Công nghệ lớp 9 bài 3

Công nghệ lớp 9 bài 3

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 3: GDụng cụ dùng trong lắp đặt mạch điện trong sách giáo khoa Công nghệ 9. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

- Biết công dụng, phân loại một số đồng hồ đo điện.

- Biết công dụng của một số vật liệu cơ khí dùng trong lắp dặt mạng điện.

- Hiểu được tầm quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 9 Bài 3 ngắn gọn

I. Đồng hồ điện

1. Công dụng của đồng hồ đo điện

    • Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện.

    • Phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật.

    • Phán đoán hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.

2. Phân loại đồng hồ đo điện

- Phân loại theo đại lượng cần đo.

Đồng hồ đo điện Đại lượng đo
Ampe kế Cường độ dòng điện
Oát kế Công suất
Vôn kế Điện áp
Công tơ Điện năng tiêu thụ của mạch điện
Ôm kế Điện trở mạch điện
Đồng hồ vạn năng Điện áp, dòng điện, điện trở

3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện

Công nghệ lớp 9 bài 3

    Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo.

    • Ví dụ: Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: 

Công nghệ lớp 9 bài 3

II. Dụng cụ cơ khí

Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đo.

Một số loại dụng cụ cơ khí:

Tên dụng cụ Hình vẽ Công dụng
Thước cuộn
Công nghệ lớp 9 bài 3
Đo chiều dài
Thước cặp
Công nghệ lớp 9 bài 3
Đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ
Pan me
Công nghệ lớp 9 bài 3
Đo chính xác đường kính dây điện (1/1000)
Tua vít
Công nghệ lớp 9 bài 3
Vặn ốc
Búa
Công nghệ lớp 9 bài 3
Tạo lực đập
Cưa sắt
Công nghệ lớp 9 bài 3
Cắt, cắt ống nhựa và kim loại
Kìm
Công nghệ lớp 9 bài 3
Cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nối
Khoan cầm tay
Công nghệ lớp 9 bài 3
Khoan lỗ trên gỗ, bê tông,… để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện

IV. Ghi nhớ

Đồng hồ đo điện

- Gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng.

- Giúp phát hiện những hư hỏng về kĩ thuật của mạch điện và đồ dùng điện.

Dụng cụ cơ khí

- Gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, ...

- Hiệu quả công việc phụ thuộc vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động.

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 9 Bài 3 ngắn nhất

Câu hỏi trang 13 Công nghệ 9

Hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết.

Hãy tìm trong bảng 3-1 những đại lượng đo của đồng hồ đo điện và đánh dấu (x) vào ô trống:

Trả lời

- Một số loại đồng hồ đo điện phổ biến: Ampe kế, Vôn kế, Oát kế, Ôm kế,…

Cường độ dòng điện (X)

Cường độ sáng (X)

Điện trở mạch điện

Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện

Đường kính dây dẫn

Điện áp (X)

Công suất tiêu thụ của mạch điện

Câu hỏi trang 14 Công nghệ 9

Em hãy điền những đại lượng đo tương ứng với đồng hồ đo điện vào bảng 3-2

Trả lời

Đồng hồ đo điện

Đại lượng đo

Ampe kế

Cường độ dòng điện (Ampe-A)

Oát kế

Công suất (Oát-W)

Vôn kế

Điện áp (Vôn-V)

Công tơ

Điện năng tiêu thụ (kWh)

Ôm kế

Điện trở mạch điện (Ôm-Ω)

Đồng hồ vạn năng

Điện áp, điện trở, dòng điện (Ampe, vôn và ôm)

Câu hỏi trang 15 Công nghệ 9

Hãy điền công dụng và tên dụng cụ vào những ô trống trong bảng sau:

Trả lời

Tên dụng cụ

Công dụng

Thước

Đo chiều dài, rộng các vật.

Thước cặp

Đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ

Panme

Đo chính xác đường kính dây điện

Tua vít

Vặn, tháo ốc

Búa

Đập một vật

Cưa sắt

Cưa, cắt ống kim loại và nhựa

Kìm

Cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây trần khi nối

Khoan máy cầm tay

Khoan lỗ trên gỗ, bê tông,... để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện

Soạn Bài 1 trang 17 ngắn nhất:

Hãy điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào ô trống (bảng 3-5). Với những câu sai, tìm từ sai và sửa lại để nội dung của câu thành đúng.

Trả lời

1. Để đo điện trở phải dùng oát kế. S

=> Để đo điện trở phải dùng Ôm kế

2. Ampe kế đước mắc song song với mạch điện cần đo. S

=> Ampe kế đước mắc nối tiếp với mạch điện cần đo

3. Đồng hồ vạn năng có thể đo được điện áp và điện trở của mạch điện. Đ

4. Von kế được mắc nối tiếp với mạch điện cần đo. S

=> Von kế được mắc song song với mạch điện cần đo

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạch điện trong SGK Công nghệ 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Công nghệ 9: Bài 3. Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạch điện