Công văn hỏa tốc của bộ nội vụ

Ngày 15/11, ngay sau khi ban hành Công văn hỏa tốc số 5119/UBND-NC về việc dừng việc thi tuyển và xét tuyển kỳ tuyển dụng viên chức các cơ sở giáo dục công lập thì cùng ngày, UBND thành phố Hà Nội lại ban hành Công văn hỏa tốc tiếp theo số 5130/UBND-NC, cũng do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký gửi Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu tiếp tục thực hiện việc thi tuyển và xét tuyển này.

Nội dung công văn cho biết: Sở Nội vụ đã có công văn số 2798/SNV-CCVC ngày 15/11/2019 về việc thực hiện Văn bản số 5387/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước và văn bản số 5119/UBND-NC ngày 15/11/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Nội vụ về việc xét tuyển đặc cách giáo viên. Theo đó, Sở Nội vụ báo cáo kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục thuộc UBND các quận, huyện, thị xã đã được triển khai xong vòng 1. Theo kế hoạch, vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 17/11/2019. Bộ Nội vụ chỉ đạo cho tiếp tục thực hiện vòng 2 của kỳ tuyển dụng, đồng thời sẽ bổ sung đủ chỉ tiêu biên chế để triển khai thực hiện tuyển dụng đặc cách theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 5378/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.

Sau khi xem xét báo cáo, đề xuất của Sở Nội vụ tại Công văn số 2798/SNV-CCVC, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tiếp tục triển khai tổ chức thi tuyển và xét tuyển kỳ tuyển dụng viên chức các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã vào ngày 17/11/2019 theo đúng kế hoạch. Sau đó, sẽ thực hiện tuyển dụng đặc cách theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Công văn số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 và của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1480/VPCP-TCCV ngày 5/6/2019; của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 5378/BNV-CCVC ngày 5/11/2019.

Ngay sau khi công văn thứ hai được ban hành trong ngày, nhiều giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn hết sức ngỡ ngàng và cho biết, họ đang rất mông lung, lo lắng, không hiểu hết ý định của UBND thành phố Hà Nội trong việc giải quyết các trường hợp giáo viên hợp đồng trên địa bàn.

Vào cuối ngày 18/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã ký Công văn hỏa 6018/BNV-CCVC đề nghị Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội xem xét kiểm tra và có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ về cách tính điểm cho các thí sinh trong kỳ thi viên chức 2015 vừa qua.

của Bộ Nội vụ nêu rõ: Bộ Nội vụ nhận được đơn kiến nghị, phản ánh của một số thí sinh tham gia kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục do UBND TP.Hà Nội, Sở Nội vụ TP.Hà Nội hướng dẫn, chỉ đạo Hội đồng tuyển dụng ở các quận, huyện tổ chức thực hiện [ví dụ: tại huyện Thạch Thất, Ứng Hòa, Ba Vì, Quốc Oai, Thanh Oai, Mỹ Đức…]. Nội dung kiến nghị về cách tính điểm học tập, điểm tốt nghiệp trong kỳ tuyển dụng viên chức ngành giáo dục trực thuộc các quận, huyện, thị xã thuộc UBND TP. Hà Nội năm 2015.

Để phục vụ công tác quản lý nhà nước về nội dung, hành chính và phản ánh của báo chí, của các thi sính, đề nghị Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội xem xét, kiểm tra và có văn bản báo cáo gửi lên Bộ Nội vụ trước ngày 22/12/2015.

Công văn hỏa tốc của Bộ Nội vụ gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị xem xét lại các tính điểm

Trước đó, Bộ Nội vụ nhận được phản ánh của các thí sinh thuộc các quận, huyện như: Ba Đình, Đống Đa, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Thạch Thất... cho rằng văn bản số 2973 do Sở Nội vụ ban hành trong việc tính điểm học tập, điểm tốt nghiệp là không đúng quy định. Văn bản số 2973 hoàn toàn trái ngược với cách thực hiện tuyển dụng của Hà Nội trong các năm 2013, 2014, thậm chí còn đi ngược lại với cách tính điểm của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngày 14.11, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.

Thời gian qua, giáo viên hợp đồng ở Hà Nội đã gửi đơn kêu cứu đi nhiều nơi để mong có một chính sách nhân văn hơn với thầy cô. Ảnh: Bình Minh

Văn bản số 10941/VP-NC gửi Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội nêu rõ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhận được văn bản số 5378/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.

“Đồng chí Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có ý kiến chỉ đạo như sau: Giao Sở Nội vụ tổng hợp, rà soát, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 20.11.2019” - văn bản của Hà Nội nêu rõ.

Trước diễn biến mới này, giáo viên hợp đồng của Hà Nội dù vui, nhưng cũng có nhiều băn khoăn khi văn bản này chỉ yêu cầu rà soát, chứ chưa có một chỉ đạo cụ thể nào về việc xét đặc cách với giáo viên.

Một giáo viên hợp đồng ở Sơn Tây chia sẻ với phóng viên Lao Động: “Hà Nội bắt đầu tổ chức thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức từ 17.11.2019. Hà Nội cũng đã thực hiện rà soát 3 lần đối với giáo viên hợp đồng từ tháng 3.2019 đến giờ. Bây giờ lại yêu cầu rà soát nữa để làm gì?".

Theo giáo viên này và không ít giáo viên hợp đồng của Hà Nội, lãnh đạo Hà Nội hãy ra một văn bản xét đặc cách giáo viên hợp đồng cụ thể như công văn 5378 của Bộ Nội vụ, chứ không phải là tiếp tục yêu cầu rà soát.

Giáo viên hợp đồng của thủ đô có chung kiến nghị: "Chúng tôi đã bị bỏ quên suốt những năm Nghị định 29/2012 có hiệu lực. Bây giờ được các lãnh đạo Trung ương và đại biểu Quốc hội quan tâm, xem xét và có những quyết định mang tính nhân văn cao cả. Giáo viên hợp đồng chúng tôi đã bị thiệt thòi quá nhiều rồi, mong lãnh đạo Hà Nội hãy nhanh chóng ban hành một văn bản mang tính nhân văn như lời tri ân của các thế hệ nhà giáo của thủ đô nhân ngày 20.11 đang tới gần”.

Trước đó, ngày 5.11, Bộ Nội vụ có công văn số 5378/BNV-CCVC gửi UBND TP.Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, tổng hợp danh sách giáo viên đã có có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước và căn cứ chỉ tiêu số lượng người làm việc là giáo viên [biên chế giáo viên] chưa sử dụng, để quyết định việc tuyển dụng đặc cách với nhóm đối tượng này theo chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, đã có thời gian ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, làm công việc giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước 31.12.2015, trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.

Chủ Đề