Đánh giá khả năng có sóng cổ phiểu pvx 2023 năm 2024

[ĐTCK] Bức tranh báo cáo tài chính [BCTC] quý III của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy nhiều khoảng sáng tối rõ rệt, xuất hiện sự phân hóa giữa các nhóm ngành. Trước sự phân hóa này, nhà đầu tư sẽ có quyết định ra sao?

Bức tranh kinh doanh quý III/2023 mang dấu hiệu khởi sắc

Tính đến ngày 31/10/2023, đã có 951/1609 ngân hàng và doanh nghiệp niêm yết [đại diện 92,5% tổng giá trị vốn hóa trên HOSE, HNX và UPCoM] công bố kết quả kinh doanh, với tổng lợi nhuận sau thuế [LNST] quý III/2023 tăng 0,3% so với cùng kỳ. Mặc dù mức tăng này rất thấp nhưng đánh dấu quý đầu tiên lợi nhuận khối niêm yết cao hơn so với cùng kỳ sau khi giảm mạnh 3 quý liên tiếp trước đó.

[Nguồn biểu đồ FiinTrade]

Kết thúc quý III, bức tranh chung của khối Tài chính cho thấy LNST tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ Chứng khoán và Bảo hiểm trong khi Ngân hàng giảm nhẹ. Với khối Phi tài chính, LNST tiếp tục giảm so với cùng kỳ [-3,6%], nhưng tốc độ suy giảm thu hẹp đáng kể so với các quý trước đây.

Chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS [VPS] cho biết, nếu xét theo ngành, Công nghệ thông tin và Du lịch & Giải trí duy trì đà tăng trong các quý gần đây. Trong khi đó Dầu khí và Thép ghi nhận tăng trưởng đột biến trong quý 3 này, dứt mạch suy giảm nhiều quý trước đó.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có lưu ý tới những ngành có lợi nhuận đảo chiều từ tăng trưởng sang suy giảm bao gồm Bất động sản, Hàng và Dịch vụ công nghiệp, Dược phẩm. Những ngành duy trì giảm về lợi nhuận bao gồm Bán lẻ, Tiện ích [Điện, Nước, Khí đốt], Hóa chất, Hàng cá nhân & Gia dụng, Viễn thông.

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù năm 2023 là một năm “khắc nghiệt” với nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh rơi vào giai đoạn cực kỳ khó khăn, trong nước và thế giới có nhiều biến động, nhưng vẫn có những doanh nghiệp chuyển mình, tận dụng cơ hội để có lợi nhuận tốt.

Dự báo Quý IV/2023 tình hình sẽ ra sao?

Chuyên gia VPS nhận định rằng trong Quý IV/2023, khả năng lợi nhuận toàn thị trường sẽ tiếp tục được cải thiện. Theo đó, giai đoạn cuối năm luôn là thời điểm sản xuất kinh doanh nhộn nhịp hơn. Các ngành sản xuất gia tăng sản xuất phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết. Giai đoạn cuối năm cũng là giai đoạn người tiêu dùng “chi bạo” trong mua sắm so với các tháng trước đó, đây là những yếu tố thuận lợi tạo đà tăng trưởng trong quý cuối năm.

Với nhu cầu phục hồi, một số nhóm cổ phiếu như Hóa chất, Bán lẻ, Tiện ích có thể phục hồi trong quý IV/2023.

Vốn đầu tư công được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong giai đoạn cuối năm. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn nhà nước thực hiện lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, giải ngân đạt hơn 479 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22,6% so với cùng kỳ năm 2023, tương đương 67,4% kế hoạch cả năm. Vì vậy, chuyên gia VPS kỳ vọng, giải ngân đầu tư công từ nay đến hết năm 2023 sẽ tiếp tục được tăng tốc, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, một số nhóm ngành có thể tiếp tục gia tăng lợi nhuận cuối năm 2023 như Dầu khí, Tài nguyên cơ bản, Xây dựng và vật liệu.

Chuyên gia VPS khuyến nghị, trong giai đoạn cuối năm, nhà đầu tư nên chú ý kiểm soát số lượng cổ phiếu nắm giữ cũng như giữ tỷ trọng cổ phiếu hợp lý trong danh mục.

Nhà đầu tư tham khảo một số nhóm cổ phiếu có thể có diễn biến tích cực: Dầu khí thượng nguồn [PVS, PVD, PVC] trước câu chuyện dự án Lô B - Ô môn được thúc đẩy triển khai. Với nhà đầu tư theo đuổi trường phái đầu tư giá trị có thể chọn lựa cổ phiếu để mua gom tích lũy với tầm nhìn từ 3- 6 tháng tới như Hóa chất, BĐS Khu công nghiệp, Thép...

Tháng 11 này, để đồng hành cùng nhà đầu tư đón sóng, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS tiếp tục triển khai các chương trình chia sẻ kiến thức định kỳ hàng tuần trên Fanpage và Youtube chính thức. Bên cạnh đó VPS còn truyền đi sóng ưu đãi với:

- Ưu đãi 6 tháng miễn phí giao dịch cổ phiếu áp dụng cho tất cả các khách hàng mở mới tài khoản chứng khoán VPS từ nay đến hết 31/03/2024 [*]

- Ưu đãi gói vay Margin M8 với lãi suất vay siêu hấp dẫn chỉ từ 8%/năm áp dụng từ nay đến hết 31/12/2023 [**]

[*] Phí được miễn không bao gồm phí trả các cơ quan quản lý theo quy định

[**] Điều khoản, điều kiện áp dụng

Nhà đầu tư hãy nhanh chóng bắt sóng tín hiệu đầu tư để tận hưởng hệ sinh thái đầu tư toàn diện tại VPS ngay hôm nay:

Dự án Lô B - Ô Môn mang lại số lượng công việc lên đến 10 tỷ USD cho ngành dầu khí. Dự án được thông qua sẽ là cú huých quan trọng đến định giá PVS [HN:], PVC [HN:], PVD [HM:],… Sóng dầu khí đã kéo dài kể từ đầu tháng 5, với hầu hết các mã trong ngành đã tăng 15%-50%. Nằm trong xu hướng đó, cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam tăng 21% thị giá chỉ trong 1 tháng. Dù vậy, Chứng khoán FSC đánh giá mã này còn nhiều dư địa tăng và đưa khuyến nghị mua với mức giá mục tiêu 38.100 đồng/cp, tức cao hơn 22% thị giá hiện tại.

Về góc nhìn kỹ thuật, xu hướng PVS đang tích cực trong cả ngắn hạn và trung hạn, cổ phiếu đang tích lũy nhưng với các đáy cao dần. Mốc hỗ trợ ngắn hạn tại 29.500 đ/cp, kháng cự ngắn hạn tại mốc 31.400 đ/cp. FSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc tích lũy cổ phiếu vùng 29.500 – 31.000 và gia tăng tỷ trọng khi cổ phiếu vượt 31.400 đ/cp.

Về triển vọng doanh nghiệp, theo FSC, từ nhiều năm nay PVS đã là doanh nghiệp hàng đầu trong nước về cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí đồng thời trong nhóm có yếu tố nội tại bền vững đang niêm yết. Là Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí, công nghiệp tại Việt Nam, tên tuổi của PVS cũng đã vươn ra quốc tế đánh dấu bởi việc liên tiếp trúng thầu 3 gói thầu Gallaf 1, 2 và 3. Yếu tố cơ bản cũng là điểm nổi bật của PVS khi doanh nghiệp luôn có lượng tiền ròng sau khi trừ hết các khoản nợ vay chiếm khoảng 35% tổng tài sản, tạo nên tính bền vững cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên 8 năm gần đây, lo ngại về công việc của ngành dầu khí đã ảnh hưởng đến định giá của PVS. Sở hữu bảng cân đối lành mạnh cùng với hoạt động kinh doanh luôn tạo ra dòng tiền tốt nhưng từ năm 2015 đến nay PVS luôn có mức định giá dưới 1,5 giá trị sổ sách. Nguyên nhân quan trọng là do từ sau giai đoạn giá dầu giảm mạnh vào cuối 2014 – 2015, ngành dầu khí Việt Nam chưa có dự án lớn khâu thượng nguồn mới triển khai, dù PVS đã chủ động tìm kiếm thành công các hợp đồng lớn ngoài nước bù vào nhưng vẫn chưa đủ để NĐT lạc quan hơn trong đánh giá và quyết định đầu tư của mình. Mức định giá 1,5 lần giá trị sổ sách đã trở thành cản quan trọng của PVS.

Tuy nhiên, FSC kỳ vọng dự án khí Lô B – Ô Môn sẽ là cú hích đối với kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu của PVS. Trường hợp Lô B – Ô Môn được thông qua, PVS sẽ vượt qua mức 1,5 lần Book value [25.400 đ/cp] và chúng tôi sẽ cập nhật lại định giá.

Dự án Lô B - Ô Môn mang lại số lượng công việc lên đến 10 tỷ USD cho ngành dầu khí [riêng PVS ước tính 1 tỷ USD]. Dự án đã chậm đầu tư trong nhiều năm khi các bên chưa chốt được các vấn đề quan trọng như giá khí, thời gian thu hồi vốn... Luật Dầu khí sửa đổi có hiệu lực từ 01/07/2023 sẽ là chất xúc tác quan trọng để dự án có thể triển khai ngay trong năm 2023. Theo kế hoạch đề ra, khả năng giai đoạn đầu tháng 7/2023 khi Luật Dầu khí có hiệu lực, quyết định đầu tư dự án Lô B – Ô Môn cũng sẽ tiến đến giai đoạn cuối.

PVS chiểm tỷ trọng 12% giá trị hợp đồng dự án Lô B - Ô Môn

Theo chuyên gia, PVS là công ty hưởng lợi sớm nhất với các hợp đồng cơ khí dầu khí tiềm năng trị giá 500 triệu USD từ năm 2024.

Ngoài Lô B - Ô Môn, PVS cũng công bố đấu thầu hàng loạt dự án như: [1] Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2B; [2] Lạc Đà Vàng; [3] LNG Sơn Mỹ; [4] Nâng cấp NM Lọc dầu Dung Quất,…

Bên cạnh các dự án dầu khí, điện gió ngoài khơi được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của PVS thời gian tới. Trong tháng 5/2023, PVS đã ký kết hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi cho dự án CHW2204 tại Đài Loan với quy mô ước tính 300 triệu USD. Sự kiện ghi dấu việc PVS chính thức tham gia vào lĩnh vực xây lắp NLTT nhiều tiềm năng.

Kế hoạch năm 2023 của PVS

Mới đây, Tại đại hội, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Cường đã tiết lộ kết quả ước đạt 6 tháng đầu năm. Theo đó, PVS ước mang về 7.200 tỷ đồng doanh thu, giảm 8%; 740 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 17% so với cùng kỳ.

Chủ Đề