Đại học công nghiệp việt trì thành lập năm nào

  •  122 Km
  •  195 Km
  •  254 Km
  •  357 Km
  •  472 Km
  •  635 Km
  •  948 Km
  •  998 Km
  •  1076 Km
  •  1114 Km

Đại học công nghiệp việt trì thành lập năm nào

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trao quyết định thành lập trường cho lãnh đạo Nhà trường

 - Trường đại học Công nghiệp Việt Trì là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 20/1/2011 theo Quyết định số 126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường cao đẳng Hóa chất. Trường có trụ sở đặt tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Nhà trường có hai cơ sở đào tạo chính: Cơ sở I tại xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, Phú Thọ; Cơ sở II tại phường Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ.Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo được trên 70 ngàn công cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề phục vụ cho các ngành kinh tế của đất nước.Hiện đội ngũ cán bộ giảng dạy gồm 244 người, trong đó 40% có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ. Số lượng học sinh, sinh viên hàng năm tăng từ 10-15%. Hiện nay, quy mô trên 8.000 học sinh, sinh viên, dự kiến trong thời gian tới tăng lên 20.000 học sinh, sinh viên.

Trường đang đào tạo 42 ngành, nghề khác nhau, đồng thời liên kết đào tạo với nhiều xí nghiệp, địa phương trong cả nước. Đặc biệt trường đã đào tạo 4.000 lao động với nhiều ngành nghề khác nhau cho các doanh nghiệp như Công ty cổ phần xi măng Mai Sơn- Sơn La; Công ty xi măng Yên Bình- Yên Bái; Nhà máy nhiệt điện Phả Lại.

Ghi nhận những thành tích đó, nhân dịp này, trường đã vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng biểu dương những thành tích của trường trong 55 năm qua, đồng thời nhấn mạnh: để trở thành một cơ sở đào tạo có uy tín, toàn trường cần nỗ lực phấn đấu  nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ, nâng cấp trang thiết bị giảng dạy.

Bộ trưởng cũng đề nghị trường sớm kiện toàn tổ chức và công tác cán bộ, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường tới năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cần đổi mới công tác quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo với thực hành, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho công cuộc đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

1. KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
1.1. Giới thiệu chung về khoa
* Tên khoa: Khoa Công nghệ Hóa học
* Năm thành lập: 1956
* Lịch sử thành lập: Khoa Công nghệ Hóa học là đơn vị trực thuộc trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Từ ngày đầu thành lập năm 1956, nhà trường đã đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp cho các chuyên ngành của ngành Công nghệ Hóa học gồm: Công nghệ Hoá vô cơ, Công nghệ Hoá nhuộm, Công nghệ Sản xuất giấy. Năm 1980 cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trước yêu cầu cấp thiết về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, khoa Công nghệ Hóa học bắt đầu đào tạo kỹ thuật viên cấp cao cho các chuyên ngành Công nghệ Hóa vô cơ, Công nghệ Điện hóa, Công nghệ Hóa hữu cơ, Máy và thiết bị hóa chất. Sau hơn 10 năm đào tạo, đội ngũ kỹ thuật viên cấp cao, những sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đánh giá cao về năng lực chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng thực hành. Cũng từ thực tế đó, tháng 9-1995 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Quyết định cho trường chính thức được đào tạo trình độ Cao đẳng với 04 chuyên ngành, trong đó khoa Công nghệ Hóa học đào tạo 03 chuyên ngành: Công nghệ Hoá vô cơ, Công nghệ Hoá hữu cơ và Cơ khí Hoá chất. Trước yêu cầu cấp thiết của sự phát triển các ngành nghề đào tạo, năm 1992 khoa bắt đầu đào tạo chuyên ngành Công nghệ Vật liệu silicat, năm 1999 đào tạo chuyên ngành Công nghệ Hóa Môi trường và năm 2007 đào tạo thêm chuyên ngành Công nghệ Hóa dược.
Ngày 20 tháng 1 năm 2011, trường Cao đẳng Hóa chất được Thủ tướng chính phủ nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, khoa Công nghệ Hóa học là khoa lớn nhất gồm có 6 bộ môn: Hóa đại cương, Hóa Vô cơ - Điện hóa, Hóa Hữu cơ - Hóa dầu, Hóa silicat, Máy và Thiết bị hóa chất và Công nghệ kỹ thuật Môi trường (Đầu năm 2014 bộ môn Công nghệ kỹ thuật Môi trường tách ra thành khoa Công nghệ Môi trường).
Hiện nay, Khoa có 5 bộ môn và 01 trung tâm: Hóa đại cương, Hóa Vô cơ - Điện hóa, Hóa Hữu cơ - Hóa dầu, Hóa Silicat, Máy và Thiết bị hóa chất, Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ Hóa học.
Tháng 5 năm 2017, Khoa Công nghệ Hóa học được Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học với 03 chuyên ngành: Công nghệ Hoá vô cơ, Công nghệ hoá Hữu cơ và Công nghệ Vật liệu silicat.
Khoa Công nghệ Hóa học là đơn vị trực thuộc trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Khoa Công nghệ Hóa học hiện có 45 cán bộ cơ hữu và thành viên, trong đó 96% có trình độ từ Thạc sỹ trở lên. Giảng viên của Khoa hầu hết đều có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, Khoa có 4 bộ môn và 01 trung tâm: Hóa Vô cơ - Điện hóa, Hóa Hữu cơ - Hóa dầu, Hóa silicat, Máy và Thiết bị hóa chất và trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ Hóa học.
Tháng 5 năm 2017, Khoa Công nghệ Hóa học được Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học với 03 chuyên ngành: Công nghệ Hoá vô cơ, Công nghệ Hoá hữu cơ và Công nghệ Vật liệu silicat.
* Mục tiêu:
Cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao, tay nghề đạt chuẩn tham gia trực tiếp vào các nhà máy liên quan đến lĩnh vực Hóa học.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản chung về hóa học, an toàn lao động, và các kiến thức thuốc các lĩnh vực chuyên ngành như công nghệ sản xuất các sản phẩm vô cơ (các loại phân bón hóa học; các loại muối khoáng, các hóa chất vô cơ cơ bản; chế biến các khoáng sản; các quá trình mạ; quá trình điện phân; phương pháp bảo vệ kim loại...), Công nghệ lọc hóa dầu, công nghệ chế biến dầu và khí, công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ, hữu cơ, công nghệ sản xuất các vật liệu polime-composite, sản xuất sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, giấy,...  vật liệu silicat ( ximăng, gốm sứ thủy tinh…), công nghệ chế biến thực phẩm (lên men rượu, bia, nước giải khát), công nghệ bào chế thuốc và các kiến thức chuyên sâu thuộc các chuyên ngành lựa chọn.
Bồi dưỡng trình độ Ngoại ngữ và tin học để có thể làm việc trong môi trường Quốc tế.
1.2. Thông tin về từng ngành, chuyên ngành đào tạo
1.2.1. Chuyên ngành Hóa vô cơ điện hóa
* Thời lượng đào tạo: 04 năm nghiên cứu trong các lĩnh vực:
+ Lĩnh vực CN Hóa Vô cơ:
Công nghệ sản xuất các hóa chất vô cơ cơ bản: axit H2SO4; HCl, H3PO4, HNO3, NaOH, NH3….
Công nghệ sản xuất các loại phân bón hóa học: Phân lân, phân đạm, phân trộn, phân phức hợp DAP …
Công nghệ sản xuất các muối khoáng: Na2CO3, Na2SO4, (NH4)2SO4…
+ Lĩnh vực điện hóa:
Công nghệ bề mặt (Mạ điện, lớp phủ vô cơ, mạ nhúng nóng, các công nghệ xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp hóa học và điện hóa…).
Công nghệ sản xuất pin - ắc quy.
Công nghệ điện phân sản xuất các hóa chất: sản xuất xút - clo, dioxit mangan điện giải, điện phân kim loại từ muối nóng chảy, điện phân tinh chế kim loại …
Các công nghệ chống ăn mòn kim loại: công nghệ bảo vệ catốt, bảo vệ anốt, sử dụng chất ức chế ăn mòn…
+ Lĩnh vực chế biến khoáng sản: Chế biến các loại quặng có chứa các nguyên tố vô cơ thành kim loại hoặc các hợp chất của chúng
* Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, SV chuyên ngành Vô cơ - Điện hóa có thể làm việc có hiệu quả ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà máy, cơ sở sản xuất trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất hoá chất, sản xuất phân bón hóa học, xử lý môi trường, mạ điện, sản xuất pin-ắc quy,… Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức sâu và rộng về cả các quá trình công nghệ. Do đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội, nên đây là một trong các chuyên ngành thu hút nhiều sinh viên theo học nhất của Khoa Công nghệ  Kỹ thuật Hóa học. Thực tế cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành Vô cơ – Điện hóa đang đảm đương nhiều cương vị ở các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
1.2.2. Chuyên ngành Hóa hữu cơ hóa dầu
* Thời lượng đào tạo: 04 năm, nghiên cứu trong các lĩnh vực:
Các sản phẩm hóa dầu, sản phẩm dầu mỏ; Công nghệ chế biến dầu, chế biến khí; Công nghệ sản xuất sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, thuốc nhuộm, giấy,... Công nghệ gia công các sản phẩm nhựa, cao su, vật liệu polime – compozit; Đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm khí, dầu, hóa dầu, sơn, giấy....
* Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các nhà máy, viện kỹ thuật thuộc các lĩnh vực: nhựa, cao su, sơn , giấy,…với các vị trí: cán bộ nghiên cứu, quản lý sản xuất, kỹ thuật viên, quản lý chất lượng, thiết kế các sản phẩm thuộc lĩnh vực silicat,…
1.2.3. Chuyên ngành Công nghệ vật liệu silicat
* Đào tạo chuyên ngành Công nghệ vật liệu Silicat cho hệ Thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, liên thông trung cấp - cao đẳng, liên thông cao đẳng- đại học và nghiên cứu trong các lĩnh vực về vật liệu silicat như : Xi măng, gạch ceramic, gạch granit…và Sứ vệ sinh, sứ gia dụng, sứ điện, thủy tinh, vật liệu chịu lửa.
* Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các nhà máy, viện kỹ thuật chuyên ngành về vật liệu silicat thuộc các lĩnh vực: Xi măng, gạch ceramic, gạch granit, sứ vệ sinh, sứ gia dụng, sứ điện, thủy tinh, vật liệu chịu lửa,…với các vị trí: cán bộ nghiên cứu, quản lý sản xuất, kỹ thuật viên, quản lý chất lượng, thiết kế các sản phẩm thuộc lĩnh vực silicat,…
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hóa silicat được hàng chục các doanh nghiệp tuyển dụng khi tốt nghiệp như: Công ty CP xi măng Thành Thắng, Công ty CP xi măng Xuân Thành, Công ty CP Trúc Thôn, Công ty CP HACERA, Công ty Gạch men Viêt Anh, Công ty CP Viglacera Thăng Long, Công ty CP Catalan, Công ty CP gạch men TASA, Công ty CP Việt Trì Viglacera, Công ty CP Vật liệu chịu lửa Novaref, Công ty CP Prime Group, Công ty gạch Á Mỹ, Công ty gạch Vitto, Công ty CP gạch men MIKADO...
1.2.4. Máy và thiết bị hóa chất
Chuyên ngành Máy và Thiết bị hóa chất trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức sâu và rộng về cả các quá trình công nghệ, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các dây truyền thiết bị trong công nghiệp hóa chất và dầu khí.
* Mục tiêu đào tạo
Kỹ sư Máy và Thiết bị Hóa chất ra trường có trình độ tổng hợp, được trang bị các kiến thức sâu về quá trình, thiết bị công nghệ hoá chất, có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng thích ứng cao và có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu các quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất và thực phẩm để phục vụ tốt trong những lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy, các nguyên lý và quy luật của Công nghiệp Hoá chất, các phương pháp chuyển qui mô thiết bị, năng lực tính toán và thiết kế các loại thiết bị và hệ thống thiết bị trong công nghiệp hoá chất, hoá dầu, thực phẩm và xử lý môi trường công nghiệp.
Trang bị cho sinh viên các phương pháp mô hình hoá và tối ưu hoá các quá trình công nghệ hoá chất. Khả năng tính toán và tối ưu hoá các quá trình và thiết bị của các ngành công nghệ hoá chất. Trên cơ sở các kiến thức đã được trang bị sinh viên có thể cải tiến hoặc thiết kế mới thiết bị cũng như đưa ra được các chế độ công nghệ tối ưu.
* Vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Máy và Thiết bị Hóa chất có thể làm việc có hiệu quả ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà máy, cơ sở sản xuất trong nhiều lĩnh vực như sản xuất chế biến hoá chất, lọc hoá dầu, công nghiệp thực phẩm, xử lý môi trường …
1.2.5. Chuyên ngành Công nghệ hóa dược
Trang bị cho sinh viên các kiến thức về:
Các quá trình trong tổng hợp hóa dược; các loại dược liệu; kỹ thuật bào chế, kỹ thuật tổng hợp hóa dược; đánh giá, kiểm tra chất lượng thuốc;
Khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới chuyên ngành Công nghệ Hóa dược như: Thực phẩm chức năng, các loại thuốc mới;
Có khả năng tiếp cận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Có khả năng tư duy, kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp… đủ để làm việc trong môi trường đa ngành, đa văn hóa...
1.2.6. Chuyên ngành Công nghệ hóa Thực phẩm
* Trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức sâu và rộng về:
Các nguyên, vật liệu cho công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm, chè, thuốc lá, nước giải khát, đường, sữa....; 
Kiến thức về cấu tạo các thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm, chè, thuốc lá, nước giải khát, đường, sữa....; nguyên lý hoạt động của dây chuyền công nghệ lương thực, thực phẩm, chè, thuốc lá, nước giải khát, đường, sữa....; đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm chè, thuốc lá, cafe, rượu, bia, đường, sữa, bánh kẹo....; tính toán, thiết kế một số thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ sản suất các sản phẩm thuộc về lĩnh vực lương thực, thực phẩm như: Bánh kẹo. rượu bia, nước giải khát, chè, cafe, thuốc lá....;
Khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn và công nghệ mới để triển khai vận hành hệ thống các thiết bị và quá trình sản xuất sản phẩm lương thực, thực phẩm;
Khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới chuyên ngành Công nghệ Hóa thực phẩm như: Nước giải khát, các sản phẩm chè....;
* Email của khoa:
2. KHOA KỸ THUẬT PHÂN TÍCH
2.1. Giới thiệu chung về khoa
* Tên khoa: Kỹ thuật Phân tích
* Năm thành lập: 1956
* Lịch sử thành lập: Năm 1956 là Tổ môn Phân tích kỹ thuật thuộc trường Trung cấp Kỹ thuật II (nay là Đại học Công nghiệp Việt Trì). Năm 1988, bộ môn Hóa Phân tích đã bắt đầu đào tạo bậc cao đẳng chuyên ngành Hóa Phân tích.
Năm 1997, thành lập khoa Hóa Phân tích trên cơ sở bộ môn Hóa Phân tích thuộc trường Cao đẳng Hóa chất. Tháng 01 năm 2011, trường được nâng cấp thành Đại học Công nghiệp Việt Trì, khoa được đổi tên thành khoa Kỹ thuật Phân tích.
Tổng số cán bộ, giảng viên: 21 người, 02 giảng viên kiêm nhiệm.
Ngành đào tạo: Hóa học
* Mục tiêu đào tạo:
 + Mục tiêu chung
Chú trọng phát triển năng lực cho người học, đặc biệt là những năng lực cốt lõi cho sự phát triển bản thân. Trang bị cho người học các kiến thức thức cơ bản về Toán và khoa học tự nhiên, các kiến thức xã hội, ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phầm, quy trình và hệ thống cùng với kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực hóa học, đáp ứng như cầu xã hội và chuẩn mực đào tạo quốc tế. Người học có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn phục vụ khoa học và đời sống xã hội.
+ Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức
Trình bày được các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Toán và khoa học tự nhiên, hiểu được các vấn đề khoa học xã hội và tiếp thu các kiến thức mới trong lĩnh vực ngành hóa học.
Nắm được kiến thức cơ sở ngành, bao gồm kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về hóa lý và hóa lý thuyết, hóa hữu cơ, hóa vô cơ và hóa phân tích.
Hiểu được các kiến thức khoa học chuyên ngành, kiến thức cơ sở ngành để nghiên cứu, phân tích, sử dụng các quá trình, các thiết bị của Hóa học, ứng dụng kiến thức hóa học vào sản xuất, đời sống.
Giải thích được các vấn đề trong thực nghiệm Hóa học một cách logic, sáng tạo và có hệ thống, có thể đương đầu với những thách thức chuyên môn luôn phát triển, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng cao yêu cầu của thực tế và thích ứng tốt với môi trường làm việc luôn thay đổi.
- Kỹ năng
Vận dụng được kiến thức Hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và áp dụng được các quy trình phân tích kiểm tra vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản  xuất.
Nắm bắt, tiếp cận, triển khai được việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật trong các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
 Sử dụng được các trang thiết bị máy móc hiện đại để nghiên cứu khoa học và thực hành phân tích các loại mẫu môi trường, mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm trong sản xuất công nghiệp, trong đời sống.
Tiếp cận, xây dựng, triển khai được các phương pháp, quy trình phân tích mới, sử dụng trong kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm, phân tích môi trường…
Tổ chức, thiết kế, quản lý được phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Hình thành và phát triển được tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập.
- Thái độ
Kỹ sư Hóa học chuyên ngành Hóa phân tích có bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức tốt. Có đủ năng lực chuyên môn, có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.   
Liên kết đào tạo: Ngoài đào tạo trong trường, Khoa còn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hàng nghìn công nghân, kỹ thuật viên, kỹ sư của các nhà máy, doanh nghiệp như: Tổng Công ty Hóa chất mỏ Vinacomin, Công ty sản xuất Bioethanol thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Nhà máy Z175, Z121, Công ty Hóa chất Việt Trì, Công ty Xi măng Đồng Bành, Xi măng Hữu Nghị, Xi măng Mai Sơn….
Học bổng: Thực hiện đúng theo chế độ quy định.
2.2. Thông tin về từng ngành, chuyên ngành đào tạo
* Tên ngành: Hóa học, chuyên ngành Hóa phân tích
* Thời lượng đào tạo: 04 năm; tổng số tín chỉ: 129
* Yêu cầu về Tiếng Anh: B1
* Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế;
Chương trình Đại học Hóa học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở lý thuyết hóa học, kỹ năng thực hành thí nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống thực tiễn, sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu hiện đại, kỹ thuật phân tích hóa học môi trường và thực phẩm, chiết tách các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học, hóa dược,...
Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn Hóa học ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
Ngành Hóa học tại VUI được xây dựng với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn mới. Chương trình đào tạo xây dựng theo chuẩn CDIO với kiến thức chọn lọc và cập nhật thực tiễn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Hóa học có triển vọng phát triển nghề nghiệp trong các lĩnh vực công việc như:
Nghề kỹ sư hóa học
Kỹ sư hóa học chuyên ngành Hóa phân tích có thể đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên phát triển sản phẩm, kiểm định chất lượng, chuyên gia phân tích tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực:
Phân tích thực phẩm, công nghệ thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên cơ sở các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên.
Phân tích các sản phẩm vô cơ như các hóa chất vô cơ, phân bón, màu cho sơn, vẽ, gốm sứ,...
Phân tích các hợp chất hữu cơ như các sản phẩm dầu mỏ, bột giặt, mỹ phẩm,…
Phân tích, đánh giá chất lượng môi trường, ô nhiễm môi trường theo TCVN.
Là cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ hóa học, thực phẩm, môi trường, dược phẩm và xét nghiệm y tế, hóa mỹ phẩm, lương thực thực phẩm…
Chuyên viên phân tích tại các phòng hoá nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; các trung tâm kiểm nghiệm, trung tâm đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm, trung tâm quan trắc môi trường...
Cán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học.
Giảng dạy chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực hóa học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…
Nghề nghiệp hóa học trong chăm sóc sức khỏe
Nghề nghiệp hóa học trong chăm sóc sức khỏe làm việc tại các phòng thí nghiệm và có nhiều cơ hội làm việc tại các điểm chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra bệnh nhân. Thường được gọi là hóa sinh lâm sàng và khoa học y tế với công việc chủ yếu là phân tích máu, nước tiểu và chất dịch cơ thể khác để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nghề nghiệp hóa học trong ngành dược phẩm
Phân tích thành phần hóa học, đánh giá hàm lượng của các loại thuốc, đảm bảo mỗi sản phẩm phù hợp cho công chúng tiêu thụ và phù hợp với quy định của chính phủ.
Nghề nghiệp hóa học trong nghiên cứu
Tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học vật liệu, công nghệ nano, vật liệu sinh học, y học, nông nghiệp; thực phẩm, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe…
Là cán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học.
Giảng dạy chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực hóa học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…
Mô hình liên kết hợp tác: Liên kết với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, viện nghiên cứu, hợp tác đào tạo sinh viên thông qua các hoạt động thực tập thực tế:
Hoạt động thực tập và nghiên cứu của sinh viên ngành Hóa học tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp và các Viện nghiên cứu được thực hiện hàng năm nhằm mục đích giúp cho sinh viên hiểu được thực tế công nghệ sản xuất hóa học của các cơ sở sản xuất, hiểu về công việc của các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực Hóa học. Qua học tập thực tế, sinh viên nắm được kiến thức thực tiễn, cũng cố kiến thức đã học, phương pháp tổ chức học tập thực tế theo nhóm, viết thu hoạch và phân tích kết quả thực tế thu được. Trên cơ sở hiểu biết thực tế sẽ học tập tốt hơn môn Hóa học, hiểu được công việc thực tế của một kỹ sư Hóa học, cũng như công việc của một nghiên cứu viên tương lai tại các Viện nghiên cứu. Đồng thời qua hoạt động này khoa cũng lấy ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về chương trình đào tạo, sản phẩm đào tạo, nhu cầu đào tạo nhân lực của doanh nghiệp.

* Email của khoa:
3. KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
3.1. Giới thiệu chung về Khoa
* Tên khoa: Khoa Công nghệ Môi trường
* Năm thành lập: Năm 2014
            * Lịch sử thành lập: Khoa Công nghệ Môi trường là đơn vị trực thuộc trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, tiền thân là Bộ môn Công nghệ Hóa môi trường thuộc Khoa Công nghệ hóa học. Từ khi trường được nâng cấp thành trường đại học, ngay từ năm học 2011 – 2012, Bộ môn Công nghệ hóa môi trường bắt đắt đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường với 2 chuyên ngành Công nghệ môi trường và Quản lý môi trường. Do quy mô phát triển của nhà trường, nên ngày 10 tháng 2 năm 2014 Bộ môn Công nghệ Hóa Môi trường thuộc Khoa Công nghệ Hóa học được tách ra để thành lập Khoa Công nghệ Môi trường.
Năm học 2015 - 2016 Khoa bắt đầu đào tạo đại học ngành Công nghệ Sinh học với 03 chuyên ngành Công nghệ Sinh học, Công nghệ Sinh học Môi trường và Công nghệ Sinh học Thực phẩm. Trải qua 17 năm đào tạo hệ Cao đẳng và 8 năm đào tạo hệ đại học, Khoa Công nghệ Môi trường đã đào tạo được hàng nghìn kỹ thuật viên hiện đang công tác tại các Trung tâm, Sở tài nguyên và môi trường, phòng kỹ thuật về kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất. Các học sinh, sinh viên của khoa khi ra trường đều được các cơ sở sản xuất đánh giá cao về kiến thức, kỹ năng cũng như ý thức kỷ luật công nghiệp. Có nhiều người đã và đang giữ vai trò trọng trách quan trọng trong các cơ quan nhà nước và các cơ sở sản xuất.
Khoa Công nghệ Môi trường có 16 cán bộ và giảng viên, trong đó có 3 tiến sỹ, 12 thạc sỹ (trong đó có 03 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Liên bang Nga) và 01 cán bộ có trình độ đại học. Hàng năm, nhà trường đã mời các Giáo sư, tiến sĩ của các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ xạ hiếm… tham gia giảng dạy và hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên của khoa.
Với mục tiêu là địa chỉ tin cậy cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật môi trường, công nghệ sinh học các thế hệ thầy cô giáo và cán bộ của Khoa Công nghệ Môi trường đã làm việc hết mình cho mục tiêu phát triển, xây dựng một môi trường năng động và thân thiện, đào tạo gắn liền với nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong thực tế.
3.2. Thông tin về từng ngành, chuyên ngành
3.2.1. Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên Môi trường
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Yêu cầu ngoại ngữ: Tiếng Anh (B1)
* Lĩnh vực đào tạo
Quản lý môi trường đô thị, các khu công nghiệp và khu chế xuất
Quản lý thông tin môi trường và quy hoạch môi trường
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, chất thải nguy hại
Đánh giá tác động môi trường và xã hội
Kinh tế và kiểm toán môi trường
Biến đổi khí hậu và Đa dạng sinh học
Du lịch Sinh thái
Quy hoạch tổng hợp và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
Quan trắc, Phân tích, xử lý số liệu môi trường
Kiểm soát ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn)
Pháp luật tài nguyên và môi trường
Truyền thông và thanh tra bảo vệ môi trường
Sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường
Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất, nước, rừng, biển…
* Triển vọng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường
Tiếp nhận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng của môi trường.
Viện, trường Đại học hoặc trung tâm đào tạo và nghiên cứu về quản lý tài nguyên và môi trường
Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Giao thông công chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công ty Môi trường đô thị, các phòng/ ban quản lý đô thị thuộc quận huyện
Ban quản lý dự án, các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến môi trường đô thị, môi trường công nghiệp, quản lý tài nguyên môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn
Cảnh sát môi trường
Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung
Các cơ quan kiểm định, các phòng thí nghiệm phân tích quan trắc đánh giá chất lượng môi trường.
Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm tư vấn xây dựng và dịch vụ.
3.2.2. Chuyên ngành Công nghệ Môi trường
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Yêu cầu ngoại ngữ: Tiếng Anh (B1)
* Lĩnh vực đào tạo
Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường;
Thiết kế công nghệ, tổ chức thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải khí, lỏng, rắn…, các công trình sản xuất sạch hơn;
Tiếp nhận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng của môi trường
Tiếp nhận, triển khai các các công trình cấp nước sạch, khí sạch cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; Phát triển ứng dụng Công nghệ môi trường trong sản xuất và đời sống dân dụng
Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các lĩnh vực về công nghệ môi trường;
Kiểm định, phân tích quan trắc đánh giá chất lượng môi trường.
* Triển vọng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường.
Tiếp nhận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
 Làm việc tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm ứng dụng và triển khai về công nghệ kỹ thuật môi trường.
 Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực liên quan đến công nghệ kỹ thuật môi trường.
 Làm việc tại các Trung tâm, Sở tài nguyên và môi trường, Phòng kỹ thuật về kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất hóa chất, …
3.2.3. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Yêu cầu ngoại ngữ: Tiếng Anh (B1)
* Lĩnh vực đào tạo
Thiết kế công nghệ và vận hành hệ thống công nghệ chuyển hóa nguyên liệu sinh học thành sản phẩm ngành công nghiệp bao gồm như dược phẩm, vaxin, enzyme, protein, nhiên liệu sinh học, hóa chất, chế phẩm sinh học, phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, thành phần thực phẩm chức năng.
Thiết kế công nghệ, tổ chức thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học và các công trình công nghệ sinh học thực phẩm.
Nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận và triển khai các công nghệ mới thuộc các lĩnh vực về công nghệ sinh học.
Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
Kiểm định, phân tích đánh giá chất lượng các sản phẩm công nghệ sinh học.
* Triển vọng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
Đảm nhận về  kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm công nghệ sinh học tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Dược liệu, Chế biến và bảo quản thực phẩm, xử lý môi trường.
Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học của các Bộ, Ngành, hoặc các địa phương.
Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học ở các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các
trường Đại học, Cao đẳng.
Trung tâm tư vấn thiết kế các lĩnh vực của công nghệ sinh học.
Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở  đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học.
3.2.4. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Môi trường
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Yêu cầu ngoại ngữ: Tiếng Anh (B1)
* Lĩnh vực đào tạo
Thiết kế công nghệ, tổ chức thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải khí, lỏng, rắn…, các công trình sản xuất sạch hơn bằng phương pháp sinh học.
Tiếp nhận, triển khai các công nghệ sinh học mới nhằm nâng cao chất lượng của môi trường.
Tiếp nhận, triển khai các các công trình cấp nước sạch, khí sạch cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; Phát triển ứng dụng Công nghệ sinh học môi trường trong sản xuất và đời sống dân dụng.
Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các lĩnh vực về công nghệ sinh học môi trường.
Kiểm định, phân tích quan trắc đánh giá chất lượng môi trường.
* Triển vọng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
Viện, trường Đại học hoặc trung tâm đào tạo và nghiên cứu về công nghệ môi trường.
Trung tâm Bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý môi trường, trung tâm về kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường và kiểm soát môi trường.
Các công ty cấp – thoát nước.
Trung tâm tư vấn thiết kế hệ thống xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản.
Các nhà máy công nghiệp thuộc lĩnh vực hóa chất.
Các cơ quan quy hoạch, khai thác khoáng sản.
3.2.5. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Thực phẩm
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Yêu cầu ngoại ngữ: Tiếng Anh (B1)
* Lĩnh vực đào tạo
Chỉ đạo, tổ chức tại các bộ phận kiểm tra thuộc lĩnh vực sinh học thực phẩm.
Thiết kế công nghệ, tổ chức thi công, vận hành các công trình công nghệ sinh học thực  phẩm.
Tiếp nhận, triển khai các công nghệ sinh học thực phẩm mới nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm..
Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các lĩnh vực về công nghệ sinh học thực phẩm trong sản xuất và đời sống dân dụng.
Kiểm định, phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm.
* Triển vọng nghề nghiệp, cơ hội việc làm
Quản lý, tổ chức sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học thực phẩm.
Làm việc tại các Viện nghiên cứu về Công nghệ sinh học thực phẩm.
Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học thực phẩm.
Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Công nghệ Sinh học của các Ngành, các Bộ cũng như các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài. Làm việc ở các Trung tâm, Tỉnh, Thành phố như là chuyên viên về Công nghệ Sinh học.
Làm việc tại phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất ngành Công nghệ sinh học.                   
Được đào tạo tiếp ở những bậc học cao hơn, với nhiều cơ hội đào tạo trong nước và ở nuớc ngoài.

* Email của khoa:
4. KHOA ĐIỆN
4. 1. Giới thiệu chung về khoa
* Tên khoa: Điện
* Năm thành lập: 2013
* Lịch sử thành lập: Khoa Điện tiền thân là khoa Điện tử - tin học, Máy và thiết bị Hóa chất- Hóa dầu được thành lập năm 2001 trên cơ sở đổi tên khoa Máy và thiết bị Hóa chất – Hóa dầu; Năm 2002 thành lập khoa Điện kỹ thuật & Công nghệ thông tin trên cơ sở tách từ khoa Điện tử - tin học, máy và thiết bị Hóa chất- Hóa dầu; Năm 2006 khoa Điện được thành lập trên cơ sở tách ra từ khoa Điện kỹ thuật & Công nghệ thông tin; Năm 2011 trong thời điểm toàn Trường đang hân hoan đón nhận quyết định phê duyệt của thủ tướng Chính phủ về việc thành lập trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, khoa Cơ Điện được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 khoa Cơ khí và Điện trong giai đoạn này khoa được nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, quy mô đào tạo của khoa ngày càng tăng, đội ngũ GV tăng lên đảm bảo về chất lượng và số lượng, số SV do khoa quả lý tăng lên theo từng năm học, trong giai đoạn này khoa có 36 CB-GV và quản lý trên 700SV; Đến năm 2013 để phù hợp trong phát triển quy mô đào tạo theo ngành nghề, thuận tiện trong công tác lãnh, chỉ đạo chuyên môn Khoa Điện được tái lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Cơ- Điện.
Đội ngũ giảng viên: 26 cán bộ, giảng viên, trong đó 100% có trình độ Thạc sỹ trở lên.
Các ngành đào tạo: CNKT Điện, Điện tử; CNKT Điều khiển, Tự động hóa
* Mục tiêu đào tạo:
Ngành: CNKT Điện, điện tử
Trang bị cho người học sự phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; hiểu biết các kiến thức cơ bản về lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử, có kỹ năng thực hành thuần thục, có khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết một cách sáng tạo để giải quyết các công việc của người Kỹ sư điện, điện tử trong thực tế sản xuất; có khả năng phân tích, thiết kế, vận hành, sửa chữa, bảo trì, giám sát các hệ thống liên quan về điện, điện tử trong các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lý năng lượng, các công ty điện, điện tử; đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và xã hội.
Ngành: CNKT điều khiển và tự động hóa
Trang bị cho người học sự phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; hiểu biết các kiến thức cơ bản về lĩnh vực điện, điều khiển và tự động hóa trong công nghiệp, có kỹ năng thực hành thuần thục, có khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết một cách sáng tạo để giải quyết các công việc của người Kỹ sư điều khiển và tự động hóa trong thực tế sản xuất; có khả năng phân tích, thiết kế, vận hành, sửa chữa, bảo trì, giám sát các hệ thống liên quan về điện, điều khiển và tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất, cơ quan quản lý năng lượng, các công ty điện, điện tử; đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và xã hội.
4.2. Thông tin về từng ngành, chuyên ngành
4.2.1. Ngành CNKT Điện, điện tử
* Thời lượng đào tao: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Yêu cầu về ngoại ngữ: Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt chứng chỉ tiếng Anh B1 (theo chương trình của BGD-ĐT) hoặc Tiếng Hàn Topik II – Level 3 hoặc Tiếng Nhật JLPT N4.
* Định hướng mục tiêu:
- Có kiến thức cơ bản về: điện tử tương tự, điện tử số, các thiết bị điện, điện tử, hệ thống cung cấp điện, trang bị điện, vi xử lý, PLC, các bộ điều khiển công nghiệp, các mạch tích hợp các hệ thống điều khiển, các dây chuyền sản xuất tự động;
- Có kiến thức chuyên sâu về: thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, điện tử, hệ thống điều khiển tự động trong các dây truyền sản xuất, hệ thống cung cấp điện trong nhà máy, xí nghiệp và dân dụng.
* Triển vọng nghề nghiệp
Trong xã hội phát triển, việc hiện đại hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm là xu thế tất yếu. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển của các thiết bị điện, điện tử, các vi mạch điện tử, các bộ điều khiển hiện đại được ứng dụng vào trong công nghiệp, sản xuất hướng đến tự động hóa các dây truyền công nghệ, các thiết bị, máy móc thông qua các hệ thống điều khiển từ các thiết bị điện, điện tử. Từ đó cho thấy cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Điện, điện tử đang mở rộng, nhu cầu tuyển dụng về nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về lĩnh vực "Điện, điện tử" để làm chủ các dây truyền sản xuất hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất là rất lớn.
4.2.2. Ngành CNKT Điều khiển, Tự động hóa
* Thời lượng đào tao: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Yêu cầu về ngoại ngữ: Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt chứng chỉ tiếng Anh B1 (theo chương trình của BGD-ĐT) hoặc Tiếng Hàn Topik II – Level 3 hoặc Tiếng Nhật JLPT N4.
* Định hướng mục tiêu
- Có kiến thức cơ bản về: các thiết bị đo lường, điều khiển, các thiết bị điện, điện tử, hệ thống cung cấp điện, trang bị điện, vi xử lý, PLC, các bộ điều khiển công nghiệp, các mạch tích hợp các hệ thống điều khiển, các dây chuyền sản xuất tự động;
- Có kiến thức chuyên sâu về: thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, điện tử, các bộ điều khiển tự động trong công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động, hệ thống tự động hóa trong các dây truyền sản xuất, hệ thống cung cấp điện trong nhà máy, xí nghiệp và dân dụng.
* Triển vọng nghề nghiệp
Trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, các nước trong khu vực châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, với các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất hiện đại với những dây truyền tự động hóa ở mức độ cao và tự động hóa hoàn toàn. Từ đó dẫn đến nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về "Điều khiển và Tự động hóa" để làm chủ các dây truyền sản xuất hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Trong số các ngành học thuộc khối kỹ thuật thì Điều khiển và Tự động hóa được đánh giá "Ngành học nâng tầm cuộc sống", là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao vì các hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…, tự động hóa để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Email của khoa:
5. KHOA CƠ KHÍ
5.1. Giới thiệu chung về khoa
* Tên khoa: Khoa Cơ khí
* Năm thành lập: 1962
* Lịch sử thành lập: Tiền thân của Khoa Cơ khí là Bộ môn Cơ khí  Hóa chất được thành lập từ năm 1962. Qua 54 năm phát triển, khoa Cơ khí đã đào tạo ra các lớp cán bộ kỹ thuật trên khắp cả nước đã và đang giữ nhiều trọng trách quan trọng. Năm 2011, thành lập trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Hóa chất Khoa Cơ – Điện được thành lập trên cơ sở hai khoa: Khoa Cơ khí và Khoa Điện. Năm 2013 Khoa Cơ khí được tái lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Cơ -Điện.
Khoa Cơ khí đang đào tạo 02 ngành:
- Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí: gồm các chuyên ngành (Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Cơ khí chế tạo, Sửa chữa - bảo dưỡng máy công cụ, Cơ khí hóa chất…)
- Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô.
Hiện khoa đang có 26 giảng viên, 4 bộ môn chuyên môn và 02 xưởng thực hành.
Trong đó số cán bộ giảng viên cơ hữu có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ chiếm tỷ lệ 100%. Khoa Cơ khí có 10 phòng thực hành trong đó: 01 trung tâm gia công, 01 xưởng chế tạo, 01 xưởng hàn, 02 phòng thiết kế các sản phẩm cơ khí trên máy tính, 05 phòng thực hành cơ khí ô tô, điện ô tô, cơ khí động lực, sơn, sửa chữa - bảo dưỡng, lắp ráp ô tô được đầu tư, trang bị tương đối hiện đại có thể đáp ứng được các yêu cầu của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ đại học và các bậc đào tạo khác.
* Mục tiêu đào tạo của khoa
Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Ô tô có sức khỏe, phẩm chất đạo đức, có đạo đức nghề nghiệp, có tư duy khoa học, tác phong công nghiệp, có kiến thức, kỹ năng để đảm nhiệm được các công việc thiết kế - lập trình sản xuất các sản phẩm, sửa chữa - bảo dưỡng, sản xuất kinh doanh và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ khí, cơ khí ô tô.
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Ô tô có thể đảm nhiệm các công việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các Viện nghiên cứu, các trường học, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, cơ khí ô tô.
Khoa liên kết hầu hết với các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, sản xuất ô tô khu vực phía bắc để đào tạo và tìm kiếm việc làm cho sinh viên. 100% sinh viên của khoa ra trường có việc làm ngay với mức lương hấp dẫn.
Khoa dành nhiều suất học bổng từ Nhà trường, khoa và doanh nghiệp để khuyến khích sinh viên học tập có kết quả cao, sinh viên nghèo, sinh viên có các thành tích khác...
5.2. Thông tin về từng ngành, chuyên ngành
5.2.1. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí đào tạo kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Mục tiêu đào tạo
Có kiến thức cơ bản về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối cách mạng của Đảng Cộng SảnViệt nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh... để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế và pháp luật để đáp ứng việc học tập kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học...
Có đầy đủ kiến thức về cơ sở và chuyên môn kỹ thuật cơ khí.
Có kiến thức để thiết kế sản phẩm trong lĩnh vực cơ khí đáp ứng các nhu cầu mong muốn trong sản xuất như về kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội, đạo đức, sức khỏe và sự an toàn…
Có kiến thức về ngoại ngữ: Tiếng Anh (B1) hoặc Tiếng Hàn (Topik II - level 3) hoặc Tiếng Nhật (JLPT N4)
Có kiến thức về tin học: theo chuẩn MOS
Khai thác, vận hành được các máy, thiết bị, hệ thống thiết bị cơ khí.
Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt được các máy, thiết bị cơ khí.
Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa được các máy, thiết bị cơ khí.
Nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
Tổ chức quản lý chỉ đạo quá trình sản xuất và tham gia xây dựng dự án phát triển sản xuất.
Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống và sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện và công nghệ hiện đại.
5.2.2. Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô
* Thời lượng đào tạo:0 4 năm
* Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ
* Mục tiêu đào tạo
Có kiến thức cơ bản về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối cách mạng của Đảng Cộng SảnViệt nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh... để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế và pháp luật để đáp ứng việc học tập kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học...
Có đầy đủ kiến thức về cơ sở và chuyên môn kỹ thuật ô tô.
Có kiến thức để thiết kế sản phẩm trong lĩnh vực ô tô đáp ứng các nhu cầu mong muốn trong sản xuất như về kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội, đạo đức, sức khỏe và sự an toàn…
Có kiến thức về ngoại ngữ: Tiếng Anh (B1) hoặc Tiếng Hàn (Topik II - level 3) hoặc Tiếng Nhật (JLPT N4)
Có kiến thức về tin học: theo chuẩn MOS
Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp ráp được các kết cấu, bộ phận ô tô.
Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được các các kết cấu, bộ phận ô tô.
Nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ô tô.
Tổ chức quản lý chỉ đạo quá trình sản xuất và tham gia xây dựng dự án phát triển sản xuất ô tô.
Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống và sử dụng hiệu quả các công cụ, phương tiện và công nghệ ô tô hiện đại.
Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật Ô tô hiện tại và tương lai chiếm khoảng 30% nhu cầu lao động của cả nước. Vì vậy sinh viên học ngành này đảm bảo 100% có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng đến 20 triệu đồng/tháng.
Khoa Cơ khí liên kết với các doanh nghiệp lao động Nhật Bản để tổ chức cho sinh viên của khoa đi thực tập và làm việc tại Nhật Bản với mức lương khoảng 40 triệu đồng/tháng đến 80 triệu đồng/tháng.

* Email của khoa:
6. KHOA KINH TẾ
6.1. Giới thiệu chung về Khoa
* Tên khoa: Khoa Kinh tế
* Năm thành lập: 2006
* Lịch sử thành lập: Khoa Kinh tế là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Tiền đề của khoa những năm đầu thành lập là Bộ môn Kế toán trực thuộc vào Ban giám hiệu. Năm 2006 với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu nguồn nhân lực các ngành kinh tế của xã hội, với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đa ngành, đa nghề nhà trường đã ra quyết định thành lập Khoa Kinh tế ngày 15 tháng 3 năm 2006. Bước đầu khi thành lập Khoa Kinh tế nhận nhiệm vụ đào tạo chính với các ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh ở hệ cao đẳng và trung cấp. Từ những ngày đầu được thành lập, Khoa Kinh tế đã được Ban giám hiệu và các đơn vị trong trường quan tâm, tạo điều kiện đặc biệt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu nhân lực của xã hội, khoa Kinh tế đã phát triển đào tạo thêm ngành Tài chính – ngân hàng và Nghiệp vụ hướng dẫn lịch. Với chặng đường phát triển tuy chưa dài, nhưng khoa Kinh tế đã liên tục đạt được những thành tích đáng kể trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Khoa không ngừng lớn mạnh. Đến nay khoa có 30 giảng viên trong đó 100% có trình độ Thạc sỹ trở lên. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, ban lãnh đạo khoa, hiện đang có 03 thạc sỹ đang tham gia nghiên cứu sinh. Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản và chuyên môn nghề nghiệp nên có khả năng vận dụng linh hoạt vào các công việc của cử nhân kinh tế như: kế toán, phân tích tài chính, quản trị doanh nghiệp, tài chính ngân hàng …Vì vậy sinh viên của Khoa khi ra trường có thể đảm nhận tốt công việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoặc tại các viện nghiên cứu kinh tế. Sau gần 8 năm đào tạo sinh cử nhân kinh tế về kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được các đơn vị tiếp nhận và đánh giá cao năng lực chuyên môn và khả năng xử lý công việc, được đơn vị tuyển dụng đánh giá chất lượng tốt.
Ngày 20 tháng 01 năm 2011, trường Cao Đẳng Hóa chất được Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt trì, trong đó khoa Kinh tế gồm có 4 bộ môn: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính- ngân hang, Kinh tế cơ sở. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của nhà trường, của khoa và đáp ứng nhu cầu đào tạo về nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực kinh tế của xã  Đây chính là cơ hội lớn và cũng là thách thức đối với Khoa trong sự nghiệp phát triển. Hiện tại, Khoa Kinh tế đang đào tạo 2 ngành: Ngành Kế toán với 2 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp và Kế toán kiểm toán; Ngành Quản trị kinh doanh với 2 chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị Kinh doanh du lịch khách sạn. Khoa Kinh tế được nhà trường giao nhiệm vụ quản lý toàn diện hoạt động chuyên môn, chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng chương trình các ngành đào tạo của mình. Trong quá trình đào tạo Khoa luôn chú trọng tới việc rà soát chương trình, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung học phần mới để giúp cho sinh viên kịp thời nắm bắt kiến thức mới về kế toán, quản trị kinh doanh, phù hợp với sự phát triển nền kinh tế.
6.2. Thông tin về từng ngành, chuyên ngành
6.2.1. Ngành Kế toán
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ
* Yêu cầu về tiếng Anh: Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết về ngoại ngữ theo chuẩn tiếng anh B1 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
* Định hướng, mục tiêu
Đào tạo cử nhân Kế toán có tác phong công nghiệp, có tư tưởng lập trường vững vàng, sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có hiểu biết về các quy luật kinh tế, hiểu biết về chính trị, xã hội. Có hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Có kiến thức nền tảng về kinh tế, kiến thức chuyên sâu về kế toán, có năng lực làm việc trong môi trường nhiều biến động.
- Về kiến thức
Trình bày được nguồn gốc và sự phát triển của kế toán, khái niệm/định nghĩa về kế toán, các nguyên tắc kế toán, các phương pháp và kỹ thuật của kế toán.
Mô tả được các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị.
Phân tích được quy trình kế toán, hệ thống báo cáo kế toán trong đơn vị
Giải thích được mối quan hệ nhân quả của các hoạt động kinh tế tài chính một cách lô gic và biện chứng.
- Về kỹ năng
Tính toán đượccác chỉ tiêu kinh tế tài chính một cách chính xác.
Thiết kế được bộ máy kế toán, hệ thông thông tin kế toán trong các loại hình doanh nghiệp, các đơn vị hành chính - sự nghiệp.
Vận dụng được các chuẩn mực, chế độ kế toán, nguyên tắc kế toán, các phương pháp và kỹ thuật của kế toán một cách linh hoạt vào các loại hình doanh nghiệp, các đơn vị hành chính – sự nghiệp.
Làm việc nhóm, tự nghiên cứu, báo cáo, thuyết trình.
- Về thái độ
Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, tác phong công nghiệp và thái độ phục vụ tốt.
Chấp hành nghiêm túc chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế.
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
 Có ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập và công tác.
Năng động cập nhật kiến thức và áp dụng sáng tạo trong công việc.
Có phẩm chất chính trị, ý thức phát triển nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, trách nhiệm cộng đồng, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai.
Làm kế toán viên, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Làm trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên, kiểm toán viên chính tại các công ty kiểm toán.
Giảng dạy kế toán tại các viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
6.2.2. Ngành Quản trị kinh doanh
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 120 TC (không kể Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – an ninh và các kỹ năng chuẩn đầu ra)
* Yêu cầu về tiếng Anh: Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết về ngoại ngữ theo chuẩn tiếng anh B1 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
* Định hướng mục tiêu
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trình độ Đại học, nhằm trang bị cho người học sự phát triển toàn diện về kiến thức, có phẩm chất chính trị, có đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế - xã hội, pháp luật kinh doanh, kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh hiện đại, kiến thức chuyên sâu về quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị tài chính, ...
 Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh, đáp ứng được các nhu cầu phát triển của ngành và xã hội, có thể tham gia vào việc vận hành, quản lý trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp hiệu quả. Cụ thể:
- Về kiến thức
Trình bày được các lý thuyết cơ bản của lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Mô tả được các chiến lược, các dự án kinh doanh.
Phân tích được sự tác động từ những biến động của môi trường kinh doanh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Giải thích được các qui luật và hiện tượng kinh tế - xã hội.
- Về kỹ năng
Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề: Có các kỹ năng như lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc, đặt mục tiêu, tạo động lực, chăm sóc đối tác, nhận thức và bắt kịp với sự thay đổi của môi trường, lập và quản lý ngân sách, điều hành các cuộc họp hiệu quả, quản lý dự án, kiểm soát stress, xây dựng đội ngũ vững mạnh, quảng bá thương hiệu trên Internet, sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.
Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: Có khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức.
Kỹ năng tư duy một cách hệ thống: Có khả năng phân tích vấn đề theo logic có so sánh và phân tích với các vấn đề khác, nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ.
Có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp; khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật và công cụ lao động của nghề nghiệp; khả năng phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề trong nghề nghiệp.
Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp: Có khả năng nghiên cứu cải tiến hoặc phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp hoặc dẫn dắt các sự thay đổi đó; cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và hhả năng làm chủ Khoa học kỹ thuật và công cụ lao động mới và tiên tiến.
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành cho lĩnh vực Quản trị: Phần mềm quản lý SPSS, phần mềm quản trị nhân sự, quản trị hệ thống thông tin quản lý.
Kỹ năng về ngoại ngữ: Đạt chuẩn tiếng anh B1 - theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Kỹ năng về tin học: Tin học văn phòng chuẩn  (MOS).
Kỹ năng khởi sự kinh doanh
- Về thái độ
Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, tác phong công nghiệp và thái độ phục vụ tốt.
Chấp hành nghiêm túc chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế đào tạo của Trường.
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
Có ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập và công tác.
Năng động cập nhật kiến thức và áp dụng sáng tạo trong công việc.
Có phẩm chất chính trị, ý thức phát triển nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, trách nhiệm cộng đồng, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn chính về quản trị trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế, như:
Đảm nhận vị trí chủ chốt trong các phòng Kế hoạch, phòng Nhân sự, phòng Marketing, phòng Kinh doanh, …
Làm việc ở các bộ phận thương mại, quảng cáo, hoặc tham gia vào công việc xây dựng thương hiệu…
Có khả năng đảm nhiệm phụ trách các bộ phận xúc tiến bán hàng, xuất nhập khẩu.
Làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh: du lịch, khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hãng hàng không, khu vui chơi giải trí, các cơ quan tổ chức sự kiện - hội nghị, các cơ quan quản lý du lịch…

* Email của khoa:
7. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
7.1. Giới thiệu chung về Khoa
* Tên khoa: Khoa Công nghệ Thông tin
* Năm thành lập: 2005
* Lịch sử thành lập: Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Công nghiệp Việt Trì được thành lập năm 2005 trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Tin học của Trường Cao đẳng Hóa chất. Khoa bắt đầu đào tạo trình độ cao đẳng công nghệ thông tin từ năm 1997. Năm 2011 cùng với việc nâng cấp Trường Cao đẳng Hóa chất trở thành Trường Đại học Công nghiệp Việt trì, khoa được tái thành lập với tên gọi là Khoa Công nghệ Thông tin.
Trong suốt hơn 20 năm qua khoa Công nghệ Thông tin chịu trách nhiệm đào tạo chuyên môn cho các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, và Hệ thống thông tin.
Khoa Công nghệ Thông tin có số lượng giảng viên đảm bảo cho nhu cầu đào tạo của ngành. Cụ thể:
Hiện Khoa có 16 giảng viên, trong đó 100% có trình độ từ Thạc sỹ trở lên. Số giảng viên có trình độ Tiến sỹ là 02 giảng viên, đảm bảo cơ cấu tối thiểu của ngành.
Hàng năm, khoa Công nghệ Thông tin có tổ chức mời các giảng viên có trình độ cao tại các trường đại học lớn về để giảng viên, giao lưu, nhằm giúp thầy và trò trong khoa có cơ hội cọ sát, tiếp cận với sự phát triển của ngành.
Mục tiêu đào tạo và liên kết doanh nghiệp
Hướng đào tạo của khoa Công nghệ Thông tin là ứng dụng, tìm hiểu tiếp cận thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm đưa các công nghệ mà doanh nghiệp cần vào chương trình đào tạo. Do đó, khi xây dựng chương trình khung, khoa Công nghệ Thông tin đã thực hiện rất cụ thể hóa các bước như: So sánh chương trình đào tạo của trường đã ban hành với khung chương trình của các trường trong và ngoài nước; trực tiếp đến các doanh nghiệp để xin ý kiến và khung chương trình đào tạo; lấy ý kiến của các cựu sinh viên đang làm việc tại các daonh nghiệp; ý kiến của các giảng viên và sinh viên của trường. Từ đó đưa ra kết luận thực hiện điều chỉnh chương trình khung, điều chỉnh đề cương chi tiết các học phần, đảm bảo chương trình luôn đáp ứng và theo kịp với sự phát triển của thế giới công nghệ.
Hàng năm, khoa Công nghệ Thông tin có lấy ý kiến của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin của Nhật Bản, để bồi dưỡng cho những sinh viên có nhu cầu thực tập tay nghề và làm việc tại Nhật Bản.
Sinh viên khoa Công nghệ Thông tin, đến năm thứ 3 điều được khoa giới thiệu đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực tập tay nghề, từ đó sinh viên có thể  có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vận dụng vào doanh nghiệp, tằng một số kỹ năng như: Làm việc nhóm, chịu áp lực trong công việc…
Trong quá trình học, sinh viên được hưởng các chế độ chính sách theo đúng quy định của Nhà nước. Các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn điều được nhà trường, thầy cô trong khoa tạo kiện tốt nhất để theo học. Ngoài học bổng khuyến khích học tập theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm nhà trường có các xuất học khuyến khích, do các doanh nghiệp tài trợ.
7.2. Thông tin về từng ngành, chuyên ngành
Ngành Công nghệ Thông tin
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ:125 tín chỉ
* Yêu cầu tiếng Anh: Đạt trình độ tương đương B1
* Mục tiêu đào tạo
+ Mục tiêu chung
 Đào tạo nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, công nghệ để tạo ra sản phẩm mới phục vụ yêu cầu phát triển con người và xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế.
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có năng lực nghiên cứu và khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai và vận hành các hệ thống phần mềm cũng như hệ thống mạng máy tính tương xứng với trình độ đại học; có trách nhiệm nghề nghiệp, sẵn sàng thích nghi với môi trường làm việc đa dạng; có ý thức và khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.
+ Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức
Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ phần mềm: Quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; kiểm thử phần mềm; tư vấn, xây dựng và triển khai các ứng dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.
Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về mạng máy tính: Thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống mạng máy tính; xây dựng và triển khai các giải pháp an toàn hệ thống và bảo mật thông tin.
- Về kỹ năng
Vận dụng kiến thức cơ bản về Toán học, Vật lý để có thể tiếp thu được các kiến thức của ngành Công nghệ Thông tin và chuyên ngành phù hợp.
Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành Công nghệ Thông tin như: Nguyên lý lập trình cấu trúc và hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và thuật giải, cơ sở dữ liệu, hệ thống máy tính, xử lý đa phương tiện, các công nghệ phát triển ứng dụng, an toàn thông tin.
Nghiên cứu độc lập hoặc theo nhóm trong các lĩnh vực chuyên môn cho phép sinh viên khi tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc.
Tổng hợp, trình bày các kết quả học tập nghiên cứu; phân tích xử lý tình huống và ra quyết định.
Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của công việc.
Xây dựng và phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính, thiết bị di động;  phân tích, xây dựng và khai thác các hệ thống cơ sở dữ liệu; kiểm thử phần mềm.
Thiết kế, triển khai, vận hành, đảm bảo an ninh cho hệ thống mạng trên nhiều nền tảng và công nghệ khác nhau.
- Về thái độ
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp. Có tinh thần tự học nâng cao trình độ để thích ứng với sự thay đổi của công việc và công nghệ.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư thiết kế, xây dựng và kiểm thử phần mềm tại các doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước.
Kỹ sư thiết kế, quản trị hệ thống mạng và lắp đặt, bảo trì hệ thống phần cứng trong các doanh nghiệp
Kỹ sư thiết kế đồ họa tại các doanh nghiệp.
Cán bộ kỹ thuật ở các bộ phận phụ trách công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.
Cán bộ giảng dạy tin học tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường Nghề và các trường Phổ thông.
Tự thành lập công ty kinh doanh về các lĩnh vực công nghệ thông tin.
* Triển vọng nghề nghiệp
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như các máy móc, trang thiết bị hiện đại CNTT đã trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế hội nhập.Tuy nhiên, nhân lực có kỹ năng chuyên sâu cũng như kinh nghiệm thực tế của ngành đang rơi vào tình trạng khan hiếm trong khi nhu cầu này so với nhu cầu của xã hội ngày một tăng cao. Đây chính là cơ hội việc làm cho các bạn đang theo học công nghệ thông tin để đáp ứng được như cầu nguồn nhân lực có kiến thức cũng như kỹ năng cao hiện nay.
* Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
Bắt đầu sang năm thứ 3, sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của Khoa sau trong thời gian học được đi thực tế tại các doanh nghiệp có sử dụng kỹ sư CNTT như: FPT, Tập đoàn Vietsens, tập đoàn AHT, Công ty Sam Sung Việt Nam. Một số công ty của Nhật Bản đóng tại Việt nam, một số doanh nghiệp đóng tại Nhật Bản cũng sang hợp tác với khoa CNTT đưa sinh viên sang thực tập và làm việc tại Nhật Bản.
* Email của khoa:
8. KHOA NGOẠI NGỮ
8.1. Giới thiệu chung về Khoa
* Tên Khoa: Khoa Ngoại ngữ
* Năm thành lập: 2014
* Lịch sử thành lập: Khoa Ngoại ngữ - trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, tiền thân là Bộ môn Tiếng Anh - khoa Khoa học cơ bản, là Khoa có sứ mệnh đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực về ngoại ngữ nhằm kịp thời đáp ứng những đòi hỏi, nhu cầu ngày càng cao, quan hệ hợp tác ngày càng đa dạng của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, góp phần đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục của đất nước.
Với tầm nhìn đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các chương trình đào tạo, chuyên ngành đào tạo, Khoa Ngoại ngữ đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Khoa Ngoại ngữ đang từng bước nâng cao vị thế và thương hiệu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về ngoại ngữ, từng bước phát triển thành đơn vị đào tạo ngoại ngữ uy tín của khu vực phía Bắc, Việt Nam.
Đội ngũ giảng viên: Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Khoa Ngoại Ngữ gồm 11 cán bộ, giảng viên, trong đó, 100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ tại các trường có uy tín trong và ngoài nước, và 01 chuyên viên làm công tác trợ lý khoa. Với lòng nhiệt tình, tâm huyết và say mê với nghề giáo, các giảng viên của Khoa luôn tự trau dồi, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để có sự am hiểu sâu rộng, cũng như cập nhật kiến thức mới trong thời đại công nghiệp 4.0, gắn lý luận với thực tiễn, làm cho bài giảng của mình sinh động hơn, hấp dẫn hơn?”
* Liên kết khu vực
Trong những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ tích cực của các cấp lãnh đạo, với lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo, hiệu quả, tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa Ngoại ngữ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các lớp học tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh kỹ thuật cơ bản và nâng cao cho các cán bộ, công nhân kỹ thuật của các Tổng công ty, các nhà máy, các xí nghiệp như: Tổng công ty Hóa Chất mỏ Vinacomin, Công ty cổ phần Viglacera Việt Trì, Nhà máy Z129, Z121 – Bộ Quốc Phòng, Công ty sản xuất Bioethanol thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Công ty Xi măng Đồng Bành, Công ty Xi măng Mai Sơn, Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì,… Bên cạnh đó, Khoa còn hợp tác đào tạo với các trung tâm như trung tâm bồi dưỡng tiền tiến sĩ – Đại học Quốc Gia Hà Nội, trung tâm bồi dưỡng tiền tiến sĩ – Đại học Thái Nguyên, trung tâm Ngoại Ngữ OCEAN. Khoa cũng đã mời các giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi từ các trường đại học khác tham gia giảng dạy, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp cũng như hoạt động ngoại khóa.
* Các ngành đào tạo
Trên cơ sở thành lập, Khoa Ngoại Ngữ là nơi đào tạo cử nhân ngành Ngôn Ngữ Anh gồm các chuyên ngành: Tiếng Anh Hóa học, Tiếng Anh Kỹ thuật- Công Nghệ, Tiếng Anh Thương Mại và Tiếng Anh Du lịch.Với chương trình đào tạo linh hoạt, sinh viên có cơ hội được lựa chọn một trong các chuyên ngành trên. Bên cạnh đó, thông qua các học phần tự chọn sinh viên được nâng cao hoặc mở rộng chuyên môn trong các lĩnh vực nghề nghiệp. Do đó, bằng nền tảng tiếng Anh vững chắc và kiến thức chuyên ngành được tạo lập sẽ giúp sinh viên có khả năng thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo ngoại ngữ khi còn đang trong thời gian đào tạo tại trường.
Hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, ngành học ngoại ngữ chiếm tỉ lệ cao nhằm phát huy năng lực và nắm bắt cơ hội thăng tiến. Năm 2019, Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì được phép thực hiện chương trình đào tạo văn bằng 2 - ngành Ngôn ngữ Anh nhằm đào tạo ra những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
* Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo Tiếng Anh của Khoa Ngoại ngữ nhằm cung cấp cho thị trường nhân lực đội ngũ lao động “SẢN PHẨM KÉP”, vừa giỏi Tiếng Anh vừa vững vàng về các lĩnh vực Công nghệ - kỹ thuật, Hóa học, Kinh tế - thương mại và Du lịch. Cùng với sự trang bị đầy đủ cả về kiến thức chuyên ngành lẫn kỹ năng hội nhập, sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường đa văn hóa, đảm nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau tùy theo sở thích và sở trường như biên – phiên dịch trong các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức nước ngoài, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các nhà xuất bản, tòa soạn, đài truyền hình; hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành; chuyên viên marketing, tổ chức sự kiện, trợ lý trong các công ty nước ngoài; giảng dạy tại các cơ sở giáo dục hoặc làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn,…Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sau khi tốt nghiệp thường có cơ hội việc làm rộng mở hơn tại các tập đoàn đa quốc gia, các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các văn phòng đại diện của Việt Nam ở nước ngoài vì thị trường lao động Việt Nam cũng như nước ngoài hiện nay đang cần rất nhiều người giỏi ngoại ngữ, vững kiến thức văn hóa – xã hội và thành thạo kỹ năng làm việc.
8.2. Thông tin về từng ngành, chuyên ngành đào tạo
* Tên ngành: Ngôn Ngữ Anh
* Thời lượng đào tạo: 04 năm
* Tổng số tín chỉ: 129 tín chỉ (chưa kể 03 tín chỉ GDTC và 08 tín chỉ GDQP-AN). Trong đó:
* Yêu cầu về tiếng Anh:
Năng lực tiếng Anh khi tốt nghiệp đạt cấp độ C1theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Yêu cầu về đào tạo chuyên ngành:
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
Có kiến thức khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên cần thiết đối với một sinh viên ngành ngôn ngữ;
Đạt được kỹ năng, thao tác cơ bản trong nghiên cứu khoa học;
Được trang bị những kiến thức cần thiết về lý luận và thực tiễn giao tiếp, tác nghiệp bằng tiếng Anh và kỹ năng dịch thuật cơ bản;
Đạt được năng lực sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) đồng thời hiểu và nắm bắt cách vận dụng linh hoạt kiến thức quan trọng về Ngôn ngữ Anh: Ngữ Âm, Từ Vựng, Ngữ Pháp, Ngữ dụng trong chuyên môn.
Đạt được năng lực sử dụng các thao tác ngôn ngữ trong công việc biên phiên dịch.
Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp.
Nắm bắt và áo dụng các phương pháp, kỹ thuật học tiếng Anh để phát triển và hỗ trợ cho quá trình học tập lâu dài sau này
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ theo học cao học tiếng Anh chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và một số chuyên ngành có liên quan tại các trường trong và ngoài nước.
* Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp
 Chương trình Đào tạo Đại học ngành Ngôn ngữ Anh - ngành biên, phiên dịch về các lĩnh vực, cụ thể:
8.2.1. Chuyên ngành Tiếng Anh Công nghệ - Kỹ thuật
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có khả năng làm việc tại các công ty, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật liên quan đến cơ khí chế tạo máy, điện, vật liệu, công nghệ kim loại; đồng thời có khả năng tham mưu để áp dụng các công nghệ mới của nước ngoài nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
8.2.2. Chuyên ngành Tiếng Anh Hóa học
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có khả năng làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các vị trí về kiểm tra chất lượng, thành phần sản phẩm, nghiên cứu thành phần hóa học, xử lý nước thải môi trường trong các công ty lớn hoặc tập đoàn nước ngoài; đồng thời có khả năng dịch thuật các tài liệu chuyên về ngành hoá.
8.2.3. Chuyên ngành Tiếng Anh Du lịch
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có khả năng làm việc trong các văn phòng, đại lý du lịch, trực tiếp điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước; xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và điều phối hướng dẫn viên cho các tour du lịch; giữ liên lạc với các đối tác để thực hiện các tour du lịch cho lữ khách trong và ngoài nước; khai thác và tìm kiếm đối tác để chọn lựa được những đối tác cung cấp dịch vụ tốt nhất; hỗ trợ cập nhật thông tin xây dựng các sản phẩm du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu điều hành phục vụ công tác chuyên môn.
8.2.4. Chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có khả năng sử dụng các kỹ năng giao dịch trong thương mại ở trình độ trung cấp và có khả năng vận dụng kiến thức căn bản về quản lý, tiếp thị trong lĩnh vực thương mại; đồng thời hình thành kỹ năng và hiểu biết cơ bản về môi trường kinh doanh, quản trị, môi trường kinh tế để có thể giải quyết các tình huống phát sinh; cũng như có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh sau:
Các cơ quan, tổ chức đối ngoại, kinh tế, văn hóa, ngoại giao
Các công ty, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng
Các công ty trong và ngoài nước họat động trong các lĩnh vực thương mại, kinh doanh.
Các công ty, tổ chức họat động trong lĩnh vực dịch thuật.
Các khu công nghiệp, các nhà máy trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ về máy, thiết bị và sản phẩm..v.v.
Các trường học, trung tâm ngoại ngữ.    
Hoặc làm việc ở các vị trí, chức danh sau:
Chuyên viên dịch thuật.
Tổ trưởng các tổ nghiệp vụ: kinh doanh, tiếp thị, quản trị bán hàng, dịch vụ khách hàng.
Thư ký Ban Giám đốc.
Trợ lý Giám đốc.
Giáo viên dạy tiếng Anh.
Hướng dẫn viên du lịch.
* Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
Mời giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy một số học phần căn bản và cốt lõi của ngành ngôn ngữ Anh.
Mời giáo viên nước ngoài tham gia các buổi ngoại khóa và các chuyến đi thực tế cùng với sinh viên nhằm tăng khả năng giao tiếp của học viên.
Phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho sinh viên.
Giáo viên và sinh viên tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo của các đơn vị, tổ chức quốc tế để nâng cao trình độ và khả năng giao tiếp.
* Email của khoa: