Công nghệ Bài 13 lớp 10 lý thuyết

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

I – NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH

Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và phát triển kinh tế, xã hội. Ứng dụng công nghệ vi sinh, các nhà khoa học đã tạo ra các loại phân vi sinh vật khác nhau phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.

Về nguyên lí người ta nhân, sau đó phối chủng vi sinh vật đặc hiệu với chất nền. Bằng công nghệ này, người ta đã sản xuất được các loại phân vi sinh vật cố định đạm, chuyển hoá lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất

II – MỘT SỐ LOẠI PHÂN VI SINH VẬT THƯỜNG DÙNG

1. Phân vi sinh vật cố định đạm

Là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu [nitragin], hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác [azogin].

Thành phần chính gồm: than bùn, vi sinh vật nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng

Phân vi sinh vật cố định đạm có thể dùng để tẩm hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp vào đất. Tẩm hạt giống cần được tiến hành ở nơi râm mát, tránh ảnh hưởng trực tiếp ánh nắng mặt trời làm chết vi sinh vật.

Sau khi tẩm, hạt giống cần gieo trồng và vùi vào đất ngay.

2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân

Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan

Thành phần:

– Than bùn.

– Vi sinh vật chuyển hoá lân.

– Bột photphorit hoặc apatit

– Các nguyên tố khoáng và vi lượng

Phân vi sinh vật chuyển hoá lân có thể dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo [Photphobacterin] hoặc bón trực tiếp vào đất

3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

Đất nhận lượng lớn chất hữu cơ qua phân bón; xác động, thực vật sống trong đất.

Thành phần chính của xác thực vật là xenlulô

Quá trình phân giải xenlulô phải có sự tham gia của các enzim do một số vi sinh vật tiết ra. Bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ vào đất có tác dụng thúc đẩy quá trình phân huỷ và phân giải chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng đơn giản mà cây hấp thụ được

Các loại phân: Estrasol, Mana

Sử dụng: Bón trực tiếp vào đất

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 13: Biểu diễn ren sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 13: Biểu diễn ren

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13: Biểu diễn ren

I. Khái quát chung về ren

- Dùng để kẹp chặt hoặc truyền chuyển động:

+ Ren ngoài [ren trục]: hình thành trên bề mặt ngoài của hình trụ.

+ Ren trong [ren lỗ]: hình thành trên bề mặt trong của hình trụ.

- Một số yếu tố của ren:

+ Dạng ren: là hình phẳng tạo thành ren

+ Đường kính lớn nhất của ren: là đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong

+ Đường kính nhỏ nhất của ren: là đường kính chân của ren ngoài, đường kính đỉnh của ren trong

+ Bước ren: là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau

II. Biểu diễn quy ước ren

- Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren:

+ Đường giới hạn ren: nét liền đậm

+ Đường đỉnh ren: nét liền đậm

+ Đường chân ren: nét liền mảnh

- Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren:

+ Đường chân ren: vẽ ¾ vòng tròn, vẽ nét liền mảnh

+ Đường đỉnh ren: vẽ bằng vòng tròn, vẽ nét đậm

- Kí hiệu quy ước ren:

+ Dạng ren

+ Đường kính ren

+ Bước ren

+ Hướng xoắn

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Biểu diễn ren

Đang cập nhật.

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng

1. Khái niệm sâu hại cây trồng

- Là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.

- Gồm 2 nhóm:

+ Biến thái hoàn toàn

+ Biến thái không hoàn toàn

2. Một số loại sâu hai cây trồng thường gặp

2.1. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

* Đặc điểm sinh học và gây hại

- Trứng:

+ Hình bầu dục, màu trắng, khi sắp nở có màu vàng nhạt

+ Thời gian: 3 – 5 ngày

- Sâu non:

+ Màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng

+ Thời gian: 15 – 28 ngày

- Nhộng:

+ Màu nâu

+ Thời gian: 6 – 10 ngày

- Trường thành:

+ Cánh màu vàng rơm

+ Thời gian: 5 – 10 ngày

* Biện pháp phòng trừ chủ yếu

- Theo dõi thời điểm đẻ trứng để phòng trừ sâu non

- Sử dụng bẫy đèn dự báo thời điểm xuất hiện trưởng thành

- Bướm xuất hiện 5 – 7 ngày thì phun thuốc

2.2. Sâu tơ hại rau họ cải

* Đặc điểm sinh học và gây hại

- Trứng:

+ Hình bầu dục màu vàng xanh nhạt

+ Thời gian: 3 – 4 ngày

- Sâu non:

+ Màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng

+ Thời gian: 11 – 20 ngày

- Nhộng:

+ Màu vàng nhạt, được bao bọc bởi các sợi tơ

+ Thời gian: 5 – 10 ngày

- Trưởng thành:

+ Màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng hoặc màu vàng

+ Thời gian: 2 – 3 ngày

* Biện pháp phòng trừ chủ yếu

- Dọn tàn dư cây trồng đem tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón diệt trứng, sâu non

- Dùng thiên địch, bẫy pheromone diệt con trưởng thành

- Luân canh, xem canh

- Luân phiên các thuốc hóa học khác cơ chế tác động để phòng trừ

2.3. Ruồi đục quả

* Đặc điểm sinh học và gây hại

- Trứng:

+ Màu vàng nhạt, thon 2 đầu

+ Thời gian: 2 – 3 ngày

- Sâu non:

+ Màu trắng ngà, phía đầu nhọn có giác hút dịch màu đen

+ Thời gian: 7 – 12 ngày

- Nhộng:

+ Nằm trong kén có màu vàng cam, sắp vũ hóa chuyển màu nâu nhạt

+ Thời gian: 10 – 14 ngày

- Trưởng thành:

+ Ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng

+ Thời gian: 7 – 14 ngày

* Biện pháp phòng trừ chủ yếu:

- Dùng bẫy pheromone, bẫy dính vàng

- Dùng bả protein trộn thuốc hóa học

- Bảo vệ các loài thiên địch

- Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa, loại bỏ cành, cây nhiễm bệnh

2.4. Sâu đục thân ngô

* Đặc điểm sinh học và gây hại

- Trứng:

+ Mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng

+ Thời gian: 4 – 7 ngày

- Sâu non:

+ Mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn chuyển màu trắng sữa

+ Thời gian: 18 – 41 ngày

- Nhộng:

+ Màu nâu nhạt, dài khoảng 15 – 19 mm

+ Thời gian: 5 – 12 ngày

- Trưởng thành:

+ Cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt

+ Thời gian: 10 ngày

* Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, sử dụng giống chống chịu, kháng hoặc ít nhiễm sâu đục thân

- Gieo trồng đúng thời vụ

- Bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng

- Bảo vệ ong mắt đỏ kí sinh trứng

- Phun thuốc phòng trừ kịp thời

2.5. Bọ hà hại khoai lang

* Đặc điểm sinh học gây hại

- Trứng:

+ Màu trắng sữa, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ

+ Thời gian: 6 – 8 ngày

- Sâu non:

+ Màu trắng sữa, đục thân hay củ

+ Thời gian: 14 – 19 ngày

- Nhộng:

+ Màu trắng

+ Thời gian: 7 – 8 ngày, trời lạnh dài tới 28 ngày

- Trưởng thành:

+ Đầu đen, râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu sanh ánh kim

+ Thời gian: 5 – 7 ngày

* Biện pháp phòng trừ chủ yếu

- Dùng bẫy pheromone và thiên địch, kiểm soát tốt độ ẩm đất, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ

- Dùng thuốc trừ sâu

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng

Đang cập nhật.

Video liên quan

Chủ Đề