Công nghệ xử lý nước thải mbbr là gì

Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải mới nhất được ưa chuộng hiện nay. Vậy công nghệ này có điểm gì đặc biệt lại được quan tâm đến vậy? Sử dụng như thế nào?

Công nghệ MBBR là viết tắt của Moving Bed Bioreactor). Đây là công nghệ xử lý nước thải nhân tạo do con người điều khiển kết hợp giữa bể sinh học hiếu khí Aerotank truyền thống và lọc sinh học dính bám. Cụ thể bể MBBR sẽ sử dụng một loại đệm nhựa làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển.

Các giá thể này sẽ không ngừng chuyển động trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy, qua đó mật độ vi sinh gia tăng, hiệu quả xử lý sẽ càng cao.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải MBBR:

Nguyên tắc hoạt động của bể xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR

Về cơ bản nguyên tắc hoạt động của bể xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR là: Sau khi qua các quá trình xử lý khác, nước thải được bơm vào bể MBBR. Tại đây hệ thống thổi khí sẽ khuấy trộn các giá thể trong bể để đảm bảo giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục, mật độ vi sinh gia tăng, tăng hiệu quả xử lý.

Vi sinh sẽ phát triển, dính bám trên bề mặt giá thể để hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước. Sau đó đi qua bể lắng, lọc, đạt các mức xử lý theo quy định hiện hành của từng loại nước thải. Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý Nitơ của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vào bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.

Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.

Công nghệ xử lý nước thải mbbr là gì

Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí. Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR có gì đặc biệt?

Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải mới nhất đang rất được ưa chuộng hiện nay vì hiệu suất xử lý cao, không tốn nhiều diện tích. Cụ thể, có thể điểm qua những ưu điểm của công nghệ MBBR như sau:

  • Hệ vi sinh bền: Các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ. Do đó, hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi.
  • Chịu được tải trọng cao, 2000-10000g BOD/m³ ngày, 2000-15000 COD/m³ ngày.
  • Mật độ vi sinh xử lý trên một đơn vị thể tích cao: So với bể thổi khí thông thường, mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn. Do đó, thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.
  • Khả năng xử lý vượt trội: Sự phát triển của màng sinh học theo tải trọng tăng dần của chất hữu cơ. Làm cho bể MBBR có thể vận hành ở tải trọng cao và biến động lớn. Hiệu suất xử lý BOD có thể đạt đến 90%.
  • Dễ vận hành, dễ kiểm soát và dễ dàng nâng cấp.
  • Xử lý được Nitơ trong nước thải
  • Tiết kiệm diện tích: Giảm 30-40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng. Có thể kết hợp với nhiều công nghệ xử lý khác.

Với những ưu điểm trên, công nghệ xử lý nước thải MBBR thường được ưa chuộng sử dụng cho các hệ thống xử lý nước thải có ô nhiễm hữu cơ như trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, nước thải công nghiệp…

Nên chọn vi sinh nào khi sử dụng công nghệ MBBR xử lý nước thải?

Công nghệ MBBR vận hành dựa trên cơ chế hoạt động sống của vi sinh vật. Chính vì vậy, chất lượng vi sinh chính là yếu tố quyết định hiệu suất xử lý nước thải của bể MBBR.

Là dòng vi sinh xử lý nước thải hàng đầu với công nghệ đến từ Hoa Kỳ, Microbe-Lift là cái tên đang rất được ưa chuộng tại nhiều hệ thống xử lý nước thải lớn nhỏ, nhất là các hệ thống ứng dụng bể MBBR.

Công nghệ xử lý nước thải mbbr là gì

Vì sao nên chọn men vi sinh Microbe-Lift?

  • Mỗi sản phẩm men vi sinh là tập hợp từ nhiều chủng vi sinh được phân lập, lên men nhiều giai đoạn, ứng dụng công nghệ chiếu sáng độc quyền mang lại hiệu quả xử lý vượt trội.
  • Men vi sinh ở dạng lỏng, kích ứng nhanh, không cần ngâm ủ, tiết kiệm được thời gian
  • Men vi sinh dễ dàng thích nghi nhiều môi trường hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi
  • Có khả năng xử lý nước thải tải trọng cao, thành phần phức tạp
  • Không yêu cầu nuôi cấy phức tạp – dễ dàng sử dụng
  • Thời hạn sử dụng lâu dài – dễ bảo quản – không yêu cầu bảo quản phòng lạnh
  • Không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp để vận hành và sử dụng

Một số loại vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift:

  • Microbe-Lift IND: Xử lý nước thải có hàm lượng BOD, COD, TSS cao.
  • Microbe-Lift N1: Xử lý nước thải chứa Nitơ, Ammonia.
  • Microbe-Lift DGTT: Xử lý nước thải xử lý dầu mỡ, chất béo.
  • Microbe-Lift OC-IND: Xử lý mùi hôi.
  • Microbe-Lift SA: Xử lý bùn.

Tham khảo: So sánh công nghệ MBBR với các công nghệ xử lý nước thải khác

Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn về công nghệ MBBR cũng như giải pháp phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải của bạn.

Bé MBBR trong xử lý nước thải là gì?

MBBR (viết tắt cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor) là quá trình xử lý nước thải nhân tạo có sự góp mặt của các giá thể sinh học – là điều kiện để sinh vật bám dính sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, công nghệ này còn là sự kết hợp giữa bể Aerotank và lọc sinh học hiếu khí.

Bé Aerotank dùng để làm gì?

Bể Aerotank (hay còn gọi là bể sinh học hiếu khí) được sử dụng trong quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo. Trong Aerotank, hỗn hợp nước thải và bùn sẽ liên tục được trộn đều, đồng thời bể hoạt động dựa trên các chủng vi sinh xử lý nước thải có khả năng oxi hóa và giảm thành phần hữu cơ ô nhiễm trong nước thải.

Công nghệ ảo là gì?

Công nghệ AO là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay, được áp dụng để xử lý các chất dinh dưỡng chủ yêú như nitơ và photpho có trong nước thải. Công nghệ AO có hai bể chính là bể hiếu khí và thiếu khí, tương ứng lần lượt đi kèm với quá trình nitrate hóa ở bể hiếu khí và khử nitrate hóa ở bể thiếu khí.

Mục đích chính của các quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì?

Mục đích của việc xử lý sinh học là nhằm loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học. Phương pháp này dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ.