Công văn yêu câu bổ xung thêm giường cấp cứu

Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Tú hiện đang sống và làm việc tại Đồng Tháp. Tôi hiện đang tìm hiểu về hoạt động cấp cứu trong bệnh viện. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi hệ thống cấp cứu trong bệnh viện được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.

Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện được quy định tại Mục 2 Phần IV Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể:

  1. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm đảm bảo điều kiện hoạt động:

- Buồng cấp cứu tại khoa khám bệnh.

- Khoa hồi sức cấp cứu trong bệnh viện.

- Bệnh viện hạng I và hạng II, một số khoa lâm sàng phải có buồng cấp cứu người bệnh nặng.

- Quy định sự phối hợp hỗ trợ công tác cấp cứu giữa các khoa trong bệnh viện.

- Đào tạo đội ngũ bác sĩ, y tá [điều dưỡng] cấp cứu thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu.

  1. Trưởng phòng hành chính quản trị, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa cận lâm sàng có trách nhiệm thực hiện:

- Buồng cấp cứu phải có:

+ Biển báo, mũi tên chỉ dẫn, ban đêm phải có đèn báo, có đầy đủ ánh sáng, có máy phát điện dự trữ hoặc đèn dầu để thay thế khi mất điện.

+ Sổ khám bệnh và hồ sơ bệnh án để ghi chép, theo dõi người bệnh đến cấp cứu.

+ Bình oxy, thuốc, thiết bị y tế theo danh mục quy định phù hợp với từng loại bệnh viện.

- Trưởng khoa lâm sàng, trưởng buồng cấp cứu có nhiệm vụ:

+ Xây dựng danh mục cơ số thuốc, dụng cụ cấp cứu, được giám đốc bệnh viện duyệt, danh mục cơ số thuốc cấp cứu được dán ngay mặt sau cánh cửa tủ thuốc.

+ Bảo đảm tủ thuốc có đủ ánh sáng, dễ thấy, dễ lấy.

+ Thuốc độc bảng A - B thuốc gây nghiện để ngăn tủ riêng, 2 lần cửa, 2 lần khóa.

+ Sổ thuốc và dụng cụ thường trực phải ghi chép rõ ràng và thực hiện giao nhận hàng ngày.

- Bác sĩ khoa cấp cứu có nhiệm vụ:

+ Được đào tạo và thực hiện thành thạo các kỹ thuật cấp cứu.

+ Có phác đồ điều trị cấp cứu.

+ Sắp xếp dụng cụ y tế, phương tiện cấp cứu đúng vị trí quy định, khi sử dụng xong phải bổ sung và để lại vị trí cũ.

- Bác sĩ, kỹ thuật viên các khoa cận lâm sàng có nhiệm vụ:

+ Thực hiện đầy đủ các yêu cầu xét nghiệm của bác sĩ thường trực cấp cứu.

+ Bảo đảm kết quả xét nghiệm, X-quang chính xác, kịp thời gian theo yêu cầu của bác sĩ thường trực cấp cứu.

+ Trong trường hợp khó khăn không thực hiện được các yêu cầu của các bác sĩ thường trực cấp cứu phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện để xin ý kiến, không được để chậm hoặc không làm, không báo cáo.

- Y tá [điều dưỡng] cấp cứu có nhiệm vụ:

+ Chuẩn bị: Các dụng cụ, thuốc và phương tiện cấp cứu sẵn sàng theo quy định: giường chiếu, chăn màn sạch sẽ; quần áo, đồ dùng cho người bệnh cấp cứu sử dụng; sắp xếp theo dạng thuốc, dễ thấy, dễ lấy; thuốc phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, số lượng.

+ Khẩn trương thực hiện y lệnh theo đúng các quy định kỹ thuật của bệnh viện.

+ Theo dõi và chăm sóc người bệnh sát sao.

+ Sau khi sử dụng, thuốc phải được bổ sung đầy đủ theo số lượng quy định; bảo quản thuốc và dụng cụ cấp cứu, giữ chìa khóa tủ thuốc cấp cứu; nhận và bàn giao thuốc, dụng cụ cấp cứu giữa các phiên thường trực.

- Dược sĩ phát thuốc có nhiệm vụ:

+ Thực hiện cấp phát thuốc khẩn trương theo y lệnh.

+ Bảo đảm cơ số thuốc và dụng cụ đã được giám đốc duyệt.

+ Định kỳ kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện đảo thuốc, bảo đảm chất lượng thuốc.

+ Nếu có thuốc thay thế, thuốc mới phải thông báo cho bác sĩ điều trị biết để khi sử dụng không bị lúng túng.

- Người lái xe ô tô cứu thương có nhiệm vụ:

+ Bảo đảm xe tốt, đủ xăng và lốp dự phòng.

+ Quản lý các thiết bị y tế đã gắn sẵn trong xe ô tô cứu thương.

+ Nhận được lệnh, sau 5 phút xe lăn bánh được ngay.

Trên đây là tư vấn về hệ thống cấp cứu trong bệnh viện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

- Khám bệnh, kiểm tra và tư vấn sức khoẻ; khám sàng lọc, phát hiện bệnh sớm, tư vấn phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ.

- Giường điều trị theo yêu cầu trong ngày, nội trú.

- Khám, tư vấn, hội chẩn, chẩn đoán, điều trị có sự tham gia của chuyên gia, bác sĩ… trong và ngoài nước theo yêu cầu.

- Thuốc, vật tư y tế theo yêu cầu.

- Chăm sóc toàn diện người bệnh 24/24 giờ, ăn, uống, vệ sinh cá nhân trong quá trình điều trị.

- Tiêm chủng, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn, hiệu chuẩn trang thiết bị, kiểm định chất lượng dịch vụ.

2

Tại nhà cho:

- Người không thể đến cơ sở y tế.

- Người có yêu cầu được cung cấp dịch vụ tại nhà

- Khám, tư vấn phát hiện bệnh, phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ.

- Tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi ngoài dịch vụ đã được ngân sách Nhà nước chi trả.

- Thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật y tế như: Tiêm, truyền, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt; chăm sóc vết thương, vết loét, cắt chỉ, đặt hoặc thay ống thông cho ăn, ống dẫn lưu, chăm sóc giảm nhẹ và các dịch vụ kỹ thuật khác.

- Dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn, đánh giá tác động sức khoẻ môi trường, dịch vụ quan trắc môi trường y tế.

3

Phụ trợ, hỗ trợ

- Đưa, dẫn người dân, người bệnh đi khám, tư vấn, thực hiện dịch vụ cận lâm sàng.

- Khai thác bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.

- Giặt, là, ăn, uống, phòng ở; vận chuyển cấp cứu, đưa đón người bệnh.

4

Khác

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở y tế có khả năng cung cấp khi có yêu cầu.

Hiện nay, việc khám chữa bệnh và tiền giường dịch vụ theo yêu cầu chưa được Bộ Y tế quy định khung giá tối đa. Do đó, mỗi cơ sở y tế công lập lại áp dụng một mức giá khám, chữa bệnh và tiền giường dịch vụ theo yêu cầu khác nhau.

Đặc biệt, thậm chí trước đây từng có một bệnh viện công thu mức tiền giường dịch vụ là 06 triệu đồng/ngày/giường với phòng bệnh một giường theo yêu cầu và phòng có phòng ngủ cùng phòng khách riêng.

Không chỉ vậy, trước đây Bộ Y tế cũng từng ban hành dự thảo về giá khám chữa bệnh theo yêu cầu và giá giường dịch vụ nhưng không được ban hành.

Thực tế cho thấy, các bệnh viện công đang áp dụng giá khám, chữa bệnh và tiền giường dịch vụ khác nhau. Điển hình thường dao động từ 700.000 đồng - 2,5 triệu đồng/giường/ngày đêm.

Có thể kể đến, tại bệnh viện Bạch Mai, phòng hai giường có giá từ 01 triệu đồng/giường/đêm; đại học Y Hà Nội phòng một giường có giá 02 triệu đồng/đêm.

Như vậy, theo đề xuất này, giá giường bệnh theo yêu cầu có thể lên đến 03 triệu đồng/ngày và thấp nhất là 600.000 đồng/ngày.

Hiện nay, tại các bệnh viện ở Hà Nội thường áp dụng mức giá khám, chữa bệnh như sau: Giáo sư khám giá 550.000 đồng; Phó Giáo sư khám giá 450.000 đồng; tiến sĩ khám giá 350.000 đồng; thạc sĩ khám giá 250.000 đồng.

- Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I như Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Huế… có mức giá tối đa là 300.000 đồng/lần khám.

- Các cơ sở y tế khác: Tối đa 200.000 đồng/lần khám.

- Nếu mời chuyên gia trong, ngoài nước khám, tư vấn sức khoẻ: Giá thực hiện theo thoả thuận giữa cơ sở y tế và người khám, chữa bệnh.

Các cơ sở y tế khác giá tối đa 200.000 đồng/lần khám. Trường hợp mời các chuyên gia trong và ngoài nước khám, tư vấn sức khỏe, giá theo thỏa thuận giữa cơ sở y tế và người sử dụng dịch vụ.

Chủ Đề