Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 30

Lời nói đầu

Dạy học hai buổi/ngày là một trong những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện Chương trình Giáo dục Tiểu học, đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện của bậc học này. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ việc dạy học buổi hai ở tiểu học cần đảm bảo: Học sinh được tự học (có sự hướng dẫn của giáo viên) để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, góp phần hình thành một số năng lực, phẩm chất cần thiết như tự chủ, giao tiếp, hợp tác, chăm chỉ, nhân ái, trung thực,... Đồng thời, cần đa dạng các hình thức học tập, tạo cơ hội cho học sinh tương tác với bạn, với thầy cô, với gia đình, cộng đồng và tăng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong nhà trường vào cuộc sống cho các em.


Cuốn sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực (Hỗ trợ buổi học thứ hai, lớp học hai buổi/ngày) được biên soạn với tinh thần nêu trên. Nội dung sách được tổ chức theo tuần, mỗi tuần gồm 2 phần: Ôn tập và Vui học. Trong đó:


- Phần Ôn tập giúp các em củng cố vững chắc kiến thức, kĩ năng của buổi học thứ nhất, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản, hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Tiếng Việt được quy định trong Chương trình Tiếng Việt lớp 4, năng lực viết với những chủ đề quen thuộc. Việc chia thành 2 tiết ôn tập mang tính tương đối. Ở các trường có điều kiện sắp xếp giờ tự học thành tiết các em có thể hoàn thành tất cả các bài tập trong tiết học quy định, tuy nhiên cũng có thể chia nhỏ nội dung của các tiết này để thực hiện trong thời gian tự học của cả tuần một cách linh hoạt, hợp lí. Trong quá trình tự học, hãy chú ý trao đổi, chia sẻ, thảo luận với bạn, với thầy cô về những khó khăn hay cách làm thú vị,... để đạt kết quả tốt nhất.

- Phần Vui học cuối mỗi tuần thường là các câu chuyện vui, câu đố vui. Thông qua các câu chuyện, câu đố này, các em sẽ cảm nhận được sự thú vị của Tiếng Việt, đồng thời biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Các em có thể thực hiện phần này với sự hỗ trợ của người lớn.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn.


CÁC TÁC GIẢ

Quả cầu tuyết

Tuyết rơi ngày càng dày.

Một đám học sinh vừa đi ra khỏi cổng trường, chúng nắm lấy những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, nặng và cứng như đá rồi ném vào nhau. Trên vỉa hè có rất đông người qua lại. Bỗng nhiên người ta nghe một tiếng hét thật to ở phía bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp vào mặt. Bên cạnh cụ có một em bé kêu: “Cứu ông cháu với! ”.

Lập tức, mọi người từ tứ phía chạy tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Kính mắt của cụ đã bị vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt của cụ. Đám học trò vô cùng hoảng sợ và bỏ chạy.

Đám đông vây xung quanh cụ già. Mấy người qua đường đều thét lên hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói nhanh! ”. Người ta khám tay lũ trẻ để tìm xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy và mặt trở nên nhợt nhạt.

Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:

- Cậu hãy thú nhận đi. Để một người vô tội bị bắt thì thật là hèn nhát!

- Nhưng mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời với giọng run như một tàu lá.

- Nhưng cậu vẫn phải làm thế! – Ga-rô-nê nói.

- Nhưng mình không đủ can đảm.

- Đừng sợ. Mình sẽ luôn bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết và nắm chặt cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.

Vừa nhìn thấy Ga-rốp-phi, người ta đã biết rằng cậu chính là thủ phạm. Vài người bước đến, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt Ga-rốp-phi và nói:

- Các bác định đánh một đứa trẻ ư?

Những cái nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nơi người ta đã đưa cụ già bị thương đến đó.

Cụ già ngồi trên một chiếc ghế, tay đang bưng mắt kính.

Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé đã biết hối lỗi và xoa tóc nó:

- Cháu thật là một cậu bé dũng cảm.

(Theo A-mi-xi)

a) Câu chuyện có các nhân vật nào?

Hướng dẫn giải:

- Câu chuyện có các nhân vật: cụ già, cháu hái của cụ già, Ga-rô-nê và Ga-rốp-phi

b) Ai đã vô tình ném quả cầu tuyết vào cụ già?

Hướng dẫn giải:

- Người vô tình ném quả cầu tuyết trúng vào mắt cụ già là Ga-rốp-phi.

c) Quả cầu tuyết đã làm cụ già bị thương ở đâu?

Hướng dẫn giải:

- Quả cầu tuyết đã khiến cụ già bị thương ở mắt.

d) Ai đã động viên cậu bé nhận lỗi?

Hướng dẫn giải:

đ) Ai đã động viên cậu bé nhận lỗi?

Hướng dẫn giải:

- Người đã động viên Ga-rốp-phi nhận lỗi là bạn của cậu ấy Ga-rô-nê. e) Vì sao cụ già đã khen cậu bé dũng cảm?

Hướng dẫn giải:

- Vì cậu bé đã dũng cảm nhận lỗi của mình.

Bài 2 (trang 29 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Đọc các câu dưới đây.

Hướng dẫn giải:

a Võ Thị Sáu / là một nữ anh hùng của vùng Đất ĐỏGiới thiệu
b Bà ngoại tôi / là một người rất khéo tay.Nhận định
c 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc / là những người nữ thanh niên xung phong tuổi từ 17 đến 24.Giới thiệu

- Điền từ “nhận định” hoặc “giới thiệu” vào ô trống.

- Sử dụng dấu gạch chéo để phân tách giữa bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu.

Bài 3 (trang 30 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Với các từ sau đây: Can đảm, nhát gan.

Hướng dẫn giải:

- Lượm là cậu bé liên lạc nhanh nhẹn và can đảm.

- Hắn là một kẻ nhát gan nên đã sớm đầu hàng quân địch.

Bài 4 (trang 30 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Khoanh vào chữ cái đứng trước các từ trái nghĩa với từ dũng cảm.

a. can đảm

b. run sợ.

c. hèn nhát.

d. bi quan

e. nhát gan

g. nhút nhát

h. yếu hèn

i. gan dạ

Hướng dẫn giải:

Đáp án: Khoanh vào các đáp án b, c, d, e, g, h

Bài 5 (trang 30 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Khoanh vào chữ cái đứng trước các câu nói về lòng dũng cảm:

a. Môi hở răng lạnh

b. không vào hang hổ làm sao bắt được hổ.

c. góp gió thành bão

d. có cứng mới đứng đầu gió

e. kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ

g. gan vàng dạ sắt.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: Khoanh vào các câu b, d, g.

Bài 6 (trang 30 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Viết kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả 1 loài cây mà em yêu thích.

Hướng dẫn giải:

Ngày tháng dần trôi qua, cây bàng vẫn đứng kiêu hãnh ở góc sân trường để cùng đùa vui, cùng chứng kiến sự trưởng thành và tiến bộ của chúng em. Sau này khi ra trường mỗi học sinh nơi đây sẽ tung cánh ở nhiều phương trời khác nhau nhưng chắc chắn một điều rằng ai ai cũng đều nhớ mãi về một loài cây đã chất chứa rất nhiều kỉ niệm của tuổi học trò này.

Vui học (trang 31 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Nếu chỉ có 1 que diêm, trong một ngày mùa đông lạnh giá, bạn sẽ bước vào căn phòng có 1 cây đèn, 1 bếp dầu, và 1 bếp củi, bạn sẽ thắp gì trước tiên?

*Em sẽ chọn phương án nào? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

- Phải thắp que diêm đó lên trước, bởi vì cần phải thắp được que diêm mới có thể thắp lửa được cây đèn, bếp dầu hay bếp củi.

* Cùng bạn và người thân chia sẻ câu đó trên.

Bài trước: Tuần 25 trang 25, 26, 27 (trang 26 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2) Bài tiếp: Tuần 27 trang 31, 32, 33, 34 (trang 33 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2)

Đề bài

Câu 1. Đọc các cấu sau:

a) Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.   …….

b) Lý Thường Kiệt là một tướng tài thời Lý.    …….

c) Ông nội tôi là liệt sĩ thời chống Pháp.    …….

– Điền từ “giới thiệu” hoặc “nhận định” vào ô trống.

– Dùng dấu gạch chéo để phân tách giữa chủ ngữ và vị ngữ của câu.

Câu 2. Hãy dùng các từ: xanh um, xù xì, tươi tốt, viết 2 – 3 câu nói về một loài cây mà em thích.

Câu 3. Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả một loài cây mà em thích.

Đố vui

            Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

*Em sẽ chọn phương án nào? Vì sao?

* Cùng bạn, người thân chia sẻ câu đó trên.

Lời giải chi tiết

Câu 1: Đọc các câu và trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

– Nhận định: đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó.

– Giới thiệu: cho biết một vài thông tin về một đối tượng nào đó.

Lời giải:

a. Ông nội / là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

→ Nhận định

b. Lý Thường Kiệt / là một tướng tài thời Lý.

→ Nhận định

c. Ông nội tôi / là liệt sĩ thời chống Pháp.

→ Giới thiệu

Câu 2: Hãy dùng các từ xanh um, xù xì, tươi tốt, viết 2 – 3 câu nói về loài cây mà em thích.

Gợi ý:

Con suy nghĩ để hoàn thành đoạn văn.

Lời giải:

Ngay từ khi em bước chân vào ngôi trường này đã thấy cây bàng đứng sừng sững trong sân trường. Thân cây xù xì, to hơn một vòng người ôm. Các cành lá tươi tốt, xanh um, xoè tán rộng dài. Nhìn từ xa cây bàng thật giống một chiếc ô khổng lồ.

Câu 3: Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả một loài cây mà em thích

Gợi ý:

Kết bài mở rộng là kết bài khai thác được nhiều vấn đề có liên quan xung quanh đối tượng được tả.

Lời giải:

Tre đi vào cuộc sống và cả tiềm thức của con người quê tôi. Đó là người bạn thủy chung và tình nghĩa muôn đời gắn kết. Tre là biểu trưng của làng quê Việt Nam. Mỗi con người nơi đây dù đi đâu bao xa đi chăng nữa cũng sẽ luôn ngoảnh đầu nhớ về những lũy tre xanh đem theo bao bình yên yêu dấu.

ĐỐ VUI:

Phải thắp que diêm lên trước, bởi vì phải thắp được que diêm mới có thể thắp được cây đèn, bếp dầu hoặc là bếp củi.