Đánh giá hiệu quả khoan cắt mảng xơ vữa năm 2024

© Cổng Thông Tin Điện tử SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Địa chỉ: Số 320, Ngô Quyền, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Điện thoại: 0297.3862003; Fax: 0297.3866942 Chịu trách nhiệm nội dung: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngày 26.3 vừa qua, được sự hỗ trợ của TS. Ngô Minh Hùng - phó khoa Can thiệp tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy, các Bác sỹ khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã áp dụng thành công kỹ thuật khoan cắt mảng xơ vữa [Rotablator] để can thiệp thành công cho một trường hợp bệnh nhân lớn tuổi bị tổn thương hẹp 3 thân động mạch vành kèm vôi hóa nặng. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được triển khai tại Quảng Nam.

Hình 1. Mô hình Rotablator hoạt động khoan cắt mãng xơ vữa động mạch

Bệnh nhân Phan Thị H. - 80 tuổi, trú tại xã Eaning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc. Bệnh có tiền sử điều trị tăng huyết áp và bệnh tim thiếu máu cục bộ, trước đó bệnh nhân đã được chụp động mạch vành và phát hiện bị tổn thương hẹp khít động mạch vành do mãng xơ vữa kèm vôi hóa nặng ở động mạch liên thất trước, tuy nhiên nhiều bệnh viện đã từ chối can thiệp. Gần đây, bệnh nhân thường lên cơn đau ngực dù đã điều trị nội khoa tối ưu. Với những tổn thương vôi hóa nặng như bệnh nhân này, tiên lượng can thiệp thất bại cao nếu dùng những kỹ thuật nong bóng và đặt stent theo phương pháp thông thường do đó các Bác sỹ Tim mạch can thiệp đã lựa chọn giải pháp áp dụng kỹ thuật Rotablator [khoan cắt mảng xơ vữa], sử dụng mũi khoan gắn kim cương 1.25mm và 1.5mm với tốc độ 180.000 vòng/phút khoan phá mảng vôi hóa để tạo thuận lợi cho việc nong bóng và đặt stent vào vị tí hẹp của động mạch vành một cách dễ dàng.

Hình 2. Hoạt đông của mũi khoan trong lòng mạch của bệnh nhân

Như chúng ta đã biết, kỹ thuật can thiệp động mạch vành là dùng một bóng nong chạy trên một dây dẫn siêu nhỏ đến vị trí hẹp, khi bóng được nong lên sẽ làm rộng lòng động mạch, nhưng sau nhiều nghiên cứu theo dõi, tỷ lệ tái hẹp sau nong bóng là rất cao [khoảng 60% trong năm đầu] do đó cần một giá đỡ [stent] để nâng đỡ lòng mạch, chống lại sự tái hẹp. Những trường hợp hẹp khít động mạch vành với tổn thương xơ vữa canxi hoá cao thì các biện pháp can thiệp thông thường như dùng bóng nong hay đặt stent sẽ không hiệu quả hoặc thất bại, do vậy những bệnh nhân này thường chỉ định mổ bắc cầu nối mạch chủ vành. Việc áp dụng kỹ thuật khoan cắt mảng xơ vữa trong lòng động mạch [Rotablator] được coi là phương pháp tối ưu, giúp các bác sĩ có thể dễ dàng xử trí các mảng xơ vữa vôi hóa, sau đó tiếp tục tiến hành biện pháp can thiệp thông thường. Điều này giúp bệnh nhân tránh được một cuộc phẫu thuật lớn mang nhiều nguy cơ biến chứng xảy ra, nhất là đối với những bệnh nhân cao tuổi. Khoan cắt mảng xơ vữa trong lòng động mạch [Rotablator] là kỹ thuật mới, hiện đại với việc dùng mũi khoan đính kim cương đường kính 1-1,5mm được đưa vào tổn thương động mạch vành qua một dây dẫn nhỏ và được điều khiển với tốc độ quay siêu tốc khoảng 180.000 vòng/phút để khoan cắt các mảng xơ vữa không đàn hồi vì bị canxi hoá để tao thành các hạt rất nhỏ, các vi hạt này sẽ bị đại thực bào trong máu tiêu hủy. Sau khi khoan cắt mảng xơ vữa vôi hóa sẽ để lại bề mặt trơn, nhẵn cho lòng động mạch vành, giúp các bác sĩ có thể tiếp tục xử trí hẹp khít dễ dàng [hình 1].

Hình 3. Hình ảnh động mạch vành của bệnh nhân trước và sau can thiệp

Việc áp dụng kỹ thuật này trong lĩnh vực tim mạch can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đang mở ra thêm nhiều cơ hội can thiệp thành công cho bệnh nhân bị tắc động mạch vành nặng do các tổn thương vôi hóa mà kỹ thuật can thiệp thông thường không thể thực hiện được, qua đó giúp cho người bệnh được điều trị kỹ thuật cao ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh, giảm gánh nặng phải chuyến lên tuyến trên.

DC FieldValueLanguage dc.contributor.advisorGS.TS.NGUYỄN QUANG TUẤN, TS. HOÀNG VĂN- dc.contributor.authorBẠCH VĂN ĐOÀN- dc.date.accessioned2022-02-22T14:17:22Z- dc.date.available2022-02-22T14:17:22Z- dc.date.issued2020- dc.identifier.uri//dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3433- dc.description.abstractBệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ là những nguyên nhân tử vong lớn nhất thế giới, gây ra cái chết cho khoảng 9,2 triệu người năm 2015. Tại Việt Nam, bệnh động mạch vành cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, làm thay đổi nhiều trong mô hình bệnh tim mạch1,2 . Tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành gia tăng nhanh chóng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ, chất lượng cuộc sống cũng như chi phí chăm sóc, điều trị. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương xơ vữa động mạch vành cũng như dự báo biến cố tim mạch đã được đề cập, trong đó có canxi hóa động mạch vành. Canxi hóa gắn liền với quá trình xơ vữa động mạch, hầu như chỉ xuất hiện ở động mạch bị xơ vữa và không có ở động mạch vành bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh canxi hóa động mạch vành có tương quan chặt chẽ với mức độ xơ vữa và biến cố tim mạch trong tương lai3,4 . Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông vẫn đang là phương pháp điều trị quan trọng trong vấn đề tái thông động mạch vành, giúp giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân bị bệnh động mạch vành. Một trong những trường hợp thách thức trong can thiệp chính là tổn thương canxi hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra canxi hóa động mạch vành không chỉ là là yếu tố nguy cơ dự báo biến cố tim mạch quan trọng và độc lập, mà đó còn là một yếu tố gây khó khăn cho quá trình can thiệp động mạch vành, làm tăng tỷ lệ thất bại và biến cố trong quá trình làm thủ thuật5 . Để can thiệp tổn thương canxi hóa, bác sĩ can thiệp thường phải sử dụng thêm các kỹ thuật đặc biệt như bóng cắt, dùng bóng áp lực cao nong nhiều lần để chuẩn bị tốt tổn thương, hay khoan phá mảng xơ vữa canxi hóa 6 . Chiến lược cụ thể để can thiệp tổn thương canxi hóa dựa rất nhiều vào vấn đề đánh giá chính xác tổn thương canxi hóa động mạch vành. 2 Tuy nhiên, can thiệp động mạch vành với tổn thương canxi hoá nặng thường đi kèm với tỷ lệ can thiệp thất bại và biến chứng cao. Vì vậy những năm gần đây nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy khoan cắt mảng xơ vữa trước khi đặt stent là phương pháp khá an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam đã có nhiều trung tâm ứng dụng phương pháp này vào can thiệp, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ về phương pháp khoan cắt mảng xơ vữa. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ canxi hoá động mạch vành ở bệnh nhân tổn thương mạch vành canxi hoá nặng có chỉ định khoan cắt mảng xơ vữa tại Bệnh viện Tim Hà Nội. 2. Đánh giá kết quả tức thời, ngắn hạn của phương pháp khoan cắt mảng xơ vữa ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.vi_VN dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 3 1.1. Tình hình bệnh động mạch vành và canxi hóa động mạch vành............ 3 1.1.1. Trên thế giới.......................................................................................... 3 1.1.2. Tại Việt Nam......................................................................................... 4 1.2. Giải phẫu động mạch vành ....................................................................... 4 1.2.1. Giải phẫu động mạch vành bình thường ................................................ 4 1.2.2. Bất thường giải phẫu động mạch vành................................................... 7 1.3. Canxi hóa động mạch vành....................................................................... 7 1.3.1. Sinh bệnh học canxi hóa động mạch vành ............................................. 7 1.3.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến canxi hóa mạch vành...................... 8 1.3.3 Canxi hoá mạch vành ảnh hưởng tới quá trình can thiệp mạch vành..... 10 1.3.4. Các phương pháp đánh giá canxi hoá động mạch vành........................ 10 1.4 Các phương pháp điều trị các tổn thương canxi hoá mạch vành .......... 16 1.4.1 Bóng cắt ............................................................................................... 16 1.4.2 Khoan cắt mảng xơ vữa bằng Orbital ................................................... 17 1.4.3 Khoan cắt mảng xơ vữa bằng Rotablator.............................................. 17 1.5. Tiêu chuẩn đặt stent thành công............................................................. 18 1.5.1. Thành công trên hình ảnh chụp mạch ................................................. 18 1.5.2. Thành công về mặt thủ thuật................................................................ 19 1.5.3 Thành công về mặt lâm sàng ................................................................ 19 1.6. Thang điểm đánh giá yếu tố nguy cơ và tiên lượng bệnh mạch vành.. 19 1.6.1 Hệ thống phân loại tổn thương ACC/AHA........................................... 19 1.6.2 Thang điểm SYNTAX.......................................................................... 20 1.6.3. Đánh giá dòng chảy động mạch vành theo TIMI ................................. 21 1.7. Tình hình nghiên cứu khoan cắt mảng xơ vữa trên thế giới và tại Việt Nam ........................................................................................................ 21 1.7.1. Trên thế giới........................................................................................ 21 1.7.2. Tại việt Nam........................................................................................ 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 23 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................ 23 2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................... 23 2.1.3. Cỡ mẫu................................................................................................ 23 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 24 2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu............................................................ 24 2.3.2 Quy trình thực hiện khoan cắt mảng xơ vữa. ........................................ 25 2.3.3. Các thông số nghiên cứu...................................................................... 29 2.4. Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................... 33 2.5. Phân tích và xử lý số liệu......................................................................... 34 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu........................................................... 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................ 35 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 35 3.1.1. Đặc điểm chung về tuổi giới................................................................ 35 3.1.2. Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành..................................... 36 3.1.3. Tiền sử mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu........................................ 37 3.1.4 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ..................................................... 37 3.1.5. Đặc điểm trên chụp mạch vành qua da ................................................ 38 3.2. Kết quả của phương pháp khoan cắt mảng xơ vữa .............................. 42 3.2.1 Thông số kỹ thuật khoan cắt mảng xơ vữa............................................ 42 3.2.2 Kết quả can thiệp.................................................................................. 44 3.2.3. Biến chứng của thủ thuật ..................................................................... 46 3.3 Kết quả theo dõi dọc theo thời gian......................................................... 48 3.3.1 Xét nghiệm sau can thiệp...................................................................... 48 3.3.2 Kết quả cải thiện triệu chứng cơ năng................................................... 49 3.3.3. Kết quả cải thiện về chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim ........ 49 3.3.4. Biến cố tim mạch chính trong thời gian theo dõi. ................................ 50 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................. 51 4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU... 51 4.1.1.Đặc điểm về tuổi giới và các yếu tố nguy cơ tim mạch......................... 51 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ..................................................... 54 4.1.3 Đặc điểm chụp mạch vành qua da trên nhóm nghiên cứu ..................... 55 4.2 Kết quả của phương pháp khoan cắt mảng xơ vữa................................ 59 4.2.1 Đặc điểm thông số kỹ thuật .................................................................. 59 4.3 Kết quả can thiệp...................................................................................... 61 4.3.1 Kết quả thành công trên hình ảnh chụp mạch ....................................... 61 4.3.2 Thành công về thủ thuật ....................................................................... 62 4.3.3 Biến chứng trong quá trình làm thủ thuật.............................................. 63 4.3.4 Biến chứng trong thời gian nằm viện.................................................... 65 4.4 Theo dõi dọc theo thời gian...................................................................... 66 4.4.1 Xét nghiệm sau can thiệp...................................................................... 66 4.4.2 Về cải thiện triệu chứng khó thở theo NYHA...................................... 67 4.4.3 Về cải thiện chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim...................... 67 4.4.4 Theo dõi các biến cố tim mạch chính.................................................... 68 KẾT LUẬN..................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN dc.language.isovivi_VN dc.subjectNội Tim Mạchvi_VN dc.subject8720107vi_VN dc.titleKẾT QUẢ NGẮN HẠN CỦA PHƯƠNG PHÁP CẮT MẢNG XƠ VỮA TRÊN BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG MẠCH VÀNH CANXI HOÁ NẶNG TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘIvi_VN dc.typeThesisvi_VN Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Chủ Đề