Đánh giá nội dung và nghệ thuật bài bình ngô

Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì? Câu 7 trang 21 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 7 trang 21 thuộc nội dung Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức với cuộc sống [Bài 6: Nguyễn Trãi – "Dành còn để trợ dân này" SGK ngữ văn 10 tập 2].

Câu hỏi:

Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?

[Câu 7 trang 21 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống]

Trả lời:

Cách trả lời 1:

- Bài cáo như một bản tuyên ngôn độc lập: khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc; tuyên bố thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược; tuyên bố hòa bình, mở đầu một triều đại mới.

- Đưa ra một tư tưởng chính nghĩa, nhân nghĩa có thể trở thành một lý tưởng xã hội đến muôn đời.

- Tái hiện lại cả một thời đại lịch sử với đủ những cung bậc đau thương và anh hùng: nhân dân từng lầm than dưới ách đô hộ, rồi cùng đứng lên dưới ngọn cờ khởi nghĩa, đập tan sự xâm lược của kẻ thù, giành lại độc lập, mở đầu một kỷ nguyên mới.

- Tác phẩm đạt đến trình độ mẫu mực của nghệ thuật ngôn từ: lập luận chặt chẽ, giọng văn hào hùng, khí thế, nhịp điệu mạnh mẽ, vang dội.

Cách trả lời 2:

Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Những căn cứ chính của đánh giá đó là:

- Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.

- Văn bản đã khái quát được cuộc chiến 20 năm giành lại độc lập cho đất nước.

- Khẳng định sức mạnh quật cường của dân tộc trước quân xâm lược, làm cho ke thù khiếp sợ và từ bỏ dã tâm thôn tính Đại Việt.

Cách trả lời 3:

Những căn cứ chính để đánh giá tác phẩm là một áng hùng văn:

1. Trên phương diện nội dung:

- Thể hiện ở lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền độc lập dân tộc, độ dày lịch sử của nền văn hiến nước ta;

- Thể hiện ở thái độ căm phẫn, lời tố cáo đanh thép của quân xâm lược;

- Thể hiện ở tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn;

- Thể hiện ở sự thất bại của quân xâm lược;

- Thể hiện ở lòng tự hào trước chiến thắng vẻ vang của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

2. Trên phương diện nghệ thuật:

- Sử dụng thể loại phù hợp diễn tả nội dung hào hùng;

- Sử dụng hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, có sự khái quát cao;

- Sử dụng từ ngữ giàu khả năng gợi tả;

- Sử dụng các biện pháp tu từ như liệt kê nhằm nhấn mạnh ý cần khẳng định.

Xem thêm các nội dung câu hỏi thuộc bài soạn này:

  • Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn?
  • Một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc
  • Chủ quyền dân tộc được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?
  • Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện
  • Ý câu văn Đem đại nghĩa... thay cường bạo có mối liên hệ như thế nào
  • Hành động lật lọng bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?
  • Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết
  • Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo
  • Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy
  • Câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa
  • Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 Bình Ngô đại cáo
  • Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm
  • Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và biểu cảm trong Bình Ngô đại cáo
  • Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 7 trang 21: "Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?" thuộc nội dung soạn bài Bình ngô đại cáo sách Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

Với tác giả, tác phẩm Bình Ngô đại cáo Ngữ văn lớp 10 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Bình Ngô đại cáo gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

Tác giả - tác phẩm: Bình Ngô đại cáo - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

I. Tác giả văn bản Bình Ngô đại cáo

- Nguyễn Trãi [1380 – 1442]

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang [nay thuộc Chí Linh, Hải Dương].

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...

II. Tìm hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo

1. Thể loại: Cáo

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

3. Phương thức biểu đạt: văn biền ngẫu

4. Bố cục:

- Đoạn 1: "Từ đầu... đến Chứng cớ còn ghi": Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.

- Đoạn 2: Từ "Vừa rồi... đến Ai bảo thần nhân chịu được?": Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.

- Đoạn 3: Từ "Ta đây... đến Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều": Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.

- Đoạn 4: Từ Trọn hay... Cũng là chưa thấy xưa nay: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.

- Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.

5. Tóm tắt

Văn bản là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô [Nhà Minh Trung Quốc]. Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

6. Giá trị nội dung:

- Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh

- Ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

7. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật chính luận hùng hồn

- Cảm hứng trữ tình sâu sắc

Quảng cáo

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bình Ngô đại cáo

1. Nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi:

- Bài cáo mở đầu bằng nguyên lí chính nghĩa dựa trên nền tảng là tư tưởng thần dân mà Nguyễn Trãi rất coi trọng

+ Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên nền tảng tình thương và đạo lí.

\=> Theo Nguyễn Trãi, trước hết muốn yên dân thì phải lo trừ bạo để cho dân được sống thanh bình, hạnh phúc. Cứu nước tức cứu dân bởi nước với dân là một.

+ Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với sự nghiệp chống xâm lược. Phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc là phi nghĩa. Chiến đấu chống xâm lược là phù hợp với đạo lí nhân nghĩa.

- Bằng giọng văn hào hùng, Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng tự hào, tự tôn về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta.

+ Chứng minh cho đạo lí nhân nghĩa bằng chính những thất bại thảm hại của Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã Nhi [các tướng giặc].

+ Khẳng định chiến thắng luôn đứng về phía những người đấu tranh bảo vệ chính nghĩa.

2. Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh

- Tác giả vạch trần âm mưu xâm lược, sau đó lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng là đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh.

- Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước đã có từ lâu, vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ", để "mượn gió bẻ măng" cướp đất nước ta của chúng.

\=> Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá thâm độc mà tố cáo chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của giặc Minh

- Tội ác chất chồng của giặc Minh và khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đúc kết

\=> Câu văn đầy tính hình tượng khắc hoạ và nhấn mạnh tội ác của quân thù; đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả.

3. Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn vả những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp

- Hình tượng lãnh tụ Lê Lợi chủ yếu được khắc hoạ trong những ngày đấu dấy nghiệp đầy gian khổ

\=> Hòa hợp giữa con người bình thường và thủ lĩnh nghĩa quân, ông xứng đáng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Lê Lợi thể hiện rất rõ vai trò của một bậc minh chủ..

+ Lê Lợi tự tin, tự nguyện đặt vận mệnh của quốc gia, dân tộc lên vai mình.

+ Nhiệt huyết cứu nước đã trở thành hoài bão cao đẹp của ông.

4. Nguyên nhân dẫn tới thành công của sự nghiệp cứu nước

- Nghĩa quân có sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, của ý thức dân tộc, của mục đích chiến đấu là nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân

- Yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là tài trí mưu lược, phẩm chất anh hùng của chủ tướng Lê Lợi.

5. Quá trình kháng chiến gian khổ và thắng lợi vẻ vang

- Nguyễn Trãi đã vẽ nên toàn cảnh về những ngày tháng cả dân tộc Đại Việt sống trong không khí chiến đấu sôi sục, khẩn trương.

\=> Qua đó khẳng định tính chất chính nghĩa và truyền thống nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc tới âm thanh, nhịp điệu đều mang đậm tính chất anh hùng ca.

+ Độ dài ngắn khác nhau của các câu văn và hàng loạt hình ảnh so sánh được tác giả vận dụng rất linh hoạt nhằm đặc tả khí thế tấn công như vũ bão của quân ta.

+ Thất bại không thể tránh khỏi của giặc cũng được tác giả khắc hoạ tài tình bằng thủ pháp liệt kê chính xác.

\=> Truyền thống nhân nghĩa và tư tưởng hoà bình của dân tộc Đại Việt được thể hiện rất rõ trong đoạn này. Giặc đại bại, thể lòng trời ta mở đường hiểu sinh, cấp thuyền, cấp ngựa cho chúng về nước.

6. Ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến và lời tuyên bố hoà bình

- Chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt đã được lập lại, một thời kì mới của lịch sử đã được mở ra.

- Niềm vui to lớn này là kết quả tất yếu của bao nhiêu gian khổ, hi sinh xương máu, của bao nhiêu chiến thắng của quân dân Đại Việt:

- Nguyễn Trãi cũng đã thể hiện quyết tâm xây dựng nền thái bình muôn thuở của nhân dân Đại Việt.

Quảng cáo

Học tốt bài Bình Ngô đại cáo

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Bình Ngô đại cáo Ngữ văn lớp 10 hay khác:

  • Soạn bài Bình Ngô đại cáo [hay nhất]
  • Bố cục Bình Ngô đại cáo
  • Tóm tắt Bình Ngô đại cáo
  • Nội dung chính Bình Ngô đại cáo

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

  • Tác giả - tác phẩm: Thư lại dụ Vương Thông
  • Tác giả - tác phẩm: Bảo kính cảnh giới – bài 43
  • Tác giả - tác phẩm: Dục Thúy sơn
  • Tác giả - tác phẩm: Nguyễn Trãi – nhà ngoại giao, nhà hiển triết, nhà thơ
  • Tác giả - tác phẩm: Đất rừng phương Nam
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề