗ về và dỗ dành cho nó ăn, nhưng tuyệt nhiên nó không đụng vào bất cứ thứ gì. Tôi đem mấy miếng thịt heo luộc, những thứ mà ngày thường nó vô cùng thích ăn. Nó quay đầu ra chỗ khác. Tôi đặt nó trở lại gầm giường. Nó không chịu nằm yên, lại lết ra đầu thềm, nằm ngóng ra cổng, kiên trì chờ đợi và im lặng như một mô đất.

Con vật có ý thức không triết học
Sau hơn một tuần lễ con chó nhịn ăn như thế, nó gầy rạc đi. Cả nhà bận cúng tuần cho cha tôi, nhưng ngày nào tôi cũng để tâm và dỗ dành, hy vọng nó ăn lấy một chút. Nhưng nó không màng.

Rồi một buổi sáng tinh mơ, trời còn đầy sương và se se lạnh, chúng tôi ra nghĩa trang thắp nhang và đặt tấm bia đá trên mộ cha tôi. Tất cả mọi người đều kinh ngạc đến mức không còn tin ở mắt mình: Con chó liệt đã nằm chết trên mộ cha tôi tự bao giờ, hai chân trước chồm lên ôm lấy ngôi mộ, hai chân sau bại liệt như đang quỳ, cơ thể nó đã cứng đơ, đôi mắt nhắm nghiền, thanh thản, nhưng dường như còn hơi ươn ướt…

Chúng tôi trở về nhà đóng một cái hòm gỗ, khâm liệm con chó tử tế và chôn nó dưới chân mộ cha tôi… Tôi cắm mấy nén nhang lên ngôi mộ nhỏ bé này, lòng miên man nghĩ ngợi: Không biết giờ này linh hồn cha tôi đang phiêu diêu bên trời Tây cực lạc, Người có biết con chó đầy ân tình và tội nghiệp của Người đã mãi mãi đi theo Người… (Khổng Văn Ðương)

CHÚ THÍCH

[1] Xem: Consciousness: The Key of Life / Ý thức: Chìa khóa của Sự Sống

[2] Xem: Sự điên rồ của con người / The Madness of Men

[3] Xem: Một học giả Đông phương phê phán Darwin