Công ty kiểm toán cpa có phốt gì không năm 2024

Theo báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2019 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCK], trong số 10 công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, chỉ có 2 công ty đạt chất lượng tốt, 8 công ty còn lại chỉ ở mức “đạt yêu cầu”.

Hai công ty được UBCK xếp loại tốt là PwC Việt Nam và Deloitte Việt Nam, thuộc Big4 - nhóm 4 ông lớn trong ngành kiểm toán thế giới.

Trong đợt kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2018 của UBCK, chỉ có một công ty được xếp loại tốt trong tổng số 7 công ty là Ernst & Young Việt Nam, cũng thuộc “Big 4”.

Theo UBCK, phần lớn công ty kiểm toán đều tuân thủ các quy định về ban hành quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ, tuyển dụng - đào tạo, lưu trữ hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính...

Tuy nhiên, sau khi các đoàn kiểm tra chọn ngẫu nhiên 3 - 4 hồ sơ kiểm toán đã hoàn thành và được phát hành trong năm 2018 và 2019 để kiểm tra thì phát hiện một số công ty có nhiều hạn chế, thiếu sót.

Nhìn vào danh sách được công bố, 8 công ty chỉ được xếp loại “đạt yêu cầu” trong đợt kiểm tra chất lượng dịch vụ năm 2019 gồm có: Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt; Công ty TNHH Kiểm toán An Việt; Công ty TNHH Kiểm toán và thẩm định giá Việt Nam; Công ty TNHH Kiểm toán VACO; Công ty TNHH Kiểm toán -Tư vấn Ðất Việt; Công ty TNHH PKF Việt Nam; Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam và Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn RSM Việt Nam.

Ðáng chú ý, UBCK đã đình chỉ tư cách kiểm toán viên chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán đối với hai kiểm toán viên thuộc Công ty TNHH Kiểm toán và thẩm định giá Việt Nam [AVA] do có sai phạm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2018 của CTCP Ðầu tư phát triển xây dựng và thương mại Việt Nam.

AVA được thành lập năm 2006, là thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế MGI [MGI là 1 trong 15 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại London, Anh].

Tính đến hết tháng 7/2019, AVA có 29 kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng. Sang năm 2020, UBCK chỉ chấp thuận 20 kiểm toán viên của công ty này.

Báo cáo minh bạch năm 2018 của AVA cho biết, Công ty đã hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2018 cho 56 đơn vị có lợi ích công chúng. Một số doanh nghiệp đáng chú ý trong danh sách này như CTCP Cao su Hòa Bình [HRC, sàn HOSE], CTCP Cao su Ðồng Phú [DPR, sàn HOSE] hay CTCP May Bình Minh [BMG, sàn UPCoM]…

UBCK cũng đình chỉ tư cách kiểm toán viên chấp thuận cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán đối với hai kiểm toán viên thuộc Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Ðất Việt [Vietland].

Hai kiểm toán viên này có sai phạm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2018 của CTCP Sản xuất xuất nhập khẩu inox Kim Vĩ [KVC - HNX].

Vietland được thành lập năm 2001, hiện có vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Theo báo cáo minh bạch năm 2019 của Vietland, Công ty có 19 kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, bằng với con số được UBCK chấp thuận năm 2020.

Trong năm vừa rồi, có 22 đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và 5 đơn vị có lợi ích công chúng khác đã được kiểm toán hoàn thành bởi Vietland.

Công ty TNHH Kiểm toán An Việt [AnViet CPA] cũng nằm trong danh sách những công ty kiểm toán chỉ “đạt yêu cầu” qua đợt kiểm tra chất lượng của năm UBCK.

Báo cáo minh bạch của AnViet CPA cho thấy, hiện công ty này có 25 kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, năm 2019 kiểm toán báo cáo tài chính cho 59 đơn vị có lợi ích công chúng.

Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán của An Việt hầu hết thuộc lĩnh vực vật tư, xây dựng, vận tải…

Dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với các công ty kiểm toán, UBCK chỉ ra nhiều thiếu sót liên quan đến kỹ thuật kiểm toán của các công ty trên.

Việc chỉ có các công ty kiểm toán thuộc “Big 4” được xếp loại tốt về chất lượng dịch vụ một phần lý giải nguyên nhân vì sao nhóm công ty này thống trị ngành kiểm toán Việt Nam.

Hiện, 4 công ty này chiếm 50,41% thị phần doanh thu toàn ngành, trong khi số lượng kiểm toán viên chỉ chiếm 12,47% số lượng kiểm toán hành nghề toàn ngành, theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018 của Bộ Tài chính.

Để giúp Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu giá trị 'ảo', lừa đảo hơn 8.600 tỷ đồng từ hơn 6.600 nhà đầu tư, hai công ty kiểm toán Nam Việt và công ty CPA Hà Nội đã tiếp tay hợp thức hóa.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ở Tân Hoàng Minh. Các bị can Đỗ Anh Dũng [Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh] và con trai Đỗ Hoàng Việt [Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh] bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điểm a, khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự. Ngoài các cá nhân là lãnh đạo, cán bộ Tân Hoàng Minh, cơ quan truy tố còn "gọi tên" 4 bị can là cựu giám đốc, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc của 2 công ty kiểm toán.

Theo cáo trạng, 3 công ty TNHH đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt; công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil và công ty cổ phần Cung điện mùa Đông không đủ điều kiện để phát hành trái phiếu. Nhưng do cần tiền, ông Đỗ Anh Dũng vẫn chỉ đạo con trai là Đỗ Hoàng Việt và cấp dưới hợp thức hóa, sửa báo cáo tài chính, tạo lập giá trị ảo, ghi nhận lãi khống... để phát hành 9 lô trái phiếu.

Bị can Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Hơn 6.600 nhà đầu tư đã mua trái phiếu này với tổng số tiền hơn 8.600 tỷ đồng. Trong quá trình "tô hồng" hồ sơ, Tân Hoàng Minh nhận được sự tiếp tay từ 2 công ty kiểm toán là công ty Kiểm toán Nam Việt và công ty CPA Hà Nội.

Quá trình kiểm toán, các cá nhân, lãnh đạo tại 2 công ty kiểm toán đã không thực hiện đúng nhiệm vụ, hợp thức báo cáo kiểm toán, qua đó giúp phía Tân Hoàng Minh đủ điều kiện phát hành 9 gói trái phiếu.

Cụ thể, cáo trạng xác định bị can Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Kiểm toán Nam Việt chi nhánh phía Bắc đã không tiến hành kiểm tra các hạng mục quan trọng, không thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, không tiến hành đối chiếu tài liệu gốc nhưng vẫn ký phát hành Báo cáo kiểm toán độc lập, liên quan đến công ty Soleil và Ngôi sao Việt. Tạo điều kiện giúp Tân Hoàng Minh phát hành 5 gói trái phiếu sai phạm.

Tương tự các cá nhân là lãnh đạo công ty CPA Hà Nội cũng có nhiều hành vi sai phạm, giúp Tân Hoàng Minh phát hành các lô trái phiếu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư. Hầu hết trong số hơn 6.600 bị hại của vụ án không phải là các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Nhờ sự tiếp tay của Kiểm toán Nam Việt và CPA Hà Nội, ba công ty Ngôi sao Việt, Cung điện mùa Đông và Soleil đã "có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện", từ đó phát hành hồ sơ chào bán trái phiếu.

Chủ Đề