Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở BÌNH THUẬN

Qua 4 năm [2001 – 2004]

VI/ ĐÁNH GIÁ CHUNG

Kinh tế trang trại đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt của nông thôn, nông nghiệp, tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Với những bước đi đầu trong quá trình tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản. Mặt dầu đã có những thành công đáng ghi nhận, song không tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại nhất định.

Trong 5 năm qua, kinh tế trang trại đã có vai trò tiên phong trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên lĩnh vực nông lâm thủy sản với sản xuất hàng hóa làm hướng đi chính. Kinh tế trang trại đã giải quyết tình trạng nông nhàn ở nông thôn, phân bổ lại dân cư và lao động giữa các vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, kinh tế trang trại còn là hình mẫu tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường ở nông thôn, đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc.

Để đạt được kết quả trên, kinh tế trang trại đã khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, vốn đầu tư để tạo ra của cải làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội. 

Tuy nhiên, do mới hình thành nên hiện nay hầu hết các trang trại đều là trang trại gia đình. Kinh tế trang trại đã có không ít khó khăn về thị trường tiêu thụ, biến động giá cả các sản phẩm nông nghiệp ở cả trong và ngoài nước, đặc biệt là tình trạng mất đất sản xuất tại nhiều địa phương. 

Sau đây là một số đánh giá chung nhất để xây dựng kinh tế trang trại tiến xa hơn nữa.

1] Những mặt đạt được:

Qua thực trạng đã phản ảnh như trên, rõ ràng hoạt động kinh tế trang trại nhìn chung đã đạt được một số thành công nhất định như sau:

- Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển. Năm 2004, các trang trại đã sử dụng 7.882,83 ha đất và mặt nước; tổng số vốn đầu tư của các trang trại là 391.326,88 triệu đồng. Điều tra cho thấy từ mô hình phát triển kinh tế trang trại, nhiều hộ gia đình đã xoá được đói nghèo, vươn lên cuộc sống ấm no.

- Kinh tế trang trại đã thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi thuỷ sản, cải thiện môi trường sinh thái. Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại trong những năm qua đã gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Phát triển kinh tế trang trại góp phần tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc, khai thác thêm diện tích đất hoang hoá, cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời huy động được lượng vốn đầu tư lớn trong dân để đầu tư cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

- Sản phẩm hàng hóa và thu nhập của các trang trại ngày một nâng cao nhờ việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2004, giá trị sản lượng/ha canh tác trang trại đạt khoảng 32 triệu đồng, trong khi giá trị sản lượng bình quân của cả nước năm 2003 chỉ đạt 17 triệu đồng.

- Mô hình kinh tế trang trại phát triển đã thu hút được một khối lượng lớn tiền vốn trong dân vào sản xuất nông nghiệp với bình quân đầu tư cho 1 trang trại khoảng 208 triệu đồng và tạo việc làm cho gần 9.395 lao động, bình quân có 5 lao động/trang trại, góp phần giảm bớt áp lực do thiếu việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân.

- Nền kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển với những chính sách thông thoáng phù hợp đã tạo điều kiện cho các cá nhân có vốn, có trình độ chuyên môn mạnh dạng đầu tư hình thành trang trại cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội và làm phong phú mặt hàng sản xuất, giảm dần độc canh trong sản xuất.

2] Những mặt tồn tại:

Kinh tế trang trại của tỉnh đã có những bước phát triển nhanh, song chưa ổn định, thiếu tính bền vững không tránh khỏi những mặt khuyết, mặt tồn tại trong quá trình sản xuất và những khó khăn cần khắc phục như sau:

- Qui mô kinh tế trang trại hiện nay còn nhỏ, chưa đồng đều ở các vùng trong tỉnh. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại còn mang nặng tính tự phát, phân tán, thiếu sự h­ướng dẫn và giúp đỡ chủ động của Nhà nước chưa đi vào định hướng chung của tỉnh. Việc lựa chọn một số cây loại cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp với kinh tế thị trường của các trang trại chưa hợp lý, mất cân đối cung cầu, giá cả đạt thấp dẫn đến lãi quá thấp hoặc có khi lỗ nặng.

- Hầu hết các trang trại đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong 1.883 trang trại đến nay chỉ có 147 trang trại được cấp chỉ chiếm 7,81% một con số quá khiêm tốn. Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận còn chậm, thủ tục phiền hà… nhiều chủ trang trại chưa an tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất. Việc cấp giấy chứng nhận trang trại quá chậm dẫn đến việc các chủ trang trại muốn vay vốn nhà nước để phát triển về qui mô rất khó khăn đó là điều bế tắc nhất mà các trang trại đang gặp phải.

- Với tốc độ phát triển kinh tế mang nhiều màu sắc mới, đa dạng hơn như hiện nay, các trang trại gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như thiếu vốn đầu tư cho việc mở rộng qui mô và trang bi máy móc thiết bị, chưa nhạy bén trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ... Vốn đầu tư của trang trại chủ yếu là vốn tự có, còn vốn vay từ các cá nhân, tổ chức và ngân hàng chỉ chiếm 20%.

- Các trang trại chủ yếu hình thành ở vùng miền núi để có điều kiện tự nhiên mở rộng qui mô sản xuất, tuy nhiên hiện nay cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, điện nước vẫn còn kém, từ đó chi phí lưu thông khá cao cho nên nhiều mặt sản phẩm thu hoạch mùa vụ quá lớn phải bán tháo bán đổ hoặc không tiêu thụ kịp thời dẫn đến tồn đọng lớn làm hư hao thiệt hại không nhỏ.

VII/ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ

Trước tiên ta có thể khẳng định rằng kinh tế trang trại ở Bình Thuận đã và đang hình thành và phát triển đến tất cả các địa phương trong tỉnh, bước đầu góp phần đáng kể làm chuyển biến nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống cho hàng trăm hộ nông, ngư dân....

Để kinh tế trang trại ở Bình Thuận phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, đồng thời đảm bảo được an ninh lương thực, xin có một vài kiến nghị cần thiết như sau:

1] Về đất đai: Cần phải đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận trang trại [để có điều kiện thực hiện các ưu đãi về trang trại của Chính phủ], cho thuê đất cho các trang trại, đó là điều kiện tiên quyết để cho các chủ trang trại được vây vốn phát triển kinh tế trang trại.

2] Về lao động: Khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các chủ trang trại mở rộng qui mô SXKD tạo thêm việc làm cho người lao động, ưu tiên sử dụng lao động của các hộ không đất hoặc thiếu đất sản xuất, hộ nghèo thiếu việc làm.

3] Định hướng phát triển: Nhà nước cần có những định hướng cho các loại hình trang trại, phát triển như thế nào và phát triển ở vùng nào là phù hợp. Tránh trường hợp phát triển ồ ạt mà không lường được hậu quả do thiên tai, ô nhiểm môi trường, do cầu thấp hơn cung… Và nhà nước cần hướng dẫn, giúp đỡ trong việc tìm kiếm vốn đầu tư­, trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chế biến, tiêu thụ sản phẩm làm ra.

4] Về tín dụng: cần linh hoạt hơn, gọn nhẹ hơn trong thủ tục cho vay vốn, thuê đất qui định hợp lý, cụ thể thực hiện nghị quyết số 03/2000-NQ-CP ngày 02/02/2000 về đầu tư đối với kinh tế trang trại…

Giải pháp về vốn và thuế được phân định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực theo quy định của Nhà nước. Các trang trại sản xuất, kinh doanh chế biến nông - lâm - thủy sản, trồng rừng nguyên liệu tập trung; trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò sữa được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước. Các chủ trang trại sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng theo chính sách tín dụng Ngân hàng Nhà nước. Những vùng khó khăn, các chủ trang trại được vay vốn thuộc Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tham gia các dự án phát triển nông, lâm, ngư nghiệp... để mở rộng quy mô sản xuất. Các chủ trang trại được hưởng chế độ ưu đãi về đầu tư theo Luật Đầu tư và chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

5] Về thị trường: Xây dựng nhiều cơ sở chế biến nông sản tại chỗ, nhà nước nên kết hợp với chủ trang trại để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tổ chức việc cung cấp thông tin thị trường, giúp các chủ trang trại tiếp cận với thị trường thông qua hội thảo để các chủ trang trại biết được thị trường cần gì để đầu tư đúng hướng, hướng dẫn, tập huấn cho chủ trang trại biết cập nhật Internet.

6] Nâng cao: Năng lực quản lý cho chủ trang trại; đào tạo tay nghề cho người lao động; khuyến khích các chủ trang trại áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến công.

7] Tăng cường quản lý: Nhà nước đối với kinh tế trang trại theo hướng tạo mọi điều kiện để các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình với địa phương; định kỳ Sở Nông Nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo, hội nghị về kinh tế trang trại qua đó rút kết kinh nghiệm các mô hình trang trại tiên tiến để tuyên truyền phổ biến nhân ra diện rộng và phát hiện điều chỉnh các mặt chưa tốt của kinh tế trang trại.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, cùng với những chính sách cởi mở hổ trợ tích cực của nhà nước, kinh tế trang trại sẽ có động lực phát triển mới góp phần tích cực vào quá trình phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới.

Lời kết: Để cho sản xuất trang trại tỉnh Bình Thuận phát triển nhanh hơn về số lượng cũng như nâng cao quy mô sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất ngày càng tốt hơn, thì bản thân các địa phương nhất quyết phải phát huy tối đa nội lực sẵn có, phát huy các thế mạnh của địa phương. Hiện nay, tình hình phát triển trang trại ở Bình Thuận đang ở bước đầu, nhiều dự án đã có quyết định giao tỉnh để trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản đang trong giai đoạn tiền khả thi, nếu tổ chức tốt và có chính sách hổ trợ phát triển cả về vốn, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thì số trang trại không chỉ dừng ở mức trên mà còn có thể tăng nhiều hơn nữa cả về mặt lượng lẫn mặt chất./.

Một vài số liệu

Diện tích đất nông nghiệp bình quân một trang trại sử dụng chia theo loại hình

Đơn vị tính: ha

Tổng số

Trang trại hàng năm

Trang trại lâu năm

Trang trại chăn nuôi

Trang trại lâm nghiệp

Trang trại thuỷ sản

Trang trại KDTH

Phan Thiết

2,38

-

7,00

-

-

0,18

-

Tuy Phong

0,59

-

0,43

-

0,73

-

1,98

Bắc Bình

3,76

5,59

7,33

0,22

-

-

6,00

Hàm Thuận Bắc

5,39

5,32

5,38

1,90

8,00

1,6

10,40

Hàm Thuận Nam

6,27

7,5

5,58

3,44

4,90

1,65

8,38

Tánh Linh

5,11

4,75

5,33

1,94

-

-

3,14

Hàm Tân

9,18

6,28

11,96

2,21

21,27

1,85

16,54

Đức Linh

4,87

5,23

4,06

0,91

-

8,78

7,79

Phú Quý

0,03

-

-

-

-

0,03

-

Vốn bình quân một trang trại theo loại hình

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng số

Trang trại hàng năm

Trang trại lâu năm

Trang trại chăn nuôi

Trang trại lâm nghiệp

Trang trại thuỷ sản

Trang trại KDTH

Phan Thiết

258,39

-

70

-

-

348,1

-

Tuy Phong

266,29

-

-

253,01

-

279,1

350,19

Bắc Bình

116,60

25,49

120

164,8

-

-

204,27

Hàm Thuận Bắc

124,19

74,42

105,78

160,35

174

104,38

288,71

Hàm Thuận Nam

315,69

120

317,5

268

100

279,68

344,08

Tánh Linh

170,43

120,78

175,16

106,67

-

-

149,38

Hàm Tân

237,88

136,43

298,09

280,14

202,96

237,09

316,44

Đức Linh

179,67

119,47

162,85

160,67

-

108,65

412,97

Phú Quý

283,89

-

-

-

-

283,89

-

 Thu nhập bình quân một trang trại theo loại hình

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng số

Trang trại hàng năm

Trang trại lâu năm

Trang trại chăn nuôi

Trang trại lâm nghiệp

Trang trại thuỷ sản

Trang trại KDTH

Phan Thiết

50

-

31,5

-

-

58,81

-

Tuy Phong

24,9

-

-

20,56

-

30,66

19,45

Bắc Bình

37,42

20,33

35

40,24

-

-

66,25

Hàm Thuận Bắc

35,91

31,50

29,88

52,65

-

34,38

50,41

Hàm Thuận Nam

67,87

26

65,16

27,47

22,50

63,03

78,64

Tánh Linh

58,75

58,83

59,01

37,67

-

-

61,56

Hàm Tân

46,56

46,27

52,52

46,06

25,04

56,41

48,47

Đức Linh

49,73

48,13

49,20

41,47

-

45,30

62,88

Phú Quý

65,04

-

-

-

-

65,04

-

 Giá trị sản xuất hàng hoá và dich vụ bình quân chia theo loại hình

Đơn vị tính: Triệu đồng

Huyện, Thành phố

Tổng số

Trang trại hàng năm

Trang trại lâu năm

Trang trại chăn nuôi

Trang trại lâm nghiệp

Trang trại thuỷ sản

Trang trại KDTH

Phan Thiết

188,5

-

92,5

-

-

234,21

-

Tuy Phong

171,75

-

-

118,51

-

234,08

281

Bắc Bình

80

47,11

60

83,61

-

-

139,85

Hàm Thuận Bắc

84,91

73,51

65,07

126,95

-

83,88

134,11

Hàm Thuận Nam

221,3

90

206,85

269

70

222,94

222,88

Tánh Linh

107,61

112,56

104,34

56,67

-

-

177,25

Hàm Tân

140,19

99,46

123,87

255,97

61,04

211,55

117,37

Đức Linh

97,86

80,33

86,18

80,6

-

135,05

153,79

Phú Quý

228,

-

-

-

-

228

-

Video liên quan

Chủ Đề