Đắk lắk có bao nhiêu dân tộc

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019 đã được tiến hành tại tỉnh Đắk Lắk vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2019 theo Quyết định 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc Tổng điều tra dân số lần thứ 5 được thực hiện trên phạm vi toàn quốc kể từ khi nước nhà hoàn toàn thống nhất năm 1975.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thu thập thông tin cơ bản về dân số và nhân khẩu học của 1.869.322 người là nhân khẩu thực tế thường trú tại 487.951 hộ dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của Tổng điều tra giúp nâng cao chất lượng thông tin, minh bạch quá trình sản xuất thông tin thống kê, rút ngắn thời gian xử lý để công bố sớm kết quả Tổng điều tra và tiết kiệm kinh phí so với các cuộc điều tra và Tổng điều tra theo phương pháp điều tra truyền thống.

Ảnh: Báo Tiền phong

Dưới đây là một số chỉ tiêu chính về kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019:

[1] Tổng dân số của Đắk Lắk vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 1.869.322 người, trong đó dân số nam là 942.578 người, chiếm 50,42% và dân số nữ là 926.744 người, chiếm 49,58 %. Như vậy, Đắk Lắk là tỉnh đông dân nhất khu vực Tây nguyên và đứng thứ 10 toàn quốc. Sau 10 năm, quy mô dân số Đắk Lắk tăng thêm 73.733 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 0,75%, giảm mạnh so với 10 năm trước [tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999 - 2009 là 1,56%/năm].

[2] Tổng số hộ dân cư toàn tỉnh là 487.951 hộ tăng 80.692 hộ hộ so với cùng thời điểm năm 2009. Số người bình quân một hộ có xu hướng giảm từ mức 4,25 người/hộ năm 2009 xuống còn 3,83 người/hộ năm 2019. Trong giai đoạn 2009 - 2019, tỷ lệ tăng bình quân số hộ dân cư là 1,8%/năm, thấp hơn 1,8 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999 - 2009. Quy mô hộ bình quân khu vực thành thị là 3,6 người/hộ, thấp hơn quy mô hộ bình quân khu vực thành thị là 0,48 người/hộ [khu vực thành thị là 4,08 người/hộ]

[3] Mật độ dân số của tỉnh ĐắkLắk là 143,71 người/km2, tăng 10 người/km2 so với năm 2009 tăng 31 người/km2 so với năm 2009.

[4] Tỷ số giới tính của dân số là 101,7 nam/100 nữ cao hơn tỷ số giới tính toàn quốc [toàn quốc là 99,1 nam/100 nữ]. Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 98 nam/100 nữ cao hơn toàn quốc [toàn quốc tỷ lệ này là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 102,67 nam/ nữ cao hơn toàn quốc [toàn quốc tỷ lệ này là 100,5 nam/100 nữ].

[5] Dân số thành thị là 462.118 người chiếm 24,72% tổng dân số, khu vực nông thôn có 1.407.204 người cư trú, chiếm 75,28% [năm 2009 dân số thành thị 415.881 người chiếm 23,99%]. Sau 10 năm, tỷ lệ dân số khu vực thành thị tăng 0,73 điểm điểm phần trăm, quy mô dân số thành thị 10 năm qua tăng 46.237 người.

[6] Đắk Lắk có 49 dân tộc hiện đang cư trú trên địa bàn, [năm 2009 là 47 dân tộc, năm 1999 là 43 dân tộc]. Đông nhất là dân tộc kinh chiếm 64,3% [năm 2009 là 67,0%, năm 1999 chiếm 70,4%], kế đến là dân tộc Ê đê chiếm 18,79% [năm 2009 là 17,2%, năm 1999 là 16,5%]; Nùng chiếm 4,1% [năm 2009 là 4,1% năm 1999 là 3,6%]; dân tộc Tày là 2,3% [năm 2009 là 3%, năm 1999 là 2,8%]; Mông là 2,1%, [năm 2009 là 1,3%, năm 1999 là 0,6%]… Một số dân tộc như Tày, Nùng, Mường... ở vùng các tỉnh phía bắc di cư vào Đắk Lắk những năm giai đoạn 1999-2009 tăng, đến giai đoạn 2009-2019 đã giảm dần. Chỉ riêng có dân tộc H Mông năm 1999 chỉ có 8.145 người đến năm 2009 là 22.760 người, năm 2019 là 39.241người, dân tộc này có tỷ sinh tăng rất nhanh qua các năm.

[7] Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Đắk Lắk có 14 thành phần tôn giáo [tăng 1 thành phần so với năm 2009]. Năm 2019 có 465.746 người theo tôn giáo, chiếm 24,91% dân số. Nhiều nhất là Tin lành chiếm 9,87%, Công giáo chiếm 9,79%; Phật giáo chiếm 5,01%; Cao dài 0,13%. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

[8] Hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh, đạt có 96,8%, so với toàn quốc thấp hơn 2 điểm phần trăm. Kết quả này chưa đạt mục tiêu về đăng ký khai sinh của Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 [mục tiêu đến năm 2020 có 97% trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh]. Như vậy vẫn còn 3,2% số trẻ em dưới 5 tuổi chưa được đăng ký khai sinh, tình trạng này chủ yếu xảy ra ở khu vực nông thôn.

[9] Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 77,85% [cả nước là 77,5%]. Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 70,19% [cả nước là 69,2%]; dân số góa vợ, góa chồng là 5,78%; dân số đã ly hôn hoặc ly thân chiếm 1,88% [cả nước là 2,1%]. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 24,3 tuổi [tỷ lệ này toàn quốc là 25,2 tuổi]. Tuổi kết hôn trung bình của nam giới cao hơn nữ giới 4 tuổi [tương ứng là 26,3 tuổi và 22,1 tuổi]. Tuổi kết hôn lần đầu ở thành thị cao hơn nông thôn đối với cả nam giới và nữ giới tỷ lệ này là 26,1 và 24 tuổi.

[10] Tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật ở Đắk Lắk là 3,18 % thấp hơn bình quân chung của cả nước [3,72%], nhưng cao hơn bình quân các tỉnh khu vực Tây Nguyên [ bình quân khu vực Tây nguyên là 2,88%].

[11] Tổng tỷ suất sinh [TFR] là 2,37 con/phụ nữ, cao hơn mức bình quân chung của toàn quốc và thấp hơn bình quân chung của khu vực Tây Nguyên [lần lượt là 2,09 con/phụ nữ và 2,43 con/phụ nữ]. TFR của khu vực thành thị là 2,18 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,42 con/phụ nữ

[12] Tình trạng sinh con ở tuổi chưa thành niên vẫn còn tồn tại ở Việt nam nói chung cũng như tỉnh ĐắkLắk nói riêng. Trên phạm vi toàn tỉnh, phụ nữ chưa thành niên [từ 10-17 tuổi] sinh con trong 12 tháng trước thời điểm điều tra chiếm tỷ trọng 6,5‰; cao hơn bình quân chung của cả nước [cả nước tỷ lệ này là 3,3‰]. Phụ nữ chưa thành niên sinh con ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, tỷ lệ này [lần lượt là 3,4‰ và 7,5‰].

[13] Tỷ số giới tính khi sinh năm 2019 của tỉnh Đắk Lắk: 110 bé trai/100 bé gái, sự mất cân bằng giới tính ở cả 2 khu vực thành thị và nông thôn có sự khác biệt. Ở khu vực thành thị SRB năm 2019 của tỉnh là 102,8 bé trai/100 bé gái, SRB nông thôn là 112,3 bé trai/100 bé gái.

[14] Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi đều giảm mạnh trong vòng hai thập kỷ qua. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi [IMR] là 23 trẻ tử vong trên 1000 trẻ sinh sống, giảm hơn so với cách đây 10 năm [ năm 2009 là 26 trẻ tử vong trên 1000 trẻ sinh sống. Mặc dù IMR của tỉnh năm 2019 đã giảm so với 2009 nhưng so với toàn quốc tỷ lệ này vẫn còn khá cao, đặt biệt IMR của vùng Tây Nguyên cao nhất cả nước 23,4 trẻ dưới 1 tuổi tử vong trên1000 trẻ sinh sống. Do đó, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cần được quan tâm đặc biệt và đầu tư thỏa đáng ở các vùng miền núi xa xôi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thai sản góp phần giảm IMR. Ngoài ra, cần có các nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân cũng như đặc trưng của các vùng để ban hành các chính sách phù hợp nhằm giảm IMR.

Tỷ suất chết [U5MR] của trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Đắk Lắk năm 2019 giảm nhiều so với năm 2009; tuy vậy, vẫn còn khoảng cách lớn so với toàn quốc [Đắk Lắk là 34,4 trẻ dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống; Toàn quốc là 21 trẻ dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống; Vùng Tây Nguyên có U5MR cao nhất nước 35,5 trẻ dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống. Trong khi U5MR liên quan nhiều đến điều kiện thai sản của bà mẹ thì tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi [U5MR] chủ yếu phản ánh về tình trạng dinh dưỡng và phòng chữa bệnh cho trẻ em

[15] Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi; trong đó, tuổi thọ của nam giới là 71,0 tuổi, của nữ giới là 76,3 tuổi. Tuổi thọ trung bình của dân số năm 2019 tỉnh Đắk Lắk là 70,6 tuổi; nam là 67,8 tuổi và nữ là 73,5 tuổi

[16] Phần lớn các trường hợp chết xảy ra trong 12 tháng trước thời điểm Tổng điều tra là do bệnh tật [82,93%]. Ngoài yếu tố bệnh tật, tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong. Tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông cao gấp gần năm lần so với tỷ lệ người chết vì tai nạn lao động [tương ứng là 6,83% và 1,4%]. Tỷ lệ chết vì tai nạn giao thông ở nam giới cao gấp hơn ba lần ở nữ giới [5,9% so với 1,8%].

[17] Mặc dù dân số tăng nhưng di cư đang có dấu hiệu giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Trong số 1.696.977 dân số từ 5 tuổi trở lên, số người di cư là 62.955 người, chiếm 3,7%. Trong đó, số người di cư trong huyện và di cư giữa các huyện chiếm lần lượt là 2% và 0,6%; nhóm di cư giữa các tỉnh chiếm tỷ lệ gần 1%. Quan sát tình hình di cư trong ba thập kỷ qua cho thấy sự thay đổi rõ rệt cả về số lượng, tỷ lệ và xu hướng. Tổng dân số toàn tỉnh liên tục tăng qua các thời kỳ, nhưng dân số di cư chỉ tăng trong giai đoạn 1999 - 2009, từ 183 ngàn người năm 1999 xuống 110 ngàn người năm 2009, sau đó giảm xuống còn gần 63 ngàn người năm 2019. Tương ứng là tỷ lệ di cư liên tục giảm mạnh từ 14,7% năm 1999 xuống còn 6,8% năm 2009 và giảm mạnh xuống 3,75% năm 2019.

[18] Trong 10 năm qua, giáo dục phổ thông đã có sự cải thiện rõ rệt về việc tăng tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi. Trong đó, bậc trung học phổ thông có sự cải thiện rõ ràng nhất.

Tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học [TH] là 101,6%; cấp trung học cơ sở [THCS] là 90,1% và Trung học phổ thông [THPT] là 67,2%. Cấp học càng cao thì khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ đi học chung càng lớn.

Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp này lần lượt là 95,7%, 85,6%, 62,2%.

Đắk Lắk hiện có 10,7% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đến trường, Tỷ lệ trẻ em không đến trường của nam giới cao hơn 4,3 điểm phần trăm, [nam giới 12,8% nữ giới là 8,5%]. Mặc dù tỷ lệ trẻ em không đến trường trên toàn tỉnh 10,7% nhưng sự khác biệt vẫn còn khá lớn giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở khu vực nông thôn cao hơn gần ba lần so với khu vực thành thị [12,4% so với 4,9%]. Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giữa các cấp học cũng có sự khác biệt khá rõ. Cấp học càng cao, tỷ lệ này càng gia tăng. Ở cấp tiểu học, cứ 100 em trong độ tuổi đi học cấp tiểu học thì có bình quân 1,5 em không được đến trường; con số tương ứng ở cấp THCS là gần 9 em, ở cấp THPT là 31 em.

[19] Hơn một phần ba dân số từ 15 tuổi trở lên đạt trình độ học vấn từ THPT trở lên [28,6%], cao hơn so với khu vực Tây Nguyên 1,2 điểm phần trăm, thấp hơn toàn quốc 7,9% điểm phần trăm.

[20] Toàn tỉnh có 85,7% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ CMKT [bình quân khu vực Tây Nguyên tỷ lệ này là 86,1 và toàn quốc là 80,8%]

[21] Dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia LLLĐ được đào tạo CMKT từ sơ cấp trở lên toàn tỉnh là 17,1%; trong đó khu vực thành thị cao gấp 3,16 lần khu vực nông thôn [tương ứng là 36,4% và 11,5%].

[22] Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh là 1,85% thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với toàn quốc [toàn quốc tỷ lệ này là 2,05%], là tỉnh cao hơn trong các tỉnh khu vực Tây Nguyên cụ thể: [Kom Tum 1,82%, Gia Lai 1,61%, Đắk Nông 1,23%, Lâm Đồng 0,88%]. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn thấp hơn so với khu vực thành thị [tương ứng là 1,59% và 2,72%]

[23] Trong những năm qua tỷ trọng lao động có việc làm theo ngành có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ nhưng vẫn còn thấp, vì vậy tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp lớn. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến và Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ ít, vị trí việc làm trong lĩnh vực này hạn chế. “Nông, lâm nghiệp và thủy sản” vẫn là ngành có tỷ trọng lao động nhiều nhất, chiếm 68,3%; tiếp đến là ngành “Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 8,5%” và “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 23,2%”.

[24] Đa số các hộ dân cư sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc quyền sở hữu riêng của hộ. Tỷ lệ hộ hiện sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc quyền sở hữu riêng của hộ là 95,5%, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị ngang nhau [tương ứng 99,6% và 99,5%]. Có 4,2% hộ dân cư đang ở trong các ngôi nhà/căn hộ đi thuê/mượn, tăng tỷ lệ hộ sống trong những ngôi nhà thuê/mượn ở khu vực thành thị cao gấp 4,5 lần so với khu vực nông thôn.

Tỷ lệ hộ sống trong nhà kiên cố hoặc bán kiên cố chiếm tới 90,67% tổng số hộ có nhà ở. Trong đó tỷ lệ hộ sống trong nhà kiên cố hoặc bán kiên cố ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn, tương ứng là 98,14% và 88,1%. Có 9,33% tổng số hộ đang sống trong các căn nhà thiếu kiên cố và đơn sơ, tương đương với hơn 45,5 nghìn hộ, chủ yếu tập trung tại khu vực nông thôn [chiếm 73,75% số hộ].

[25] Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 20,41m2/người, tăng không đáng kể so người so với năm 2009 [năm 2009 là 20,1 m2/người]

[26] Đa số các hộ dân cư đang sống trong các ngôi nhà/căn hộ được xây dựng và bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2000 đến nay [84,4% tương đương 411.830 hộ]. Trong đó có 42,35 % hộ sống trong các ngôi nhà/căn hộ mới được xây dựng trong vòng 10 năm trước thời điểm Tổng điều tra [tương ứng 202.835 hộ]. Hiện nay, trên toàn tỉnh vẫn còn gần 1.951 hộ [tương ứng 0,4% số hộ có nhà ở] đang sống trong các ngôi nhà được xây dựng và đưa vào sử dụng lần đầu đến 45 năm

[27] Toàn tỉnh có 99% hộ sử dụng điện lưới thắp sáng, tăng 6 điểm phần trăm so với năm 2009, [năm 2009 tỷ lệ này là 93%]. Hầu như toàn bộ các hộ dân cư khu vực thành thị đã có điện để thắp sáng [tương ứng với 99,95%], trong khi đó vẫn còn 1,34% số hộ dân cư ở khu vực nông thôn [tương ứng với 4.828 hộ] chưa được tiếp cận với điện lưới để thắp sáng.

[28] Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh [hố xí tự hoại và bán tự hoại] là 76,25%, tăng gần 30,65 điểm phần trăm so với năm 2009, năm 2009 tỷ lệ này là 45,6%. Tỷ lệ hộ dân cư khu vực thành thị sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 91,95%, ở khu vực nông thôn là 70,67%.

[29] Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh 90,67%, trong đó 20% hộ sử dụng nguồn nước máy. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 99,6%, ở khu vực nông thôn là 96,3%.

[30] Tiện nghi sinh hoạt của hộ dân cư đã được cải thiện với 91,83% hộ có sử dụng ti vi; 92,21 hộ có sử dụng điện thoại [cố định, di động] hoặc máy tính bảng; 25,41% hộ có sử dụng máy vi tính [bao gồm máy để bàn, laptop].

Ngoài các thiết bị sinh hoạt nghe nhìn đã đề cập ở trên, các thiết bị phục vụ sinh hoạt cơ bản khác cũng được phần lớn hộ dân cư sử dụng và tăng đáng kể so với năm 2009. Tăng cao nhất là tỷ lệ hộ sử dụng tủ lạnh, tăng 41,96% [năm 2009: 26,16%, năm 2019: 68,12%]; tiếp đến là tỷ lệ hộ sử dụng máy giặt, tăng 27,28% [năm 2009: 13,1%, năm 2019: 40,9%] và tỷ lệ hộ sử dụng điều hòa nhiệt độ tăng 4,7% [năm 2009: 1%, năm 2019: 5,7%].

Đa số các hộ dân sử dụng phương tiện giao thông cá nhân có động cơ [mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện và ô tô] cho mục đích sinh hoạt của hộ. Trong đó, 90,93% tổng số hộ sử dụng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện và 5,5% tổng số hộ có sử dụng ô tô. Tỷ lệ hộ sử dụng phương tiện giao thông cá nhân có động cơ ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn

Đắk Lắk có dân tộc gì?

Đắk Lắk
Mật độ 150 người/km²
Dân tộc Kinh, Ê Đê, M'Nông, Nùng, Tày, Thái, Dao
Kinh tế [2022]
GRDP 123.178 tỉ đồng [5,23 tỉ USD]

Đắk Lắk – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Đắk_Lắknull

Đắk Lắk có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống?

Tỉnh Đắk Lắk hiện có dân số 1,9 triệu người, với 49 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 32,5%. Đối với dân di cư tự do, toàn tỉnh hiện có 10.167 hộ, tập trung nhiều tại các huyện Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, M'Đrắk, Lắk, Cư M'gar…

Buôn Ma Thuột có bao nhiêu dân tộc?

Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên 37.710 ha, với 21 đơn vị hành chính [8 xã và 13 phường], dân số 380.755 người, gồm 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 13,8%.

Đắk Lắk hiện nay có bao nhiêu dân tộc tài liệu địa phương?

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có trang phục truyền thống, với mầu sắc, chất liệu, hoa văn mang những nét đặc trưng.

Chủ Đề