Công văn cho học sinh Hà Nội đi học trở lại

Các bé lớp 1 Trường tiểu học B thị trấn Văn Điển xếp hàng chờ vào lớp - Ảnh: VĨNH HÀ

Ngày 4-4, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký công văn đồng ý cho phép học sinh lớp 1 đến lớp 6 tại 30 quận, huyện, thị xã đi học trực tiếp từ ngày 6-4-2022.

Theo đó, sau khi xem xét tờ trình của Sở Giáo dục - đào tạo, UBND TP đã đồng ý cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường học sau thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch COVID-19.

Hà Nội giao Sở Giáo dục - đào tạo TP chủ trì, phối hợp Sở Y tế thường xuyên cập nhật, quán triệt đầy đủ, kịp thời thông tin, quy định của Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Y tế về việc triển khai các hoạt động giáo dục, đào tạo và bảo đảm an toàn công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, đào tạo tại địa phương để hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã triển khai tổ chức thực hiện. 

UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học, bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.

Trước đó, trong tờ trình gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giáo dục - đào tạo cho rằng tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội đang có chuyển biến tích cực, số ca F0 trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh giảm mạnh trong thời gian gần đây. 

Sau khi Phòng Giáo dục - đào tạo các quận, huyện, thị xã lấy ý kiến cha mẹ học sinh, đã có hơn 75% cha mẹ học sinh thống nhất để các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp tại trường. Vì vậy, sở đề xuất phương án cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại học trực tiếp từ ngày 6-4. 

Theo đó, học sinh sẽ học các ngày trong tuần theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Riêng học sinh mầm non vẫn nghỉ học tại nhà. 

Hà Nội sẽ tổ chức việc cho học sinh trở lại trường trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của phụ huynh. 

Các trường tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 6 theo kế hoạch dạy học của trường và tổ chức hoạt động bán trú, dạy học 2 buổi/ngày theo nội dung công văn ngày 29-3 của Sở Giáo dục - đào tạo.

PHẠM TUẤN

Lịch đi học trở lại mới nhất Hà Nội

Ngày 27-2, theo Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, những trường học trong khu vực vừa nâng cấp độ dịch lên cấp độ 3 sẽ tạm ngừng cho học sinh đến trường học trực tiếp từ ngày 28-2. Sau đây là chi tiết lịch đi học lại của học sinh thành phố Hà Nội mới nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

Lịch đi học lại của học sinh Hà Nội mới nhất

Tham khảo: Lịch nghỉ học, đi học lại của học sinh trên Toàn quốc đầy đủ 63 tỉnh thành

Hà Nội: Học sinh từ lớp 1 - 6 tại 30 quận, huyện, thị xã đi học trực tiếp từ ngày 6/4

Trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh, các trường tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp từ 1 đến 6 theo kế hoạch dạy học của trường và tổ chức hoạt động bán trú, dạy học 2 buổi/ ngày. Thời gian thực hiện từ 6/4/2022.

Trẻ mầm non tiếp túc nghỉ học tại nhà.

Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các phòng giáo dục đào tạo nhanh chóng thông báo tới các trường triển khai khảo sát ý kiến của phụ huynh từ lớp 1 đến lớp 6 về việc cho con đi học trực tiếp. Đây được xem là một kênh thông tin để tham khảo, từ đó, nắm nguyện vọng, mong muốn của phụ huynh.

Trường Lômônôxốp, quận Nam Từ Liêm [Hà Nội] cho biết, sau khi nhận được thông báo về việc khảo sát ý kiến cha mẹ học sinh để Sở GDĐT có số liệu xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 6 trở lại trường học trực tiếp nhà trường đã chuẩn bị phiếu để triển khai. Kết quả sẽ được thống kê và gửi về Phòng GDĐT trước ngày 4.4.

Tương tự, tại trường Tiểu học An Hưng [Hà Đông, Hà Nội], nhà trường cũng bắt đầu tiến hành lấy ý kiến của phụ huynh về việc trở lại trường.

“Trong chiều tối nay, ngày 3.4 sẽ kết thúc thời gian khảo sát, kết quả sẽ được nhà trường thống kê và gửi về sở GDĐT. Đây cũng là một kênh thông tin để tham khảo, nắm nguyện vọng, mong muốn của phụ huynh về việc cho học sinh trở lại trường” – cô Cao Thị Lan Hương, hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Trường Marie Curie Hà Nội cũng đã tiến hành lấy ý kiến phụ huynh khối 6 về việc đi học trực tiếp ngay trong đêm qua. Kết quả, có tới 94,3% phụ huynh khi được hỏi đã đồng ý cho con tới trường. Hôm nay, trường tiếp tục lấy ý kiến cha mẹ học sinh ở bậc tiểu học.

Được biết, gần đây, tỉ lệ học sinh lớp 7-12 đi học trực tiếp tại nhà trường luôn đạt trên 95%. Tỉ lệ học sinh đi học tại nhiều trường trên địa bàn nội thành Hà Nội cũng đạt mức cao, trên 90%.

Tham khảo: Cách xem kho học liệu trực tuyến của BGDĐT

4. Lịch khai giảng và tựu trường của học sinh Hà Nội 2021

Mới đây ngày 16/8 năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 3952/QĐ-UBND về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với các cấp học trên toàn thành phố.

Theo đó học sinh mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội sẽ chính thức tựu trường từ ngày 1/9/2021 và tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2021 tức ngày chủ nhật.

Ngoài ra thời gian kết thúc học kỳ I là trước ngày 16/01/2022, kết thúc học kỳ II trước ngày 25/5/2022 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022.

Chi tiết khung thời gian năm học 2021-2022 Hà Nội các bạn có thể xem tại:

  • Quyết định 3952/QĐ-UBND Hà Nội khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022

5. Lịch nghỉ học các trường Đại học ở Hà Nội

Đại học Luật Hà Nội: từ ngày mai [5/5/2021] sinh viên, học viên không học tập trung mà chuyển sang học trực tuyến. Đây là nội dung chính tại Thông báo 1291 ngày 4/5 về việc cho học sinh nghỉ học và chuyển sang hình thức học trực tuyến.

ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu các trường thành viên hạn chế các hoạt động đông người, thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các lớp học, giảng đường, sự kiện, trên các phương tiện giao thông công cộng; khai báo y tế đầy đủ theo quy định của UBND TP Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ từ các địa phương khác về Hà Nội.

Bệnh viện ĐH Quốc gia Hà Nội được yêu cầu phải duy trì thường trực cấp cứu 24/24 giờ; chuẩn bị đủ các điều kiện y tế cần thiết để kịp thời hỗ trợ các đơn vị thành viên.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chuyển việc dạy và học lý thuyết, bài tập sang hình thức trực tuyến từ ngày 4 đến 9-5. Học phần thí nghiệm, thực hành tạm dừng và được phòng đào tạo bố trí lịch học bù sau. Học viên cao học, nghiên cứu sinh tiếp tục lịch bảo vệ luận văn, luận án trong điều kiện đảm bảo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.

Học viện Báo chí và tuyên truyền cho các lớp ở trung tâm học viện và các học viện khu vực đi học trở lại bình thường từ ngày 4-5, thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là đeo khẩu trang khi đến lớp học.

Học viên các hệ lớp đang sống, làm việc tại Hà Nam, Vĩnh Phúc và Yên Bái được nghỉ học tại địa phương để phòng chống dịch, đợi học viện có thông báo sau.

Các lớp đặt tại Hà Nam, Vĩnh Phúc và Yên Bái được nghỉ học từ ngày 4 đến 8-5, đợi học viện có thông báo sau. Riêng Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức giảng dạy - học tập cho sinh viên các hệ lớp bằng hình thức trực tuyến.

Trường ĐH Thương mại dạy và học trực tuyến từ ngày 4 đến 9-5. Trong thời gian học trực tuyến, ký túc xá của trường không tiếp nhận sinh viên quay lại sau kỳ nghỉ lễ.

Trong thời gian học trực tuyến, phòng quản lý đào tạo không trực tiếp tiếp nhận đơn, trả bằng tốt nghiệp/chứng chỉ cho người học. Sinh viên nộp đơn xin xét/hoãn xét tốt nghiệp, chứng chỉ ngoại ngữ/tin học quốc tế cho phòng.

Trường ĐH Hà Nội vẫn cho sinh viên và cán bộ, giảng viên đến trường với điều kiện thực hiện đủ 5K. Những người về Hà Nội sau kỳ nghỉ phải khai báo y tế trực tuyến và khai báo với chính quyền địa phương.

Học viện Tài chính tổ chức dạy và học trực tuyến từ ngày 4 đến 25-5. Hoãn học quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất.

Trường ĐH Mở Hà Nội đã chuyển toàn bộ hoạt động dạy và học sang hình thức trực tuyến từ ngày 30-4. Toàn bộ hoạt động thi hết học phần được chuyển sang hình thức trực tuyến, đối với các phần thi tập trung trường yêu cầu phải đảm bảo về phòng chống dịch.

Học viện Ngân hàng học trực tuyến từ ngày 4-5 đến khi có thông báo mới.

Trường ĐH Giao thông vận tải chuyển sang học online từ ngày 3-5.

Trường ĐH Ngoại thương chuyển sang học online từ ngày 4-5.

Danh sách sẽ tiếp tục được cập nhật...

Sáng 18-3, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội đã giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Đã có dấu hiệu Hà Nội vượt qua đỉnh dịch

Báo cáo tại phiên họp, Phó giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, tuần vừa qua [từ 10-3 đến 16-3-2022], Hà Nội trung bình ghi nhận 28.968 ca bệnh/ngày, tương đương kỳ báo cáo trước. Trong đó, ngày cao nhất ghi nhận 31.899 ca, song số ca bệnh có dấu hiệu giảm nhẹ.

Phó giám đốc Sở Y tế cũng cho biết, thời gian qua số mắc vẫn còn cao nhưng đang có xu hướng giảm, nhưng các mục tiêu cốt lõi của hoạt động phòng, chống dịch [kiểm soát tỷ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống] vẫn được đảm bảo, phù hợp với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Trong đó, công tác phòng, chống dịch được triển khai quyết liệt, hiệu quả…

Đánh giá về tình hình dịch trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà khẳng định, số ca mắc, số ca bệnh nhập viện có chiều hướng giảm trong 7 ngày gần đây.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp.

Tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân chuyển tầng cũng có xu hướng giảm. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, cần phải tăng cường công tác giám sát các chủng virus trên địa bàn, giám sát các bệnh nhân để chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện cũng như có giải pháp ứng phó trong tình hình mới...

Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo các quận, huyện gồm Mỹ Đức, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thường Tín, Phú Xuyên… đã báo cáo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn trong tuần qua.

Trong đó, các địa phương đặc biệt nhấn mạnh đến chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 cho người dân; công tác điều trị các F0 thể nhẹ không triệu chứng; việc phân tuyến điều trị cho các bệnh nhân nặng phải chuyển tầng; bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trực tiếp tại trường.

Các địa phương chủ động kế hoạch cho phép học sinh trở lại trường học

Thông tin tại phiên họp, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Lưu Hoa cho biết, tuần qua, tỷ lệ giáo viên và học sinh mắc Covid-19 giảm mạnh. Tình hình dạy học trực tiếptại các trường vẫn đảm bảo và duy trì thích ứng linh hoạt theo các hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của thành phố và ngành giáo dục.

Trước diễn biến của dịch Covid-19, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục đẩy mạnh tuyên truyền cập nhật thông tin đầy đủ liên quan đến công tác phòng, chống dịch; đồng thời tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục kịp thời báo cáo, xây dựng các phương án phù hợp với tình hình thực tế để cho học sinh trở lại trường.

Về nội dung này, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn cụ thể để các quận, huyện, thị xã căn cứ vào số ca mắc để chủ động quyết định việc dạy học trực tiếp cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 phù hợp tình hình mới.

Mở cửa không có nghĩa là lơ là công tác phòng, chống dịch

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, những ngày qua, số ca mắc Covid-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ bệnh nhân F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều đó cho thấy Thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Thành phố đã rà soát, kiện toàn, bổ sung lại các Tổ theo dõi, hỗ trợ người nhiễm Covid-19 tại nhà và Tổ Covid-19 cộng đồng với gần 120.000 người tham gia.

“Sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở và sự tham gia hỗ trợ của người dân, công tác phòng, chống dịch của thành phố được triển khai hiệu quả”, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đánh giá.

Đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết, đến nay, thành phố đã “mở cửa” trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt nhưng đảm bảo kiểm soát tình hình dịch. Vì thế, các địa phương cần chủ động hơn nữa trong xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.

Quang cảnh phiên họp.

Trong đó, chú trọng công tác phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không được chủ quan lơ là, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Liên quan đến vấn đề Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15-3, Phó chủ tịch UBND TP đề nghị Sở Du lịch chủ động các phương án để bảo đảm đón du khách an toàn phòng, chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Đồng thời, Sở Du lịch cần phối hợp với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh thông tin truyền thông nhất là trong thời gian diễn ra SEA Games 31, góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch Thủ đô, thu hút du khách quốc tế đến với Hà Nội.

Phó chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chữ ký số nhằm hỗ trợ giải quyết thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội cho các bệnh nhân F0; đề nghị các đơn vị, các địa phương căn cứ các chỉ đạo mới nhất của Thành phố tại văn bản số 735/UBND-KGVX ngày 15-3-2022 để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó chú trọng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch.

“Việc thành phố mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng, mà “mở cửa” có kiểm soát, quản lý hiệu quả. Công việc sẽ nhiều hơn, trách nhiệm nặng nề hơn, đòi hỏi các địa phương phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch”, Phó chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.

Tin, ảnh: TUẤN SƠN

Video liên quan

Chủ Đề