Đặc điểm phật giáo trong văn hóa việt nam năm 2024

PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Sự hình thành và nội dung cơ bản của Phật giáo:

  1. Nguồn gốc:

Do thái tử Sidharta [Tất-đạt-đa], họ là Gotama [Cồ-đàm] sáng lập.[ về phần tiểu sử ghi sau]

Ü Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thể kỉ thứ VI trước công nguyên, trong điều kiện xã hội phân

chia theo chế độ đẳng cấp bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.

Ü Đạo Phật ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ

cổ đại và được coi là một trong những học thuyết xã hội chống lại sự bất công trong xã hội

đương thời.

  1. Nội dung cơ bản:

ü Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có trí thức để xây dựng cuộc

sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không

có thái độ phân biệt đẳng cấp.

ü Đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ,

quan điểm của Phật là “Tứ chúng đồng tu”

ü Đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền.

ü Đạo Phật là một tôn giáo hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

2. Hệ thống giáo lí,giáo luật của Đạo phật:

Thực chất của đạo Phật là một HỌC THUYẾT về nỗi khổ và sự giải thoát.

Cốt lõi của học thuyết này là Tứ diệu đế [Bốn chân lí kì diệu] hay Tứ thánh đế [Bốn chân lí

thánh], đó là:

Khổ đế là chân lí về bản chất của nỗi khổ. [do sinh ,lão ,bệnh ,tử ,nguyện vọng không được

thỏa mãn].

Nhân đế hay Tập đế là chân lí nguyên nhân của nỗi khổ.[ ái dục – ham muốn và vô minh –

kém sáng suốt].

Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân bị loại

trừ.

Đạo đế là chân lí chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường này đòi hỏi phải rèn luyện đạo dức

[giới], tư tưởng [định] và khai sáng trí tuệ [tuệ].

2 / 2

Toàn bộ giáo lí của Phật được xếp thành ba tạng [tạng = chứa đựng]:

Kinh tạng: chứa các bài thuyết pháp của Phật và một số đệ tử.

Luật tạng: chứa các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng tăng.

Luận tạng: chứa nhứng lời bàn luận, giảng giải về ý nghĩa của kinh, luật.

Phật giáo coi trọng Phật-Pháp-Tăng, gọi là tam bảo :

Đức Phật sáng lập ra Phật giáo.

Pháp [giáo lí] là cốt tủy của đạo Phật.

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.

Tiếp nối truyền thống đó của Phật giáo Việt Nam, GHPGVN đã và đang viết tiếp vào trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam, tiếp tục khẳng định chỗ đứng của Phật giáo trong lòng dân tộc. Với bản chất từ bi, yêu tự do, yêu hoà bình, tôn trọng sự sống, GHPGVN hôm nay với phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” luôn tích cực trong các phong trào tương thân tương ái, giúp đỡ cộng đồng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng xã hội bình đẳng và văn minh, xứng đáng là một tôn giáo “Hộ quốc - An dân”./.

Khi vào Việt nam, Phật giáo bị biến đổi nhiều do tương tác với văn hóa bản địa. Không còn phân biệt quá rạch ròi giữa các tông phái, cũng không quá rạch ròi giữa đạo Phật với các hình thức tín ngưỡng dân gian. Có lẽ trừ các nhà tu hành, với một bộ phận không nhỏ dân chúng, chùa nào cũng giống nhau vì đều thờ Phật.

Nguyễn Đình Hòe - VACNE

Chùa Thiên Mụ - Huế

1.Khế lý và khế cơ: Phật giáo biến đổi liên tục để không biến đổi

Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng duy trì hai đặc điểm cơ bản, đó là khế lý và khế cơ [1].

· Khế lý tức là nguyên tắc không thay đổi tư tưởng nhà Phật. Khế lý không biến đổi. Nhờ đó nên dù ở thời gian và không gian nào, tư tưởng cốt lõi của nhà Phật vẫn chỉ có một mục tiêu là sự giải thoát khỏi mọi khổ đau trong cõi đời [được gọi là cõi ta bà].Theo nguyên lý “vô thường” thực ra không có gì là không biến đổi. Ngay giáo lý nhà Phật cũng biến đổi từ Phật giáo Nguyên thủy [Tiểu thừa] đến Phật giáo Phát triển [Đại thừa], vấn đề là những biến đổi của giáo lý đã rất cẩn trọng và rất chậm khiến cho trong cuộc đời một Phật tử có cảm giác là không biến đổi gì.

· Khế cơ là nguyên tắc đa dạng hóa hình thức thể hiện: kiến trúc xây dựng chùa chiền thiền viện, hành lễ thờ phụng cho phù hợp với địa phương mà không cố chấp, không quá cứng rắn. Phật sự thay đổi tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, miễn không hề mất gốc [Phật giáo]. Nói một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện theo từng vùng miền để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của Phật giáo là thích ứng với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sinh. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào hành đạo của Phật giáo. Dễ thấy điều này qua cung cách xây dựng chùa chiền tại các địa phương rất đa dang: từ những Thiền viện nguy nga, những ngôi chùa cổ kính đến các ngôi chùa như những căn nhà cấp 4 giản dị, nhưng mức độ tôn nghiêm thì không khác gì nhau.

Tên gọi, kiến trúc chùa chiền và cách hành lễ [khế cơ] tuy có khác nhưng giáo lý [khế lý] vẫn là một, dù một mà không phải một, dù không phải một nhưng vẫn là một, nên có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái Lan, v.v. tất cả đều vẫn là Phật giáo. Khế cơ chính là sự mềm mại hóa, là bản địa hóa, hay địa phương hóa sắc thái Phật giáo theo từng vùng miền.

Theo nguyên tắc khế lý và khế cơ, khi truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã được các vị sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê, Lý, Trần đều là những lúc Phật giáo song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để hóa thân vào lòng dân tộc nhưng Tam tạng Kinh điển Phật giáo vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử.

[Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka hay Ba Giỏ Chứa [The Three Baskets], gồm có Luật Tạng [Vinaya Pitaka], Kinh Tạng [Sutta Pitaka], và Thắng Pháp Tạng [Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng]

2.Tính tổ hợp

Tổ hợp là một trong những đặc tính của lối sống và tư duy nông nghiệp trong cộng đồng Phật giáo, là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam. [1]

· Tổ hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống

Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam thờ thần trong đền, thờ Mẫu trong phủ, thờ ma quái cô hồn trong miếu. Bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật hóa". Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn được điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, và khuôn mặt đầy từ mẫn nhân hậu. Các hệ thống thờ phụng này tổ hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất. Nhờ tính tổ hợp mà chủa trở thành trung tâm văn hóa tâm linh của mỗi làng quê, mỗi vừng miền, mỗi nơi mỗi cảnh. Vì vậy người Việt có thói quen đi lễ càng nhiều chùa càng tốt dù đã là chùa thì ở đâu cũng thờ Phật.

· Tổ hợp giữa các tông phái Phật giáo

Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam ít nhiều được trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật tông. Nhiều vị thiền sư [Thiền tông] đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa [Mật tông]. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông trong việc dân chngs có thói quen tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát ở các chùa bất kể là Thiền viện hay chùa Tịnh độ. Một ví dụ điển hình là chùa Phật Tích Bắc Ninn thuộc Tịnh độ tông, nhưng ngoài Phật A di đà, chùa còn thờ cả các vị sư tổ của thiền tông như Ti ni đa lưu chi, Vô Ngôn thông và Trúc Lâm thiền tông, đặc biệt cả sư Khâu đà la của Mật tông

Các điện thờ ở chùa miền Bắc vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa [thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng] nhưng lại theo giáo lý Đại thừa: bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.

· Tổ hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác

Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó tiếp nhận Đạo giáo, rồi Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" [cả ba tôn giáo có cùng một gốc] và "Tam giáo đồng quy" [cả ba tôn giáo có cùng một mục đích]. Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ sư" với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt". Do tính tổ hợp khá phổ biến nên người không xuất gia hoặc không nghiên cứu sâu về đạo Phật không thể nhận ra một ngôi chùa Phật thuộc tông phái nào.

Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác [Đạo giáo, Nho giáo] để hình thành Đạo Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là "Thiên nhân hợp nhất" và "Vạn giáo nhất lý”. Rồi đạo Phật hòa trộn với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ triên để hình thành đạo Bửu sơn Kỳ hương và các nhánh về sau của nó như Tứ ân Hiếu nghĩa, Hòa Hảo và đạo ông Trần.

3.Tính hài hòa âm dương

Sau tính tổ hợp, hài hòa âm dương theo triết lý Lão - Trang là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam, làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính.

Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành "Phật ông - Phật bà". Phật Bà Quan Âm [biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát] là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu [tên khác: Phật Mẫu], Quan Âm Thị Kính [tên khác: Quan Âm Tống Tử], Quan Âm Diệu Thiện [tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba] [1]. Các pho tượng Phật dù là Phật nam cũng có khuôn mặt và dáng người rất nữ tính.

4.Tính linh hoạt

Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là "tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên" nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví dụ: các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan Âm [vốn là bồ tát], Phật Di Lặc [vốn là hòa thượng],... Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc [Thích Ca tóc xoăn], ông Nhịn ăn mà mặc [chỉ Thích Ca Tuyết Sơn],... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất duyên dáng của phụ nữ Việt Nam [1].

Một ngôi chùa làng, trông giống như một ngôi nhà ở thôn quê, thân thuộc nhưng vẫn đầy vẻ tôn nghiêm

5.Tính giao lưu Phật giáo và Văn hóa Việt

Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt. Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa Việt khá đậm nét. Nhiều người Việt theo lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm. Trong văn học thì nhiều truyện Nôm bình dân kể lại truyện Bà Chúa Ba tức truyện Quan âm chùa Hương, vở chèo Quan Âm Thị Kính. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng hàm chứa nhiều tư tưởng Phật giáo [1].

Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo. Những câu nói "ở hiền gặp lành", "tội nghiệp", "hằng hà sa số", "Ta bà thế giới", “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”... là phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Các ngày đại lễ Phật giáo, ngày rằm, mùng một hay lễ tết dân tộc người dân thường đến vãn cảnh chùa để chiêm bái chư Phật, Chùa làng một thời đã đóng vai trò trung tâm trong sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng làng xã của người Việt . "Nếu không có những hoạt động Phật giáo lịch đại thì chúng ta sẽ mất đi hơn nửa số di tích và danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào" [2]

6.Danh xưng theo tuổi tác và thâm niên tu hành

Tùy theo người xuất gia, tại gia hay tuổi tác và sự tu tập sẽ có cách gọi khác nhau trong Phật giáo.

Một người dưới 20 tuổi mà phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Thời gian trôi đi, vị này được thọ 10 giới, gọi là Sa di [nam] hay Sa di ni [nữ], hoặc Chú [nam] hay Ni cô [nữ]. Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa di” [sa di đuổi quạ].

Đến năm ít nhất 20 tuổi vị này được thọ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo [nam] hay 348 giới tỳ kheo ni [nữ] và được gọi là Thầy [nam] hay Sư cô [nữ]. Ngoài ra đối với nữ trước khi thọ giới tỳ kheo ni, vị Sa di ni còn thọ thêm 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có.

Ngoài ra danh xưng còn phải theo quy định của Ban tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 20 tuổi đời, vị nam xuất gia thọ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức. Năm 45 tuổi đời, vị nam tì kheo 25 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa. Năm 60 tuổi đời, vị nam tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng. Còn đối với bên nữ [ni bộ], năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô. Năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 25 tuổi đạo, được gọi là Ni sư. Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà [bây giờ gọi là Ni trưởng].

Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng.

Xưng hô giữa các vị xuất gia và cư sĩ tại gia. Giữa các vị xuất gia, thường xưng con [hay xưng pháp danh, pháp hiệu] và gọi vị kia là Thầy [hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách]. Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy [hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư] [3]

Chú thích.

  1. Phật giáo Việt Nam //vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam
  1. Thích Nguyên Tạng. .Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt. //daitangkinhvietnam.net/nghien-cuu-phat-hoc/phat-giao-dan-toc/383-nh-hng-pht-giao-trong-i-sng-ngi-vit.html

Chủ Đề