Đánh giá điểm thang điểm o level năm 2024

Để học và thi chứng chỉ O-Level dùng xét tuyển vào cao đẳng, đại học công lập ở Singapore, thời điểm tốt nhất để học sinh Việt Nam du học là khi hết lớp 8.

Tại hội thảo du học Singapore chiều 17/3 tại Hà Nội, ông Đinh Hoàng Hà [Kevin Dinh], giám đốc vùng của Học viện SSTC Singapore, chia sẻ thông tin về kỳ thi tốt nghiệp O-Level.

Chương trình giáo dục phổ thông Singapore gồm 10 năm, trong đó tiểu học 6 năm [từ Primary 1 đến Primary 6], trung học 4 năm [từ Secondary 1 đến Secondary 4]. Học xong trung học [tương đương lớp 10 ở Việt Nam], học sinh tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ O-Level từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 hàng năm.

Đề thi O-Level được gửi từ Đại học Cambridge, Anh, sau đó bài thi được gửi lại để chấm. Kết quả được công bố vào tháng 2 năm sau với thang điểm từ A1 đến F9 [từ 1 đến 9 điểm], điểm 1 cao nhất, điểm 6 là đạt và từ điểm 7 trở lên là trượt [điểm càng thấp thì càng giỏi].

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Singapore, nước này có 18 trường dự bị đại học [Junior College], 5 trường cao đẳng bách khoa kỹ thuật [Polytechnic] và 6 đại học công lập. Trong 5 hướng đi để vào đại học sau khi có bằng O-Level, hai hướng được nhiều học sinh Việt Nam lựa chọn là dự bị đại học và cao đẳng kỹ thuật.

Để đăng ký vào trường công lập, học sinh nhập điểm O-Level lên hệ thống của Bộ Giáo dục Singapore. Nếu theo hệ cao đẳng, học sinh dùng tổ hợp điểm 5 môn, tổng phải nhỏ hơn hoặc bằng 26 [riêng ngành điều dưỡng lấy 28 điểm].

Trong khi đó, các trường dự bị đại học dùng tổ hợp điểm 6 môn và phải nhỏ hơn hoặc bằng 20. Nếu chọn hệ dự bị đại học, các em sẽ học hai năm rồi thi A-Level [chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao], còn nếu học cao đẳng, học sinh cần ba năm để lấy bằng, sau đó có thể đi làm ngay hoặc học tiếp lên đại học.

ông Đinh Hoàng Hà [Kevin Dinh], giám đốc vùng của Học viện SSTC Singapore, tại buổi chia sẻ thông tin du học ở Hà Nội, chiều 17/3. Ảnh: Bình Minh

Theo ông Hà, thời điểm thích hợp nhất để học sinh Việt Nam du học Singapore là hết lớp 8 do kỳ thi O-Level dành cho học sinh đủ 15 tuổi, tính đến ngày 1/1 của năm thi. Các em sẽ bắt đầu học Secondary 3 và Secondary 4 [lớp 9 và lớp 10 ở Việt Nam] để thi O-Level. Nếu sang muộn hơn, học sinh vẫn phải học lại từ bậc Secondary 3.

Ở trường công lập hay tư thục, học sinh đều học 7 môn O-Level, gồm tiếng Anh, Toán, Toán nâng cao, Vật lý, Hóa học, Nguyên lý kế toán và Nhân văn học. Tuy nhiên, số môn đăng ký thi O-Level nhiều nhất là 9 do có những môn kết hợp và một số học sinh phải thi thêm tiếng mẹ đẻ.

Nếu sang Singapore sau khi hết lớp 8, học sinh sẽ học chương trình 24 tháng, còn nếu từ lớp 9, thời gian học là 16 tháng. Học phí chương trình 24 tháng và 16 tháng ở các trường tư thục lần lượt khoảng 31.877 SGD [hơn 544 triệu đồng] và 24.725 SGD [trên 421 triệu đồng]. Ở các trường công lập, học phí khoảng 930 SGD [16 triệu đồng] một tháng.

"Tổng chi phí một năm, gồm tiền học, ăn, ở, chi phí sinh hoạt và chi phí người giám hộ, gia đình phải trả cho con học để thi O-Level tại Singapore khoảng 550 triệu đồng", ông Hà ước tính.

Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: NUS

Chọn chương trình dự bị đại học hay cao đẳng kỹ thuật sau khi có chứng chỉ O-Level, theo ông Hà sẽ phụ thuộc vào định hướng của từng học sinh. Chương trình dự bị đại học dạy thiên về lý thuyết, theo khung của Bộ Giáo dục Singapore, trong khi đó trường cao đẳng kỹ thuật có chương trình riêng, thiên về kỹ năng nghề nghiệp theo chuyên ngành.

"Những em đã có định hướng rõ ràng về công việc sau này thì nên học cao đẳng. Nếu còn mông lung hoặc muốn trải nghiệm để biết mình muốn gì, chương trình dự bị đại học là phù hợp", ông Hà nói.

Cũng theo ông Hà, học sinh quốc tế dù lựa chọn chương trình nào tại Singapore đều được chính phủ nước này hỗ trợ học phí, bảo lãnh cho vay để đáp ứng nhu cầu học tập [học phí, đi lại, ăn uống]. Ngoài ra, du học sinh được đi làm thêm 16 giờ mỗi tuần [trong thời gian đi học] và 8 giờ mỗi ngày [trong thời gian nghỉ]. Đổi lại, sau khi tốt nghiệp, các em phải làm việc cho công ty của Singapore trong ba năm để trả lại số tiền được hỗ trợ.

Với những gia đình có ý định cho con du học Singapore, ông Hà cho rằng cần tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục, chương trình học, cách tính điểm và chọn tổ hợp môn để có chiến lược hiệu quả. Phụ huynh cũng cần nắm được thời điểm bắt đầu năm học để lên lộ trình du học hợp lý cho con.

"Mục tiêu đừng để con đứt gánh giữa đường. Khi xác định cho con đi học rồi, gia đình phải cố gắng theo đuổi cho đến khi tốt nghiệp", ông Hà khuyên.

Kết quả của bài thi Aptis được biểu diễn dưới 2 dạng: dạng số và dạng cấp độ CEFR [Khung tham chiếu 6 bậc Châu Âu].

Kết quả dưới dạng số

Đây là một con số theo thang cấp độ từ 0-50 cho từng kỹ năng [còn gọi là thang điểm]

Nếu bạn làm bài thi Aptis 4 kỹ năng [Nghe, Nói, Đọc, Viết], bạn sẽ nhận được một Thang điểm cuối cùng [Final Scale Score] nằm trong khoảng 0-200.

Nếu bạn làm bài thi Aptis chỉ có 1, 2 hoặc 3 kỹ năng, Thang điểm cuối cùng [Final Scale Score] của bạn sẽ lần lượt là: 0-50 [nếu thi 1 kỹ năng], 0-100 [nếu thi 2 kỹ năng] và 0-150 [nếu thi 3 kỹ năng].

Những điểm số này cho biết trình độ của bạn đối với từng kỹ năng tương ứng và phản ánh khả năng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh của bạn.

4 báo cáo điểm khác nhau tương ứng khi thi 1, 2, 3 hoặc 4 kỹ năng

Ngoài những điểm số trên bạn cũng nhận được một điểm số riêng cho phần thi Ngữ pháp và từ vựng [Grammar & Vocabulary]. Điểm số của phần thi này cũng có thang điểm từ 0-50 nhưng không được tính vào Thang điểm Cuối cùng [Final Scale Score] của bạn.

Kết quả dưới dạng cấp độ của khung tham chiếu Châu Âu [CEFR]

Các cấp độ theo khung tham chiếu Châu Âu [CEFR] bao gồm: A0, A1, A2, B1, B2, C1, C2 [bài thi Aptis General chỉ ghi cấp độ C, Aptis Advanced chia ra C1 và C2]. Trong đó A0 là cấp độ thấp nhất và C2 là cấp độ cao nhất.

Những cấp độ này được tính toán dựa trên tỷ lệ giữa kết quả bằng số của bạn và thang điểm số.

Nếu bạn làm bài thi Aptis đủ 4 kỹ năng, bạn sẽ nhận được một Cấp độ CEFR tổng quát [Overall CEFR Grade]. Cấp độ này được tính toán dựa trên kết quả của cả 4 kỹ năng.

CEFR gồm có 6 dải [cộng thêm dải A0, ám chỉ một người mới bắt đầu]. Mỗi dải cấp độ giải thích tương ứng với mỗi kỹ năng, bạn có thể làm những gì bằng tiếng Anh. Các dải cấp độ là rất rộng, mỗi dải biểu diễn cho một vùng khả năng. Bởi vậy không phải tất cả các thí sinh ở cấp độ B2 sẽ có cùng điểm số hay cùng khả năng ngôn ngữ. Ví dụ hai câu dưới đây đều ở cấp độ B2, nhưng rõ ràng câu đầu tiên sẽ ở mức cao hơn so với câu thứ hai.

I can use a range of language to express abstract ideas as well as topical subjects, correcting most of my mistakes in the process. I can write at length about topical issues, even though complex concepts may be oversimplified, and can correct many of my mistakes in the process.

Trong mỗi bốn kỹ năng, có những câu hỏi nhằm đánh giá các cấp độ CEFR khác nhau. Ví dụ phần 2 của phần thi Đọc đánh giá kiến thức ở cấp độ A2 kĩ năng Đọc.

Hình ảnh từ một webinar của Hội đồng Anh

Vì mỗi bài thi kỹ năng có số lượng câu hỏi khác nhau hướng đến từng cấp độ nằm trong dải từ một cấp độ CEFR đến cấp độ kế tiếp, xảy ra ở những điểm khác nhau trong các kỹ năng khác nhau.

VD: Điểm số 38 có thể cho mức CEFR là B2 đối với một kỹ năng, nhưng không phải tất cả.

Ý nghĩa của Phần thi Ngữ pháp & Từ vựng

Đây là một phần thi quan trọng của bài thi Aptis, vì nó giúp các giám khảo đánh giá tổng quan hơn về năng lực tiếng Anh của bạn, không chỉ dựa vào từng kĩ năng đơn lẻ. Bởi Ngữ pháp và Từ vựng chính là nền tảng cho khả năng ngôn ngữ của mỗi người, là sợi dây xuyên suốt các kĩ năng.

Mối tương quan của 4 phần thi kĩ năng với phần Ngữ pháp và Từ vựng

Các kết quả thi của bạn có thể được cải thiện nhờ vào điểm số của phần thi này. Nếu cấp độ CEFR của bất kỳ kỹ năng nào của bạn rơi xuống ngay dưới ranh giới với cấp độ kế tiếp, Aptis sẽ xem xét kỹ điểm số phần thi Ngữ pháp & Từ vựng của bạn. Nếu điểm số này đủ cao, họ sẽ đánh giá bạn đạt cấp độ kế tiếp cho kỹ năng đó.

Trong mỗi phần thi kĩ năng, luôn có cơ hội để được nâng cấp độ CEFR

Ví dụ, nếu điểm Nói của bạn là B1, nhưng suýt soát ngay mức B2, và điểm Ngữ pháp & Từ vựng của bạn cao hơn một con số được thiết lập, bạn sẽ nhận được cấp độ B2. Một ví dụ khác, có những trường hợp hai thí sinh cùng đạt một điểm số [VD: 40/50] cho một phần thi kĩ năng [VD Nói], nhưng có người nhận được cấp CEFR cao hơn người còn lại [VD một người nhận B1 Nói, một người nhận B2 Nói]. Chính là bởi 40/50 trong kĩ năng Nói là “phần chấp chới” giữa các thang điểm. Người nhận được cấp độ CEFR cao hơn rất có thể đã làm tốt hơn ở phần Ngữ pháp và Từ vựng.

Cách tính điểm này cho thấy trong mỗi phần thi kĩ năng, luôn có cơ hội để chúng ta nâng cấp độ CEFR cho phần đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhớ rằng cấp độ của bạn sẽ không bao giờ bị hạ thấp, bằng cách này hay bất kỳ một cách nào khác.

Cấp độ CEFR tổng cho bài thi

Vậy làm sao để có thể đánh giá cấp độ CEFR tổng cho bài thi của bạn, từ những cấp độ CEFR cho mỗi phần thi? Aptis sẽ tính làm tròn từ việc xem xét CEFR của 4 kĩ năng. Nói một cách đơn giản và dựa vào thực tế, nếu bạn muốn đạt cấp độ tổng là B1, bạn sẽ cần ít nhất 2 kĩ năng đạt B1 hoặc trên B1, 2 kĩ năng đạt A2 [không thấp hơn A2]. Nếu bạn muốn đạt cấp độ tổng là B2, bạn sẽ cần ít nhất 2 kĩ năng đạt B2 hoặc trên B2, 2 kĩ năng đạt B1 [không thấp hơn B1]. Tương tự, nếu bạn muốn đạt cấp độ tổng là C [với bài thi General], bạn sẽ cần ít nhất 2 kĩ năng C và 2 kĩ năng B2 [không thấp hơn B2]. Hãy cùng xem bảng dưới đây:

Bảng minh họa cho việc tính cấp độ CEFR tổng cho bài thi Aptis của Karen Dunn [2020] thuộc nhóm nghiên cứu về đánh giá của Hội đồng Anh

Tổng kết lại, bài thi Aptis là một bài thi được tính toán kĩ lưỡng, theo nhiều chiều [điểm số, CEFR, đánh giá mối quan hệ giữa các phần thi, bao gồm cả trắc nghiệm do máy chấm và tự luận do giám khảo chấm, v.v…]. Đây là một sự đánh giá có tính khoa học cao, đáng tin cậy về trình độ ngôn ngữ của bạn. Để tự tin đạt kết quả cao trong bài thi Aptis, không cách gì hơn là hãy học thật, thi thật.

Chủ Đề