Cúng tất là gì

Cúng Tất niên là một trong những phong tục truyền thống ngày Tết Việt Nam. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, mâm cúng tất niên cuối năm cũng là một phần không thể thiếu. Nếu bạn chưa biết cúng tất niên gồm những gì và bài cúng tất niên cuối năm như thế nào là chuẩn hãy cùng bTaskee tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cúng tất niên là gì? Thời gian cúng tất niên

Nhịp sống hiện đại không làm mất đi những nét đẹp văn hóa của người Việt. Đặc biệt là trong đời sống tâm linh. Lễ cúng tất niên là phong tục quen thuộc của mọi gia đình vào cuối năm.

Ý nghĩa cúng tất niên không chỉ thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau sau một năm tất bật.

Cúng tất niên là một nghi thức để kết thúc một năm đã qua và chuẩn bị một năm mới sắp đến. Lễ cúng thường được diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch.

Ngày cúng có thể tùy thuộc vào truyền thống gia đình hoặc những yếu tố khác. Thông thường, người ta sẽ cúng vào ngày 30 tháng Chạp [năm đủ] hoặc 29 tháng Chạp [năm thiếu].

Cúng tất niên là tục lệ quen thuộc của người Việt Nam mỗi dịp cuối năm [Nguồn: Ẩm thực thông thái]

Sở dĩ nhiều người thắc mắc cúng tất niên gồm những gì là bởi mâm cỗ tất niên là dành cho “tất cả”. Khi cúng tất niên, mọi người trong gia đình sẽ chuẩn bị tươm tất các món ăn để dâng cúng.

Sau khi cúng xong; mọi người cùng nhau dọn cỗ để các thành viên trong gia đình và khách mời cùng thưởng thức.

Tất niên là một nghi thức thường được tổ chức vào ngày cuối năm [Nguồn: Place]

Thế nên cúng tất niên chính là một trong những hoạt động không thể thiếu trong văn hóa đón Tết của người Việt. Chưa cúng tất niên là chưa được nói lời chào năm mới sắp đến.

Ý nghĩa cúng tất niên

Đầu tiên, ý nghĩa cúng tất niên là lời cảm tạ của người đang sống đối với Phật thánh, thần linh; những người đã khuất,… đã gia hộ cho cuộc sống của con người một năm hanh thông, hạnh phúc, bình an. 

Ông bà ta từ ngày xưa quan niệm rằng: Khi năm mới sắp đến; ta cần nhìn lại một năm đã qua và nói lời “cảm tạ” vì tất cả. Sau một năm vất vả làm việc, “đầu tắt mặt tối”; đôi khi chúng ta quên mất mình đang được dõi theo và phù hộ độ trì bởi thánh Phật; thần linh và những người đã khuất. 

Thế nên ý nghĩa cúng tất niên là dịp để mọi người gửi những lời cảm tạ ấy. Mọi người sẽ dọn dẹp tổng vệ sinh nhà cửa, công ty, cơ quan tươm tất. Trước là để cúng tất niên, sau là để sẵn sàng cho những việc cần làm chuẩn bị đón Tết đầy đủ, ấm cúng.

Ý nghĩa cúng tất niên là lời cảm tạ của con người với thần Phật, tổ tiên [Nguồn: Wikipedia]

Lễ cúng tất niên là thói quen truyền thống trong đời sống tâm linh của người Việt ta. Cúng tất niên không đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị cầu kỳ. Miễn sao phù hợp với điều kiện gia đình là được.

“Giàu làm kép, hẹp làm đơn”. Chỉ cần bạn có tấm lòng thành tri ân trời đất, Phật thánh, thần linh, người khuất mặt;…  đã gia hộ cho bạn trong một năm qua thì mọi vật dâng cúng đều trở nên đáng quý. 

Ý nghĩa cúng tất niên còn là dịp để mọi thành viên trong gia đình, cơ quan quây quần cùng nhau. Trong mâm cỗ tất niên, mọi phiền muộn, âu lo của năm đã qua được gác nhẹ. Chỉ có tiếng cười và tình yêu thương của mọi người mới làm nên một bữa ăn cuối năm đáng nhớ.

Cúng tất niên là dịp để gia đình cùng quây quần bên nhau nhìn lại một năm đã qua [Nguồn: Zing]

Mâm cỗ tất niên có thể đơn giản hoặc cầu kỳ. Chỉ cần có đầy đủ các vị, các hàng đại diện cho các món mặn, chay là được. Sau khi cúng ông bà, thần linh,…

Mọi thành viên cùng nhau “hưởng lộc” và trò chuyện về một năm đã qua. Ai ai cũng động viên nhau cùng cố gắng cho những mục tiêu sắp tới. Không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà trở nên trọn vẹn hơn. Đón một năm mới vì thế mà cũng trở nên ý nghĩa hơn trong tâm trí mỗi người.

Gợi ý mâm cúng tất niên đơn giản 

Tùy thuộc vào mỗi gia đình và địa phương mà các gia đình sẽ có cách bài trí mâm cỗ. Điểm chung cho mọi mâm cỗ chính là cỗ được đặt ở bàn con phía dưới.

Trên bàn thờ chính chỉ đặt hoa quả tươi cùng một ít tiền vàng mã tượng trưng. Mâm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Nhìn chung, những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng tất niên thường là: trái cây, hoa, nhang rồng phụng, đèn cầy, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, giấy tiền vàng mã, bánh kẹo, trầu cau, bình hoa, lư nhang, và các món ăn tùy thuộc vùng miền. 

 Ý nghĩa cúng tất niên nằm trọn trong những mâm cỗ đơn giản nhưng đủ đầy [Nguồn: Bnews]

Các mâm cúng tất niên đơn giản ở từng miền 

Thường thì những mâm cơm tất niên sẽ có những món ăn thịnh soạn hơn ngày thường. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà sự đặc trưng của các món ăn lại khác biệt hơn hẳn. Nhưng nhìn chung, tất cả đều là những mâm cơm ngày Tết với nhiều món ngon đặc trưng khó cưỡng. 

Sau đây là một số gợi ý mâm cúng tất niên đơn giản cho từng miền: 

Mâm cơm cúng tất niên cuối năm ở Miền Bắc

Thường những món ăn xuất hiện trong bữa cơm cúng tất niên cuối năm ở miền Bắc sẽ là: 

  • Bát móng giò hầm măng 
  • Bánh bóng nấu thập cẩm 
  • Bát miến lòng gà 
  • Bát mọc
  • Đĩa xôi/bánh chưng 
  • Đĩa thịt đông, gà luộc, giò lụa, giò xào 
  • Nộm, dưa hành muối 
Mâm cơm tất niên cuối năm ở miền Bắc đơn giản [Nguồn: Anngon]

Miền Trung có mâm cúng tất niên đơn giản thế nào? 

Bên cạnh bánh chưng, bánh tét. Thực đơn mâm cơm cúng tất niên đơn giản của miền Trung sẽ còn có các món như: 

  • Đĩa dưa món, giò lụa
  • Đĩa gà bóp rau răm
  • Thịt đông, chả Huế 
  • Thịt heo luộc, giá chua
  • Cá chiên, đĩa ram 
Mâm cơm cúng tất niên cuối năm ở miền Trung

Ở miền Nam cúng tất niên gồm những gì? 

Ở miền Nam, bữa cơm tất niên cũng là những món ăn quen thuộc thường ngày và những món thường thấy ở các dịp như lễ, đám: 

  • Bánh tét kèm củ kiệu 
  • Canh măng tươi 
  • Khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho hột vịt 
  • Thịt heo luộc
  • Chả giò
Mâm cúng tất niên cuối năm đặc trưng của người miền Nam [Nguồn: Saostar]

Trên đây là một số món ăn thường thấy và các vật có trên mâm cúng tất niên. Tất cả đều thể hiện lối sống giản dị mà chân thành của người Việt. Tuy đơn giản nhưng đủ đầy, tươm tất.

Xem thêm: Mâm Cơm Ngày Tết Nên Có Những Món Nào? giúp gia đình quây quần vui vẻ dịp đầu năm mới nhé!

Bài cúng tất niên cuối năm chuẩn nhất

Văn cúng tất niên trong nhà

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ: ……….

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm: ……….

Tín chủ [chúng] con là:……….

Ngụ tại:……….

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di Đà Phật! [Cúi lạy]

Nam mô a di Đà Phật! [Cúi lạy]

Nam mô a di Đà Phật! [Cúi lạy]

Bài cúng tất niên công ty

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Tín chủ con tên là ………. tại……….

Hôm nay ngày………. tháng chạp năm………. Âm lịch

Tín chủ con đại diện cho công ty………. xin được thành tâm sửa biện hương hoa, chuẩn bị đèn nến, hoa trà dâng lên trước án. Qua năm… , chúng con xin được dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của chúng con luôn được suôn sẻ, phát đạt, mọi sự bình an, may mắn. Một năm qua đi chúng con có gì thiếu sót, trần gian mắt thịt không rõ xin được các vị thần linh lượng thứ bỏ qua cho.

Nay con xin được đọc bài cúng Tất niên công ty cuối năm………. để thành tâm kính lạy mời các ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Kính lạy các ngài nghe thấu tâm can, chứng giám lòng thành, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn công ty chúng con luôn được bình an, toàn gia an lạc, việc làm ăn luôn được suôn sẻ, hanh thông.

Chúng con lễ bạc lòng thành, trước xin kính lễ tạ ơn, sau cúi xin các vị Chư Thần luôn chứng giám, độ trị phù hộ cho toàn công ty chúng con một năm mới an lành, phát lộc.

Nam mô a di Đà Phật! [Cúi lạy]

Nam mô a di Đà Phật! [Cúi lạy]

Nam mô a di Đà Phật! [Cúi lạy]

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời? 

Câu trả lời là bạn có thể cúng tất niên ở trong nhà hay ngoài trời đều được. Quan trọng nhất vẫn là bạn hãy chuẩn bị mâm cúng tất niên gồm những gì tươm tất nhất, trang trọng nhất trong điều kiện bạn có.

Nếu đã có một mâm cúng thật đủ đầy cùng tấm lòng thành kính thì dù cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời thì gia đình bạn cũng sẽ có được khoảnh khắc sum vầy đáng nhớ để chào một năm đi qua. 

Cúng tất niên ngoài trời cầu mong gia tiên phù hộ [Nguồn: Youtube]

Ngày Tết truyền thống của Việt Nam có nhiều nét văn hóa. Trong đó không thể không nhắc đến đời sống tâm linh “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tục cúng tất niên chính là một trong số những nét văn hóa đó. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được cúng tất niên là gì, mâm cúng tất niên và bài cúng tất niên cuối năm chuẩn nhất. Một năm mới lại về, bTaskee xin chúc bạn có những ngày Tết hạnh phúc, vạn sự hanh thông, thành công tấn tới.

Cúng tất niên là như thế nào?

- Tất niên là dịp người dân soát xét tất cả hoạt động gọi công nợ trong năm, nợ nần ai thì bằng mọi cách trả cho xong trước ngày 30 Tết. Người ta tránh không để nợ nần kéo dài sang năm mới. Lễ cúng tất niên còn dịp các thành viên trong gia đình tụ họp, ngồi lại với nhau sau một năm làm việc vất vả.

Tét niên là ngày bao nhiêu?

Tất niên có thể là một bữa tiệc, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới [Tết Tây] và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp [nếu là năm đủ] hoặc 29 tháng Chạp [nếu là năm thiếu] được gọi là ngày tất niên.

Ngày 30 tháng chạp cùng gì?

Mâm cúng tất niên miền Trung thường phải có bánh chưng hoặc bánh tét cùng nhiều món ăn khác nhau với mong muốn có một bữa cỗ thịnh soạn để đón ông bà về đoàn tụ với con cháu. Một số món ăn được chuẩn bị gồm: dưa món, giò lụa Huế, gà bóp rau răm, thịt đông, chả Huế, thịt heo luộc, măng khô, miến Huế, cá chiên...

Làm cơm cúng tất niên vào ngày nào?

Thường thì lễ cúng tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch âm [tức là ngày 30 tháng 12 âm lịch, còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 Tết]. Riêng năm 2022 không có ngày 30 âm lịch nên có thể cúng muộn nhất vào ngày 29 Tết.

Chủ Đề