Dàn ý bài văn thuyết minh về bánh chưng
Đề bài: Dàn ý thuyết minh về bánh chưng Show Mục Lục bài viết: Dàn ý thuyết minh về bánh chưng I. Dàn ý thuyết minh về bánh chưng1. Mở bài Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: bánh chưng. 2. Thân bài a. Nguồn gốc và hình dáng, đặc điểm của bánh chưng- Nguồn gốc: gắn liền với câu chuyện "Bánh chưng bánh giầy" và nhân vật hoàng tử Lang Liêu. - Hình dáng, đặc điểm: vuông vức. b. Nguyên liệu để làm bánh chưng- Nguyên liệu bên ngoài: lá dong hoặc lá chuối. - Nguyên liệu bên trong: nếp, đậu xanh, thịt mỡ. c. Cách thức làm bánh- Gói bánh- Nấu bánh - Thưởng thức bánh Có thể bạn quan tâmd. Ý nghĩa của bánh chưng- Là một món ăn tiêu biểu tượng trưng cho ngày Tết.- Ẩn dụ cho ý niệm cho mong ước về cuộc sống ấm no. - Đề cao thành tựu nông nghiệp cùng nền văn minh lúa nước. 3. Kết bài Khẳng định lại ý nghĩa và tác dụng của bánh chưng trong đời sống tinh thần, tâm thức của người Việt. II. Bài văn mẫu thuyết minh về bánh chưngViệt Nam là đất nước đậm đà bản sắc dân tộc với các phong tục tập quán, truyền thống, lễ hội,… đều được lưu truyền sâu rộng trong nhân dân, từ đời này nối tiếp đời sau. Mỗi năm, cứ đến cận kề ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì người người, nhà nhà đều nô nức sắm sửa chuẩn bị đón tết và không quên gói những chiếc bánh chưng vuông vắn chứa đựng hương vị đầm ấm, sum vầy. Có thể nói nếu thiếu hương vị bánh chưng thì ngày tết cũng mất đi một phần giá trị truyền thống của nó. Bánh chưng có từ bao giờ cũng không ai biết rõ nhưng theo sự tích kể lại, vào những năm vua Hùng thứ sáu, sau khi đánh đuổi giặc Ân, vua có ý truyền ngôi cho con nên ban lệnh: Ai tìm được món ăn ngon, có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu người con thứ mười tám, dâng lên cho vua cha món bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng ăn thấy ngon và rất có ý nghĩa bèn truyền ngôi cho. Kể từ đó mỗi dịp tết Nguyên Đán, dân chúng lại làm món bánh này để dâng cúng tổ tiên, trời đất...(Còn tiếp) >> Xem bài mẫu đầy đủ thuyết minh về bánh chưng tại đây. Bài hướng dẫn lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng với hệ thống luận điểm rõ ràng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho quá trình lên ý tưởng và xây dựng bài văn thuyết minh về chiếc bánh chưng của các bạn đấy. Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết nhé!
Bánh chưng được biết đến là một món ăn truyền thống của người Việt Nam, là đại diện của nền văn hóa ẩm thực và tâm linh của dân tộc ta. Bởi vậy, thuyết minh về loại bánh truyền thống này luôn là một đề tài hay và được nhiều thầy cô và các bạn học sinh yêu thích. Với mong muốn giúp các bạn học sinh có thể hiểu và làm bài tốt, Báo Song Ngữ xin gửi tới các em một số dàn ý thuyết minh về bánh chưng để tham khảo, cùng theo dõi nhé. Dàn ý chung thuyết minh về bánh chưngKhi bạn làm bài văn với chủ đề bánh chưng, bạn nên thực hiện theo mạch dàn ý chung sau: Mở bàiNêu khái quát một và nét đặc trưng về bánh chưng Thân bàiCần đảm bảo các luận điểm
Kết bàiKhẳng định giá trị của bánh chưng và nêu suy nghĩ của mình. Chi tiết dàn ý thuyết minh về bánh chưngNgay bây giờ, hãy cùng Báo Song Ngữ lập dàn ý chi tiết cho đề tài thuyết minh về bánh chưng nhé. Bài 1:Mở bài Giới thiệu một số nét: Bánh chưng là một món ăn dân tộc truyền thống của người Việt Nam, có nguồn gốc lịch sử hàng ngàn năm và vẫn luôn được lưu giữ đến hiện tại – tương lai, là đặc trưng của ngày Tết cổ truyền… Thân bài Nguồn gốc Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng Bánh dày” của chàng hoàng tử Lang Liêu – đời vua Hùng thứ 6. Trong một giấc mơ, có một vị thần đã nói cho chàng cách làm bánh từ gạo nếp. Hôm sau chàng đã làm Bánh chưng – Bánh dày để dâng lên vua cha với ý nghĩa bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, nhân bánh là vạn vật sinh sôi. Vua cha thấy bánh ngon và ý nghĩa đã truyền ngôi cho Lang Liêu, và bánh chưng cũng ra đời từ đó. Cách làm – Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Thực hiện:
Ý nghĩa của bánh chưng
Kết bài
Bài 2:Mở bài: Nêu một vài nét tổng quát Mỗi dịp Tết đến Xuân về, hình ảnh các gia đình quây quần gói bánh chưng thật ấm cúng, luôn làm lòng ta xôn xao, hào hứng. Bánh chưng được biết đến là một món ăn dân tộc không thế đối với người Việt Nam trong mâm cỗ cúng tổ tiên ngày tết. Với hương vị thơm ngon cùng chặng đường lịch sử lâu đời, bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực quan trọng của dân tộc Việt Nam. Thân bài: Triển khai các luận điểm Nguồn gốc Vào thời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn truyền ngôi cho một trong các vị hoàng tử nên đã yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên những món ăn ngon và ý nghĩa. Lang Liêu là một người mộc mạc, đức tính hiền lành, chịu khó, mẹ mất sớm nên không được ai mách bảo. Vào một đêm chàng nằm mơ được vị thần mách bảo cách tạo ra bánh chưng bánh dày để dâng vua cha và được vua hết lời khen ngợi, cuối cùng vua cha truyền ngôi cho chàng. Từ đó tới nay, bánh chưng vẫn luôn được lưu giữ và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam, nhân dân thường nấu bánh chưng dâng lên tổ tiên vào những ngày Tết Cổ Truyền để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng đối với thế hệ đi trước. Hướng dẫn cách làm – Nguyên liệu chính gồm có: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong hoặc lá chuối.
– Công đoạn gói bánh
– Công đoạn nấu bánh
Ý nghĩa
Kết bài: Giá trị Nhìn thấy bánh chưng là nhìn thấy Tết, đó là nét đẹp của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam với nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Bánh chưng đại diện cho tình cảm ấm áp, sự sum họp, tràn đầy của người con nước Việt. Đồng thời cũng là lòng biết ơn, trân trọng đối với tổ tiên, thế hệ đi trước. Chúng ta là con cháu hãy tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp này. Trên đây là dàn ý thuyết minh về bánh chưng khá chi tiết, hy vọng bạn sẽ dễ dàng triển khai và có được một bài văn hoàn chỉnh với điểm số cao nhất. XEM THÊM:
|