Công thức este tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3

Phản ứng tráng gương hay còn gọi được là phản ứng tráng bạc là một trong những phản ứng hóa học quan trọng. Phản ứng này có nhiều ý nghĩa quan trọng trong hóa học và cuộc sống. Vậy thực ra phản ứng tráng gương là phản ứng gì? Nó có ứng dụng gì trong sản xuất và đời sống và sản xuất. Các chất tham gia phản ứng tráng gương và tráng bạc là những chất nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết hôm nay nhé!

Tìm hiểu về phản ứng tráng gương, tráng bạc

Phản ứng tráng gương [hay phản ứng tráng bạc] là một loại phản ứng hóa học đặc trưng của anđehit, este, glucozơ, axit fomic… Đây là phản ứng được dùng để nhận biết các chất trên với thuốc thử là dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3, được viết gọn là AgNO3/NH3.

Đây là một trong những phản ứng oxi hóa khử. Trong môi trường NH3 hoặc AgNO3 sẽ tạo ra phức bạc amoniac. Phức bạc amoniac [Ag[NH3]2]OH sẽ oxi hóa các chất [như glucozơ, anđehit…] tạo ra Ag kim loại.

Cách để viết phương trình phản ứng tráng gương

Như đã đề cập ở trên, thuốc thử dùng cho phản ứng tráng gương đó là AgNO3/NH3 hay còn gọi Tollens. Vì vậy, khi viết phương trình phản ứng, các bạn cần phải viết dạng đầy đủ của nó. Đối với chương trình nâng cao sẽ là: [Ag[NH3]2]OH. Còn đối với chương trình chuẩn sẽ là AgNO3 + NH3 + H2O.

Như vậy, ta được phương trình hóa học như sau:

PTHH: AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag[NH3]2]OH + NH4NO.

Mỗi loại hợp chất sẽ cho ra sản phẩm khác nhau khi tham gia phản ứng tráng gương

Mỗi loại hợp chất khác nhau khi tham gia phản ứng tráng gương sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau. Và do đó, cách viết phương trình phản ứng cũng sẽ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin  giới thiệu cách viết phương trình phản ứng tráng bạc của andehit, axit fomic.

Phản ứng tráng gương của Anđehit

Công thức của Andehit

Anđehit là một hợp chất trong hóa hữu cơ, nó có nhóm carbaldehyde: R-CHO. Khi tham gia phản ứng tráng gương, nó có phương trình hóa học là:

PTHH: RCHO + 2[Ag[NH3]2]OH → RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

   RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

   RCHO + Ag2O → RCOOH + 2Ag

Riêng metanal có phương trình như sau:

PTHH: HCHO + 4[Ag[NH3]2]OH → [NH4]2CO3 + 4Ag + 2H2O + 6NH3

  HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → NH4NO3+ [NH4]2CO3 + Ag

  HCHO + 2Ag2O → 4Ag + CO2 + H2O

Phản ứng tráng gương của Axit fomic               

Axit fomic là một dạng axit cacboxylic đơn giản. Công thức của nó như sau: HCOOH hoặc CH2O2. Phương trình phản ứng tráng gương của axit fomic như sau:

PTHH: HCOOH + 2[Ag[NH3]2]OH → [NH4]2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

  HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → [NH4]2CO3 + Ag + NH4NO3

  Ag2O + HCOOH → 2Ag + H2O + CO2

Thông qua các phương trình hoa học ở trên, chúng ta nhận thấy, dù là phản ứng tráng gương với hợp chất nào thì sau phản ứng, bạc[Ag] là sản phẩm bắt buộc phải có. Các bạn nên lưu ý điểm này trong quá trình giải bài tập nhé!

Điều kiện để có thể xảy ra phản ứng tráng gương

Phản ứng tráng gương chỉ xảy ra khi và chỉ khi trong hợp chất có nhóm chức -CHO hay còn được gọi là nhóm anđehit ở trong phân tử. Có thể kể đến một số hợp chất hữu cơ sau đây:

  • Anđehit
  • Este hoặc muối của Acid Formic
  • Acid Formic [HCOOH]
  • 1 vài Glucid như Fructose [trong kiềm chuyển thành Glucose], Glucose,  Mantose.

Điều kiện xảy ra phản ứng tráng gương

Ví dụ: Dãy đồng đẳng andehit RCHO, glucozơ [C6H12O6 gồm có 5 nhóm OH và 1 nhóm CHO] và mantozơ [C12H22O11 gồm 2 gốc glucozơ], hay fructozơ khi bị thủy phân trong môi trường kiềm cũng có khả năng sinh ra phản ứng tráng gương. Vì vậy, bạn nên lưu ý vấn đề này để thực hiện các phương trình hóa học sao cho đúng nhất.

Bên cạnh đó, những chất có khả năng tác dụng hiệu quả với AgNO3/NH3 ngoài andehit thì vẫn còn có những chất như ank-1-in. Và cần phải nhớ rằng, đây không phải là phản ứng tráng gương tạo kết tủa vàng.

Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về phản ứng tráng gương [hay phản ứng tráng bạc] của một số hợp chất như anđehit, glucozơ, este, axit fomic… Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về loại phản ứng này và áp dụng để giải bài tập một cách hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi!

Xem thêm:

Tôi là Nguyễn Tiến Thành – Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review đánh giá các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các mẹo làm sạch. Hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích hơn.

Số đồng phân của hợp chất este đơn chức có CTPT C4H8O2 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra Ag là




CHUYÊN ĐỀ LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ

A. LÍ THUYẾT VÀ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC

DẠNG 1: NHỮNG CHẤT PHẢN ỨNG ĐƯỢC VỚI DUNG DỊCH AgNO3/NH3


LÍ THUYẾT

Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 gồm



1. Ank-1-in [ankin có liên kết ba ở đầu mạch]: Phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag

Các phương trình phản ứng:

R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3

Đặc biệt


CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3

Các chất thường gặp: axetilen [etin] C2H2; propin CH3-C≡C; vinyl axetilen CH2=CH-C≡CH



Nhận xét:

- Chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2

- Các ank-1-ankin khác phản ứng theo tỉ lệ 1:1

2. Andehit [phản ứng tráng gương]: Trong phản ứng này andehit đóng vai trò là chất khử

Các phương trình phản ứng:

R-[CHO]x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-[COONH4]x + 2xAg + 2xNH4NO3

Andehit đơn chức [x=1]

R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Tỉ lệ mol nRCHO : nAg = 1:2

Riêng andehit fomic HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → [NH4]2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3



Nhận xét:

- Dựa vào phản ứng tráng gương có thể xác định số nhóm chức - CHO trong phân tử andehit. Sau đó để biết andehit no hay chưa no ta dựa vào tỉ lệ mol giữa andehit và H2 trong phản ứng khử andehit tạo ancol bậc I

- Riêng HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4. Do đó nếu hỗn hợp 2 andehit đơn chức tác dụng với AgNO3 cho nAg > 2.nandehit thì một trong 2 andehit là HCHO

- Nếu xác định CTPT của andehit thì trước hết giả sử andehit không phải là HCHO và sau khi giải xong thử lại với HCHO.



3. Những chất có nhóm -CHO

- Tỉ lệ mol nchất : nAg = 1:2

+ axit fomic: HCOOH

+ Este của axit fomic: HCOOR

+ Glucozo, fructozo: C6H12O6

+ Mantozo: C12H22O11



CÂU HỎI

Câu 1.Câu 49-A7-748: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:

A. anđehit fomic, axetilen, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.

C. anđehit axetic, butin-1, etilen. D. axit fomic, vinylaxetilen, propin.

Câu 2.Câu 5-B8-371: Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, [CH3]2CO, C12H22O11 [mantozơ]. Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 3.Câu 22-CD8-216: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 4.Câu 33-CD8-216: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 5.Câu 50-A9-438: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 [mạch hở]; C3H4O2 [mạch hở, đơn chức]. Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 6.Câu 52-A9-438: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic. B. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.

C. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. D. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

Câu 7.Câu 41-CD12-169: Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 8.Câu 8-A13-193: Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?

A. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic. B. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic.

C. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic. D. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen.

Câu 9.Câu 56-B13-279: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Mantozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.



DẠNG 2: NHỮNG CHẤT TÁC DỤNG VỚI Cu[OH]2


LÍ THUYẾT

I. Phản ứng ở nhiệt độ thường

1. Ancol đa chức có các nhóm -OH kề nhau

- Tạo phức màu xanh lam

- Ví dụ: etilen glicol C2H4[OH]2; glixerol C3H5[OH]3

TQ: 2CxHyOz + Cu[OH]2 → [CxHy-1Oz]2Cu + 2H2O

Màu xanh lam

2. Những chất có nhiều nhóm OH kề nhau

- Tạo phức màu xanh lam

- Glucozo, frutozo, saccarozo, mantozo

TQ: 2CxHyOz + Cu[OH]2 → [CxHy-1Oz]2Cu + 2H2O

Màu xanh lam

3. Axit cacboxylic RCOOH

2RCOOH + Cu[OH]2 → [RCOO]2Cu + 2H2O



4. tri peptit trở lên và protein

- Có phản ứng màu biure với Cu[OH]2/OH- tạo phức màu tím



II. Phản ứng khi đun nóng

- Những chất có chứa nhóm chức andehit –CHO khi tác dụng với Cu[OH]2 đun nóng sẽ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch

- Những chất chứa nhóm – CHO thường gặp

+ andehit

+ Glucozo

+ Mantozo

RCHO + 2Cu[OH]2 + NaOH

RCOONa + Cu2O↓đỏ gạch + 2H2O

[ Những chất không có nhiều nhóm OH kề nhau, chỉ có nhóm –CHO thì không phản ứng với Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường]

CÂU HỎI

Câu 1.Câu 45-CD7-439: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH [X]; HOCH2-CH2-CH2OH [Y]; HOCH2-CHOH-CH2OH [Z]; CH3-CH2-O-CH2-CH3 [R]; CH3-CHOH-CH2OH [T]. Những chất tác dụng được với Cu[OH]2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, Z, T. B. X, Y, R, T. C. Z, R, T. D. X, Z, T.

Câu 2.Câu 8-B8-371: Cho các chất: rượu [ancol] etylic, glixerin [glixerol], glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu[OH]2 là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 3.Câu 38-B9-148: Cho các hợp chất sau: [a] HOCH2-CH2OH. [b] HOCH2-CH2-CH2OH. [c] HOCH2-CH[OH]-CH2OH. [d] CH3-CH[OH]-CH2OH. [e] CH3-CH2OH. [f] CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu[OH]2 là:



A. [a], [b], [c]. B. [c], [d], [f]. C. [a], [c], [d]. D. [c], [d], [e].

Câu 4.Câu 14-B10-937: Các dung dịch phản ứng được với Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường là:

A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic.

C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. D. glixerol, axit axetic, glucozơ.

Câu 5.Câu 51-B10-937: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu[OH]2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ.

Câu 6.Câu 39-CD11-259: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu[OH]2 ở điều kiện thường là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 7.Câu 13-CD13-415: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu[OH]2 ở điều kiện thường?

A. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. B. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

C. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.






Каталог: imgs -> Thu muc he thong -> Nam 2016 -> Thang 05
Nam 2016 -> Tài liệu tập huấN
Nam 2016 -> Lịch báo giảng tuầN 6 NĂm họC: 2017-2018 Lớp 4/4
Nam 2016 -> Iii-kế hoạch bồi dưỠng – phụ ĐẠo học sinh – NĂm họC 2011-2012
Thang 05 -> Phòng gd & Đt phú vang
Thang 05 -> TrưỜng tiểu học thuận an 1 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tổ: Ba Độc lập – Tự do Hạnh phúc Thuận An, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Thang 05 -> ĐỀ kiểm tra học kỳ I, NĂm họC 2015-2016 Môn: ĐỊa lý Lôùp 10 Thời gian làm bài: 45 phút
Thang 05 -> 150 CÂu hỏi trắc nghiệM
Thang 05 -> Ubnd huyện phú vang phòng giáo dục và ĐÀo tạO


tải về 1.2 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề