Đánh giá võ công trong kim dung

Nhiều môn phái, bang hội trong các tác phẩm của Kim Dung được nhắc lại nhiều lần. Có những phái có thật ngoài đời mặc dù các chi tiết đã được Kim Dung thêm nhiều. Các môn phái, bang hội, giáo phái thường gặp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là:

  • Thiếu Lâm
  • Cái Bang
  • Võ Đang
  • Nga Mi
  • Minh Giáo
    • Nhật Nguyệt thần giáo [có thể là hậu thế của Minh giáo]
    • Thiên Ưng giáo [môn hộ của Minh giáo nhưng sau này giải tán và quay về Minh giáo]
  • Côn Lôn [có nhiều phiên bản gọi là Côn Luân]
  • Không Động
  • Cổ Mộ
  • Thanh Thành
  • Đào Hoa Đảo
  • Điểm Thương
  • Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm:
    • Tung Sơn
    • Thái Sơn
    • Hoa Sơn
    • Hành Sơn
    • Hằng Sơn
  • Đoàn Thị Đại Lý
  • Thiên Long giáo
  • Toàn Chân giáo
  • Vô Lượng kiếm phái [được chia thành hai phe là Đông tông Vô Lượng kiếm và Tây tông Vô Lượng kiếm đều quy phục Linh Tựu cung].
  • Đường Môn
  • Nam Hải kiếm phái
  • Tiêu Dao
  • Thiên Sơn [trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ thì phái Thiên Sơn còn được biết dưới cái tên là Linh Tựu Cung hay Linh Thứu Cung].
  • Tinh Túc
  • Ngũ Độc giáo
  • Thiên Long môn [được chia thành hái phe là Bắc tông và Nam tông].
  • Thanh Tạng
  • Thần Long giáo
  • Tuyết Sơn
  • Trường Lạc bang
  • Thiết Chưởng bang
  • Phục Ngưu
  • Thiết Kiếm môn
  • Long Môn tiêu cục
  • Phước Oai tiêu cục
  • Kim Cương môn
  • Dương Gia

Ngoài ra, còn có một số bang hội, môn phái ít được nhắc đến như Cự Kình bang, Hải Sa bang, Thần Quyền môn, Vu Sơn bang, Ngũ Phượng Đao Cửu môn, Thanh Long phái, Tam Giang bang, Lương Thuyền bang, Hổ Cứ tiêu cục, Yến Vân tiêu cục, Tấn Dương tiêu cục,...

Những môn phái này chia ra hai phe chánh - tà thường xuyên đối chọi nhau, phe chính được kêu là Danh môn chính phái, phe tà bị gọi là Tà ma ngoại đạo. Về chất lượng của các bang, phái, trong truyện Kim Dung thường nhắc đến Thiếu Lâm [mệnh danh là Thái Sơn và Bắc Đẩu trong võ lâm], Cái Bang và Minh Giáo, về môn phái thì Thiếu Lâm là nhất, về bang hội thì Cái Bang mạnh nhất, còn về giáo phái thì Minh Giáo mạnh nhất.

Các nhân vật nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Kim Dung chưa từng nói ai là người có võ công cao nhất trong các bộ truyện của ông. Tuy nhiên, có thể kể ra một số nhân vật có võ công nổi trội, gồm: Vương Trùng Dương [Anh hùng xạ điêu, đứng đầu Thiên hạ ngũ tuyệt, sáng tạo ra Tiên thiên công, tổ sư sáng lập phái Toàn Chân], Độc Cô Cầu Bại [sáng tạo ra Độc Cô Cửu Kiếm, khi sinh thời chưa từng thua bất cứ đối thủ nào], vị sư quét chùa hay còn được gọi là Vô Danh Thần Tăng hay Tảo địa tăng [Thiên long bát bộ, tinh thông tất cả 72 tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm], Trương Tam Phong [Ỷ thiên Đồ long ký, sáng tạo ra môn Thái cực quyền và Thái cực kiếm, tổ sư sáng lập phái Võ Đang, có tu vị võ học hơn trăm năm cùng với thiên tư hơn người về sáng tạo võ công].

Trong cuộc Khảo sát tổng quát về truyện Kim Dung - Tiểu thuyết được yêu thích nhất tại Trung Quốc, trong tổng 2029 phiếu bình chọn khán giả qua mạng [2005] đã chọn ra thập đại cao thủ với võ công tuyệt thế mà Kim Dung đã dựng lên.

1. Vô Danh Thần Tăng

Mặc dù xuất hiện một cách khiêm tốn với bộ áo cà sa cũ nhưng Tảo Địa Lão Tăng [nhà sư quét lá, hay Vô Danh Thần Tăng] là nhà sư võ công cao cường nhất. Ông cũng được cho là nhân vật lợi hại nhất trong tất cả các bộ truyện Kim Dung.

Chỉ xuất hiện vài đoạn ngắn ngủi trong Thiên Long Bát Bộ nhưng ấn tượng mà "đệ nhất cao thủ" này để lại mãnh liệt tới mức những ai mê truyện không thể không nhớ tới. Chưởng đánh gục Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn [những nhân vật võ công cao cường nhất Thiên Long Bát Bộ cho đến thời điểm đó] đủ thấy võ công của Thiếu Lâm Thần Tăng này cao thâm tới mức nào. Một chưởng khác là khi vị lão tăng dùng một tay đỡ đòn Hàng Long Thập Bát Chưởng của Kiều Phong mà chỉ lui vài bước. Ông cũng chính là vị sư Thiếu Lâm duy nhất luyện thành 72 tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm.

2. Độc Cô Cầu Bại

Độc Cô Cầu Bại không hiện diện trực tiếp trong tiểu thuyết mà chỉ được hồi tưởng qua lời kể của các hậu bối. Ông được đề cập trong hai bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồ và được nhắc đến ngắn gọn trong bộ Lộc đỉnh ký.

Ông được Kim Dung mô tả là cao thủ số 1 trong võ lâm, chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Môn võ công tối cao nhất của ông là Độc Cô Cửu Kiếm do chính ông sáng tạo ra.

Danh xưng Độc Cô Cầu Bại hàm ý về một cao thủ cô độc vì đã đạt đến trình độ đệ nhất, chỉ mong được một lần bại trận trong đời. Song trong suốt cả cuộc đời, ước mơ "giản dị" này của ông cũng chưa từng được hiện thực hóa. Cả đời ông phải sống trong cô độc trên đỉnh cao của võ học. Trong những năm đỉnh cao nhất của võ học đời mình, Độc Cô Cầu Bại tuy là một kiếm gia nhưng không cần sử kiếm cũng phát huy được những chỗ tinh tế và lợi hại nhất của Độc Cô Cửu Kiếm.

Sau này, các truyền nhân của ông là Dương Quá, Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung đều là những đệ nhất cao thủ, kiếm pháp vô địch thiên hạ. Điều này cũng đủ để cho thấy sức mạnh của ông lợi hại như thế nào.

3. Tiêu Phong

Là bang chủ của phái Cái Bang, sở hữu phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ và sức mạnh đặc biệt trong võ thuật, Kiều Phong được cả giang hồ kính nể về tài nghệ võ công lẫn nghĩa khí.Câu nói Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung đã thành nổi tiếng không ai không biết trong chốn giang hồ [tên tuổi Kiều Phong được xếp trước cả dòng họ Mộ Dung, một võ học danh giá ở Giang Nam].

Với tuyệt chuyêu võ công Giáng Long Thập Bát Chưởng lĩnh ngộ ở mức tối đa. Hơn Hồng Thất Công, Quách Tĩnh bội phần. Không chỉ thế, nhờ 1 nền tảng nội lực thâm hậu và thiên khiếu võ học, những môn nào chàng thi triển đều đạt uy lực xưa nay hiếm có, kể cả những chiêu thức phổ thông bình thường.

4. Trương Tam Phong

Trương Tam Phong là một trong những nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa, được Kim Dung đưa vào sách. Ông tên thật là Trương Quân Bảo, lần đầu xuất hiện trong truyện Thần điêu hiệp lữ. Ông được sư phụ - Giác Viễn đại sư - truyền dạy một phần của Cửu Dương chân kinh. Cộng thêm với trí tuệ trác tuyệt, ông lập nên phái Võ Đang lưu danh muôn thuở.

Trong truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Kim Dung mô tả rõ hơn về nhân vật này. Khi ấy Trương Tam Phong đã trăm tuổi, nội công đã tu tập đến mức “lô hỏa thuần thanh”, võ công đã đứng đầu thiên hạ. Các đệ tử của ông là Võ Đang thất hiệp cũng là những cao thủ số 1 thiên hạ, võ công ngang ngửa với cả các thần tăng của Thiếu Lâm Tự.

Trong những năm cuối đời mình, ông còn sáng tạo ra môn võ Thái cực quyền và Thái cực kiếm vô địch thiên hạ. Nguyên lý của 2 môn võ học này hoàn toàn tương phản với võ học đương thời là lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương. Trương Tam Phong lợi hại tới mức chính Kim Dung từng khẳng định rằng ông là một nhân vật ngàn năm trước không ai hơn và ngàn năm sau cũng chẳng có ai sánh bằng.

5. Đông Phương Bất Bại

Đây là nhân vật phản diện duy nhất không thể không nhắc đến trong thập đại cao thủ của truyện Kim Dung. Nhân vật này xuất hiện trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, là giáo chủ của Nhật Nguyệt thần giáo.

Chỉ cần nghe đến 4 chữ Đông Phương Bất Bại thì tất cả võ lâm chính phái và tà phái đều cảm thấy run sợ và kính nể. Bởi thế, một mình Đông Phương Bất Bại lãnh đạo Nhật Nguyệt thần giáo nhưng vẫn trở thành đối trọng của cả võ lâm Trung Nguyên. Ngay cả các đại cao thủ như Nhậm Ngã Hành [giáo chủ đời trước của Nhật Nguyệt thần giáo], Phương Chứng đại sư [phương trượng Thiếu Lâm Tự], giáo chủ phái Võ Đang là Xung Hư đạo chưởng và Tả Lãnh Thiền [giáo chủ phái Tung Sơn] đều thừa nhận Đông Phương Bất Bại là cao thủ số 1 thiên hạ.

Môn võ công mà Đông Phương Bất Bại tu luyện chính là Quỳ hoa bảo điển. 3 đại cao thủ là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành và Hướng Vân Thiên cùng hợp lực nhưng cũng không thể chạm vào vạt áo của Đông Phương Bất Bại trong cuộc quyết đấu tại Hắc Mộc Nhai. Chỉ khi Nhậm Doanh Doanh dùng mưu kế, hắn ta mới thất bại.

6. Trương Vô Kỵ

Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Trương Vô Kỵ được giới thiệu là con trai Trương Thúy Sơn của môn pháp Võ Đang. Bị trúng độc chưởng từ nhỏ, chàng cùng Trương Tam Phong đi khắp nơi tìm phương pháp chữa trị. Bước ngoặt trong hành trình luyện võ của Trương Vô Kỵ là khi chàng vô tình tìm được Cửu Dương chân kinh - võ học trước kia Trương Tam Phong chỉ luyện được một phần. Sau đó, chàng học được Càn khôn đại na di - môn võ uy trấn của Minh giáo, võ công tiếp tục tiến triển.

Sau khi gặp lại Trương Tam Phong, Vô Kỵ còn được ông truyền thụ cho hai môn Thái cực quyền và Thái cực kiếm. Cuối truyện, chàng được tôn là minh chủ võ lâm, thống lĩnh quần hùng.

7. Dương Quá

Là nhân vật chính của Thần điêu hiệp lữ, với tư chất thông minh, từ đầu truyện, Dương Quá nhanh chóng học được nhiều môn võ của các cao thủ như Âu Dương Phong, Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư... Nhờ chỉ dẫn của thần điêu, Dương Quá biết được cách luyện công của tiền bối Độc Cô Cầu Bại. Từ đó, võ công chàng tăng tiến, đạt đến cảnh giới rất cao.

Trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ, Dương Quá đã sáng tạo ra môn võ công Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng, sau đó đánh bại Kim Luân Pháp Vương trong trận chiến Tương Dương. Trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, Dương Quá được tôn là Tây Cuồng - một trong Thiên hạ ngũ tuyệt [thay thế cho danh xưng Võ lâm ngũ bá].

8. Phong Thanh Dương

Ông là thái sư thúc tổ của Lệnh Hồ Xung, đại diện cho phe Kiếm tông của phái Hoa Sơn. Phong Thanh Dương tính tình phóng khoáng, thích tự do và nắm giữ bí kiếp Độc Cô Cửu Kiếm. Nhờ duyên kỳ ngộ, Lệnh Hồ Xung đã tiếp thu toàn bộ Độc Cô Cửu Kiếm từ Phong Thanh Dương và trở thành cao thủ võ lâm.

9. Châu Bá Thông

Chu Bá Thông là một nhân vật có thật trong lịch sử, song tư liệu về ông rất ít. Trong Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông được xây dựng là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử.

Chu Bá Thông mang hình hài của một lão ông, nhưng tâm hồn của một đứa trẻ con ngốc nghếch, ham chơi. Nhưng lão lại là kẻ trời sinh hiếu võ, hễ gặp môn võ công nào mới mẻ, lão sẽ say mê tìm hiểu, học tập tới quên ăn, quên ngủ. Thậm chí, lão còn tự sáng tạo cho mình một lộ võ công riêng lợi hại. Tuy nhiên lộ võ công này lại chỉ xuất phát từ thói ham chơi, sự buồn bã của Bá Thông.

Ông là người sáng chế ra món võ công Không Minh Quyền, đặc biệt là môn Song Thủ Hỗ Bác, môn võ công kỳ dị chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng. Vậy mà môn võ công ấy lại trở thành một tuyệt học vô cùng lợi hại, khiến người sử dụng như được nhân đôi sức mạnh, khi mà hai tay đồng thời sử dụng được hai tuyệt kỹ khác nhau để tấn công.

Bản lĩnh võ công của Chu Bá Thông cao tới mức cả Đông Tà, Bắc Cái, Tây Độc và Nam Đế đều cam bái hạ phong.

10. Lệnh Hồ Xung

Là nhân vật được yêu thích với trí thông minh, tính cách phóng khoáng, lãng tử, Lệnh Hồ Xung là bậc đại cao thủ về kiếm thuật. Chàng được thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương truyền cho môn kiếm pháp Độc Cô cửu kiếm. Về sau, chàng mất hết võ công do trọng thương.

Một lần vô tình bị giam dưới Tây Hồ, chàng học được Hấp Tinh đại pháp do Nhậm Ngã Hành ghi lại bí kíp. Từ đó, chàng chữa được chấn thương, võ công tăng vượt bậc. Sau này, Lệnh Hồ Xung còn được Phương Chứng đại sư - chưởng môn phái Thiếu Lâm - truyền cho Dịch Cân Kinh để chữa di chứng của Hấp tinh đại pháp.

Ai là người có võ công cao nhất trong Kim Dung?

Tuyệt kỹ bậc nhất của ông là Hàm Mô Công. Ngoài ra, ông ta có khả năng dụng độc cực cao, chế ra các loại thuốc độc không ai giải được, y bị người trong giang hồ gọi là Lão Độc Vật. Võ công của ông ta dựa trên các loài vật độc trên nhân gian. Hàm Mô Công là công phu ưng ý nhất của Âu Dương Phong.

Thiên hạ ngũ tuyệt gồm những ai?

Từ đây, Thiên hạ ngũ tuyệt được định ra gồm: Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công, Trung Thần Thông Vương Trùng Dương.

Võ công gì phải tử cung?

Để luyện Quỳ Hoa Bảo Điển, người nam phải “dẫn đao tự cung” [tự cắt của quý]. Vì đây là loại võ công mang tính dương tà, khi luyện hơi nóng sẽ bốc lên ngùn ngụt nên phải tự cung để tránh tẩu hỏa nhập ma.

Thần Võ Lâm là ai?

Võ Lâm Phật Gia là môn võ có đầy đủ về ba mặt: Tự vệ-Thể thao–Đạo hạnh để rèn luyện con người. Võ Lâm đào tạo con người được cả nghề lẫn nết, không chiến đấu giữ thân thì cũng khỏe mạnh thể chất, minh mẫn tinh thần, sống có tác phong đạo đức.

Chủ Đề