Danh sách các huyện nghèo năm 2023

Đây là một trong những mục tiêu được nêu tại Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của UBND tỉnh Phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

UBND tỉnh phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Ảnh minh họa

Theo đó, Đề án giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 xác định rõ, giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau; thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững là điều kiện để hoàn thành mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc.

Thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, khắc phục những khó khăn, phát huy tiềm năng, thế mạnh, tính sáng tạo của các địa phương trong quá trình thực hiện. Lấy người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo là trung tâm, là chủ thể trong thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh; cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và giúp đỡ của cộng đồng xã hội thì tinh thần trách nhiệm, tính chủ động trong học tập, nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng lao động, kiến thức tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống và ý thức tự vươn lên của bản thân các hộ nghèo, hộ cận nghèo là nhân tố quyết định thành công của công tác giảm nghèo.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, gắn với thực hiện các chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, theo phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững nhằm tạo điều kiện cho các huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký chương trình phối hợp.

 thực hiện hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng

đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.

Mục tiêu chung của Đề án là thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, trọng tâm là ở các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, khu vực nông thôn; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển kinh tế, tạo việc làm, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mục tiêu cụ thể đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm bình quân trên 3%/năm, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 4%/năm trở lên. Phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4%/ năm trở lên. Đến hết năm 2023 không còn người có công với cách mạng thuộc đối tượng là hộ nghèo.

Đề án xác định những nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân ở các huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập; trọng tâm là thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ tạo sinh kế, phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và đề án, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất, góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng, kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là các huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn và giúp cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng cao trình độ, kỹ năng lao động, kỹ năng tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống và có điều kiện tham gia các chương trình, dự án phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững ngay trên mảnh đất và quê hương mình.

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo nguyên nhân dẫn đến nghèo và mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo. Trong đó quan tâm thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp về hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm; tín dụng ưu đãi; chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ hộ nghèo thiếu đất sản xuất; hỗ trợ về nhà ở, về y tế, giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, kiến thức cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo; chú trọng các biện pháp tuyên truyền, vận động để các hộ nghèo nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân, từ đó chủ động trong tham gia các chương trình hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các thức tổ chức cuộc sống, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Nghiên cứu có cơ chế hoặc hình thức phủ hợp để cổ vũ, động viên, khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Đề án nêu 7 nhóm giải pháp thực hiện, cụ thể: Thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, giải pháp hỗ trợ người dân, hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập;  Thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong thực hiện công tác giảm nghèo;  Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng, doanh nghiệp, cộng đồng; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực giảm nghèo; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy tính chủ động, tham gia tích cực của Nhân dân về thực hiện giảm nghèo bền vững; Huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện Đề án.

Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên 1.301 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương trên 1.095 tỷ đồng. Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân, nhân dân đóng góp trên 205 tỷ đồng…

PV

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề