Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào để miêu tả một bông hoa

Một trong những phần kiến thức Tiếng Việt quan trọng mà học sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu đó là đặc điểm và cấu trúc câu “Ai thế nào?”. Để làm rõ hơn nội dung câu Ai thế nào, Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào? qua bài viết sau đây để các bạn học sinh cũng như phụ huynh dễ hình dung hơn khi tìm hiểu.

Định nghĩa về câu Ai thế nào?

Ai thế nào là câu được sử dụng rất phổ biến trong văn học cũng như cuộc sống hàng ngày với chức năng giao tiếp thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

Đặc điểm câu ai thế nào?

Câu ai thế nào gồm có hai bộ phận là bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” và bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?”.

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?” thường nhằm chỉ người, vật và trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?. Bộ phận thường đứng ở đầu câu.

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?” là từ, các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái và dùng để trả lời cho câu hỏi thế nào?

Để làm rõ hơn về khái niệm cũng như đặc điểm của câu ai thế nào bài viết sẽ Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào để độc giả tham khảo:

+ Những bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm mai.

+ Bạn Chinh rất cần cù, siêng năng trong học tập cũng như khi làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ ở nhà.

+ Bạn Thanh Hà là người rất chăm chỉ, cần cù, siêng năng.

Trên đây là nội dung Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào? để quý độc giả có thể hiểu được đầy đủ và chi tiết hơn.

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

a, Để miêu tả một bác nông dân.

b, Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

c, Để miêu tả một buổi sớm mùa đông.

Các câu hỏi tương tự

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả:

c. Một buổi trưa mùa hè.

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả:

a. Một bụi tre.

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả:

b. Một dòng sông.

Bài 1 . Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? Để miêu tả :

- Một bạn học sinh.

- Một buổi sớm mùa đông .

- một bác thợ mộc 
- Một con vật mà em yêu thích .

- Mặt trời mới mọc 

bài 2 . Dùng mỗi từ sau đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

Hoa mai vàng , sân trường, ánh nắng , cánh đồng lúa , học sinh , thơm thoang thoảng, nhút nhát , rực rỡ, cần cù và Dũng cảm , xanh rờn

Bài 3 : Dùng mỗi từ sau để dặt cậu theo mẫu Ai làm gì ? ( chạy nhảy , học bài và học múa , bắt sâu , xuống núi đi ngủ .

                                                                                    Tập làm văn

bài 1 . Viết một bức thư ngắn hồ cô giáo ( thầy giáo ) đã dạy em trong những năm học trước nhân ngày 20-11 .

Gợi ý:

-Dòng đầu như : Nơi gửi , ngày …… tháng …… năm ……

- Lời xưng hô với người nhận thư (VD: Cô giáo Mai Anh kính mến, hoặc Thầy Lăng kính mến ,…) 

- Nội dung thư ( 4-5 dòng : Thăm hỏi , báo tin tới thầy cô . Lời chúc và hứa hẹn 

- Cuoiis thư ; lời chào  chữ kí và tên 

 Bài 2=Viết  một đoạn văn ngắn ( 7 đến 10 câu ) kể lại việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường 

bài 3: kể về người hàng xóm em yêu thích 

Viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây:

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Câu hỏi 2: (Trang 145 SGK tiếng việt lớp 3 tập 1) – Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Phần soạn bài luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy trang 145 SGK tiếng việt tập 1.

Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả:

a) Một bác nông dân.

b) Một bông hoa trong vườn.

c) Một buổi sớm mùa đông.

Trả lời:

a) Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.

b) Một bông hoa trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

c) Một buổi sớm mùa đông trở nên ấm áp vì có nắng vừa hửng lên.

(BAIVIET.COM)

Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào để miêu tả một bông hoa
Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.

Câu trả lời đúng nhất:

- Một bông hoa trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

- Một bông hoa trong vườn héo khô.

- Một bông hoa trong vườn đang khoe sắc.

Để hiểu rõ hơn về cách đặt câu, mời bạn cùng Top lời giải tìm hiểu về các căn cứ về kiểu câu theo mẫu ai thế nào nhé!

1. CâuAi thế nào là câu gì?

Ai thế nào là câu được sử dụng rất phổ biến trong văn học cũng như cuộc sống hàng ngày với chức năng giao tiếp thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

2. Một số căn cứ phân biệt câu Ai thế nào?

+ Căn cứ thứ nhất:

Câu kiểu Ai thế nào? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?

>>> Xem thêm: Đặt câu ai thế nào nói về anh Kim Đồng

+ Căn cứ thứ 2:

- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu (đối với những câu không có phần phụ)

- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất (vì các em chưa biết khái niệm tính từ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

+ Căn cứ thứ 3:

- Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

- Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

+ Một số lưu ý:

- Có những câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?

>>> Xem thêm:Đặt câu theo mẫu ai thế nào để miêu tả

3. Đặt câu theo mẫu Ai Thế nào để miêu tả một bông hoa trong vườn

- Một bông hoa trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

- Một bông hoa trong vườn héo khô.

- Một bông hoa trong vườn đang khoe sắc.

4. Một số ví dụ cụ thể

- Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật (định ngữ ) làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?

Ví dụ 1: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.

Với câu này học sinh thường xác định bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là vườn hoa. Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để tìm bộ phận trả lời câu hỏi ai như sau:

Tôi đưa ra câu hỏi: vườn hoa thế nào ? để học sinh trả lời.

Khi đó bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là của nhà Lan rất đẹp Không hợp lí

Lúc đó tôi khẳng định của nhà Lan là phần phụ giải thích rõ cho ta thấy Vườn hoa của ai rất đẹp. Ta phải đưa của nhà Lan vào bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? Khi đó câu hỏi đúng là: Vườn hoa của nhà Lan thế nào? và bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là: rất đẹp hợp lí.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?

Ví dụ 2: Những cánh hoa rơi lả tả / Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.

Trong hai câu này có từ rơi, phủ là từ chỉ hoạt động nhưng không có từ chỉ đặc điểm tính chất hoặc trạng thái vậy ta không thể xác định ngay là câu kiểu Ai thế nào? mà dễ xác định nó là câu kiểu Ai làm gì?

Để học sinh khỏi nhầm lẫn tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi:

Những cánh hoa làm gì? Câu trả lời không hợp lí.

Những cánh hoa thế nào? ta có thể trả lời được, hợp lí: Những cánh hoa rơi lả tả.

Chú gà trống nhà em làm gì? Không thể trả lời là chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.

Chú gà trống nhà em thế nào? ta có thể trả lời được, hợp lí: Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.

Hơn nữa rơi không phải là hoạt động mà Những cánh hoa chủ động làm được hoặc đang làm, phủ không phải là hoạt động mà chú gà trống nhà em chủ động làm được hoặc đang làm. Các câu đó miêu tả đặc điểm, trạng thái của chú gà trống và những cánh hoa.

Vậy các câu đó không phải là câu kiểu Ai làm gì ? mà là câu kiểu Ai thế nào?

- Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì? và xác định nhầm các bộ phận câu.

Ví dụ 3: Tiếng suối chảy rì rào.

Trong câu này có từ chỉ hoạt động chảy ngay sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nên nhiều học sinh xác định câu này là câu kiểu Ai làm gì ?

Tiếng suối chảy rì rào.

Cái gì ? làm gì ?

Học sinh xác định như vậy là sai. Tôi hướng dẫn học sinh như sau:Tiếng suối chỉ âm thanh mà tai ta nghe được vậy nó có chảy được không? (không). Khi đó chảy phải đi với tiếng suối để bổ nghĩa cho tiếng suối, ta có Tiếng suối chảy là bộ phận trả lời câu hỏi Ai (Cái gì)?. Phần còn lại là từ chỉ đặc điểm tính chất nên ta xác định được:

Tiếng suối chảy rì rào.

Cái gì ? thế nào?

Để kiểm tra lại tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Cái gì rì rào? (tiếng suối chảy)

Tiếng suối chảy thế nào? (rì rào)

Các câu hỏi đặt ra đều có câu trả lời hợp lí. Vậy câu trên là câu kiểu Ai thế nào?

Ví dụ 4: Mẹ em như một cô tiên dịu dàng và chăm chỉ.

Tôi hướng dẫn học sinh tương tự như trên để học sinh xác định được câu đó là câu kiểu Ai thế nào ?

- Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào ?

Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ?

Ví dụ 5: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.

Tôi hướng dẫn học sinh xác định các bộ phận câu: Bạn Thanh Hoa là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Phần còn lại là: là người rất chăm chỉ có từ là đứng đầu và câu này dùng để giới thiệu về Bạn Thanh Hoa, từ chỉ đặc điểm tính chất (rất) chăm chỉ chỉ là phần phụ nói rõ Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? Câu này là câu kiểu Ai là gì?. Rất chăm chỉ chỉ là bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?: Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? (rất chăm chỉ ).

Tôi nhấn mạnh, cho học sinh thấy cả hai câu trên đều có từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng không phải là câu kiểu Ai thế nào? mà là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ? có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?

- Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?

Ví dụ 6: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.

Học sinh thường xác định Đàn bò là bộ phận trả lời câu hỏi Ai(cái gì ,con gì)? còn lông mượt như tơ đang gặm cỏ là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Khi đó tôi yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò thế nào? (lông mượt như tơ đang gặm cỏ) không hợp lí.

Tôi hướng dẫn học sinh xác định câu này muốn nói với chúng ta Đàn bò ấy đang gặm cỏ. Hoạt động chính là đang gặm cỏ còn lông mượt như tơ chỉ là đặc điểm của Đàn bò đang gặm cỏ, lông mượt như tơ chỉ là phần phụ bổ nghĩa cho Đàn bò của anh Hồ Giáo. Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải câu kiểu Ai thế nào? Và để khẳng định lại tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi tìm các bộ phận.

---------------------------------------

Trên đây Top lời giảiđã cùng bạn tìm hiểu về cách đặt câu ai thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt!